Bi kịch sau những đêm “ngủ thăm” của sơn nữ
“Một khi hai người đã nằm bên nhau trong màn đêm như vậy thì khó lòng tránh khỏi. Ban đầu cô nào cũng ngại ngùng, nhưng nhiều trường hợp các cô gái tự chủ động “bật đèn xanh” cho đối phương, vì vậy không tránh khỏi được việc mang bầu”, ông Đại cho biết.
Từ ngủ thăm…
Xã Mường Lý là nơi tận cùng của huyện (huyện Mường Lát, Thanh Hóa), đường sá khó khăn đến nỗi cán bộ tỉnh, huyện lên thăm phải hành quân bằng xe máy qua con đường “độc đạo” mới có thể vào được trung tâm xã.
Ông Đinh Công Đại, Chủ tịch UBND xã Mường Lý gặp chúng tôi cũng ngán ngẩm mà nói rằng: Ở đây chẳng mấy khi có người lạ đến. Xa xôi đến nỗi năm thì mười hoạ mới thấy cán bộ huyện ghé bản.
Cũng từ chỗ khó khăn mà đến nay Mường Lý vẫn đang còn tồn tại tục ngủ thăm.
Ông Đại và đứa con gái nuôi
Bản Trung Tiến 1 có 70 hộ dân thì chiếm tới 69 hộ là dân tộc Thái vì vậy tục ngủ thăm gần như vẫn còn nguyên vẹn.
Ban ngày, bản Trung Tiến 1 yên bình lắm, nhưng buổi tối nơi đây lại náo nhiệt đến lạ thường bởi từng tốp thanh niên bản đi tán tỉnh, ngủ thăm.
Sa Thị T. là cô gái được coi là xinh nhất bản, tối nào nhà T. cũng có cả chục thanh niên tới “xí chỗ”. T năm nay chỉ mới 14 tuổi.
Theo phong tục ngủ thăm của người Thái thì ai cũng ngủ thăm được. Có điều người con trai đó phải chinh phục được trái tim của cô gái mới được phép ngủ thăm.
Video đang HOT
Mặc dù là phong tục của làng, song người ta cũng không dám chắc việc ngủ thăm của người Thái không có biến tướng. Đến nỗi ông chủ tịch xã cũng thừa nhận rằng việc “ăn cơm trước kẻng” từ tập tục ngủ thăm là có và rất phổ biến ở vùng núi xa xôi này.
Những cô gái, chàng trai miền sơn cước chỉ 14-15 tuổi đã ngủ thăm.
Theo ông Đại, điều đáng lo ngại là thời gian gần đây trên địa bàn xã có nhiều công trình thi công, các công nhân công trường lợi dụng phong tục ngủ thăm để làm chuyện bậy ở các bản làng dẫn đến hậu quả khó lường. Nguy hiểm hơn là tiềm ẩn bệnh tật khắp nơi.
Bi kịch sau phong tục
Nói về chuyện ngủ thăm, ông Đại luôn tự hào đó là một nét văn hoá. Song những năm gần đây ông lại trăn trở nhiều hơn về sự biến tướng từ phong tục.
Đơn cử, đã không ít người lợi dụng vào ngủ thăm để ‘làm bậy’ khiến con gái bản mang thai. Họ giả vờ yêu thương, rồi ngủ thăm, đến lúc con gái người ta có bầu thì nó cũng “bùng” mất.
Điển hình tại bản Trung Tiến 1, cách đây 2 năm trước xảy ra cái chết của cô gái Lường Thị D. đang mang thai khiến người dân vô cùng đau xót. Cô gái này vừa tròn 16 tuổi.
Ngày đó, xã Mường Lý có công trình đang thi công. Công nhân dưới xuôi lên làm nhiều lắm, tối nào họ cũng vào trong bản tán tỉnh con gái, nói lời yêu thương.
Đến khi cô D. đồng ý và cho ngủ thăm, một thời gian sau cô gái mang thai cũng là lúc công trình hoàn thành thì chàng trai này cũng “quất ngựa truy phong” để lại hậu quả sau đêm ngủ thăm là đứa con trong bụng ngày một phát triển.
Không thấy “chồng hờ” lên thăm, cũng không địa chỉ liên lạc. Tủi nhục cho số phận, người con gái đã tự kết liễu đời mình bằng việc ăn lá ngón.
Câu chuyện đau lòng này đến nay người bản Trung Tiến 1 vẫn còn nhớ mãi.
Chỉ tính trong năm 2012, xã Mường Lý đã có gần chục trường hợp ngủ thăm thành… ngủ thật.
“Một khi hai người đã nằm bên nhau trong màn đêm như vậy thì khó lòng tránh khỏi. Ban đầu cô nào cũng ngại ngùng, nhưng nhiều trường hợp các cô gái tự chủ động “bật đèn xanh” cho đối phương, vì vậy không tránh khỏi được việc mang bầu”, ông Đại cho biết.
Xã Mường Lý, nơi đang tồn tại phong tục ngủ thăm rõ rệt.
Từ bi kịch ngủ thăm đến ngủ thật, đến nay người ta vẫn nói đùa ông chủ tịch xã ‘vỡ kế hoạch’. Ở cái tuổi gần 50, ông Đại đã có hai đứa con lập gia đình.
Tuy nhiên, đến nay ông vẫn còn đứa con gái nuôi mới hơn 4 tuổi, đó là kết quả của một đôi trai gái ngủ thăm.
Hà Thị S., bản Nàng 1 trước đây là cô gái đẹp nhất bản. Nhiều thanh niên làng tán tỉnh nhưng S. không ưng bụng. Mãi đến khi Hà Văn C. (huyện Quan Hoá) lên nhà anh em ở bản Nàng 1 chơi thấy S. xinh xắn, mang lòng yêu thương, tán tỉnh.
Hai người yêu nhau một khoảng thời gian dài, đến nỗi mỗi khi C. lên chơi nhà đều ngủ lại với S.
Bố mẹ S. cũng đã nhất chí cho hai đưa đến với nhau, tuy nhiên gia đình C. không đồng ý và bỏ mặc S. với cái thai sắp đến ngày sinh nở.
Con của S. được ra mà không biết mặt bố, mẹ lại không đủ khả năng nuôi. Ông Đại đành phải nhận đứa bé này về nuôi, đến nay cháu đã được hơn 4 tuổi.
“Mình làm thế này không phải để dung túng hay cổ xuý cho việc ngủ thăm. Nhưng cứ nghĩ chúng nó vứt con đi thì tội lắm, mình nhận về nuôi cũng là để cho mẹ nó đi thêm bước nữa đỡ lỡ một đời con gái”, ông Đại tâm sự.
Theo dantri
Gặp đại gia "ngông" nhất xứ Mường Lát
Một thời vợ chồng, con cái phải dắt díu nhau di cư từ huyện Bắc Hà (Lào Cai) về bản Pom Khuông, xã Tam Chung, huyện vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa) làm ăn sinh sống, đến này Giàng A Páo đã trở thành đại gia xứ Mường.
Bắt đất hoang "nở hoa"
Bản Pom Khuông nằm không xa thị trấn là mấy, song nơi đây lại rất hoang vu, hẻo lánh. Để vào được "lãnh địa" của đại gia xứ Mường chúng tôi phải qua những con dốc dựng đứng, ngoằn nghèo. Căn nhà của Giàng A Páo khá khang trang, nằm ngay cạnh đường chính của bản.
Mới gặp, chúng tôi không nghĩ ông năm nay đã ngót nghét tuổi lục tuần. Chúng tôi hỏi ông chuyện làm giàu, ông khiêm tốn: "Ta thấy đất bỏ hoang, không ai làm ta làm thôi mà. Ai cũng cứ gọi ta đại gia, chứ thực ra có đại gia đâu".
Ông Giàng A Páo
Giàng A Páo sinh ra, lớn lên ở huyện Bắc Hà (Lào Cai). Năm 1992, gia đình lúc ấy nghèo đến nỗi hạt thóc, củ khoai cũng không có để ăn nên ông quyết định cùng vợ con dắt díu nhau đi dọc triền núi cao để tìm đất sinh sống.
Đến bản Pom Khuông, gia đình ông quyết định dừng chân. Nghĩ lại ngày tháng đặt chân lên mảnh đất này ông vẫn còn ngao ngán.
Thời điểm ấy Mường Lát hoang sơ lắm, cọp, beo lúc đó còn nhiều hơn cả con người sinh sống. Nó không chỉ phá ruộng, đồi của mình, nó còn bắt hết cả lợn, gà... thậm chí người làm trên nương, rẫy không cẩn thận cũng bị hổ vồ khi nào không biết.
Đồng bào dân tộc nơi đây cái bụng ăn cũng chưa đủ no, con chữ lại ít, chỉ biết vào rừng săn bắt, đào củ ấu, củ măng, hái lá rừng về ăn.
"Củ trong rừng đào mãi cũng hết, con hươu, con hoẵng cũng ngày một tuyệt chủng. Để duy trì được cuộc sống, gia đình thì phải tự nuôi gia súc, gia cầm và trồng rừng như vậy mới có thể tồn tại được", ông kể lại.
Từ suy nghĩ trên, ông bàn với vợ. Hai vợ chồng ngày đêm khai hoang diện tích đất rừng để trồng rau, đào ao thả cá, nuôi gà, lợn...
"Ngày đó khai hoang đến đâu ta trồng cây đến đó. Ban đầu, vợ chồng ta trồng hơn 1ha lúa nương. Thấy lúa không năng suất, ta lại bàn với vợ khai hoang thêm 1ha nữa để trồng lúa nước.
Để chủ động được nước tưới, ta lại đào mương dẫn nước về ruộng, xuống huyện mua giống lúa mới và học cách gieo trồng. Giải quyết được cái đói, cả nhà lại tiếp tục lên những ngọn núi cao hơn để khai hoang...", ông Páo cho biết.
Ở bản Pom Khuông lúc bấy giờ chỉ vỏn vẹn gần chục nóc nhà, nhà này cách nhà kia cũng cả ngày đường. Ông bảo, ngày đó có tiền cũng chẳng biết làm gì. Chợ búa không có, muốn mua được ít đồ ăn tươi phải đi bộ cả ngày mới ra được thị trấn.
Từ chỗ có tiền, ông mua con trâu về cày bừa, mua vài con dê về chăn thả, ngăn suối, đào ao thả cá... Hiện nhà ông đã có 3 ao thả cá. Ban đầu, ông chỉ nuôi cá để phục vụ bữa ăn trong nhà, nhưng thấy cá lớn nhanh, lại dễ nuôi, nên sau đó năm nào nhà ông cũng có hàng tạ cá bán cho bà con trong bản.
Không chỉ thả cá, đến nay nhà ông còn có hơn 2ha rừng luồng, xoan, lát. Ông nuôi gần trăm con trâu, bò, dê làm luôn trang trại trong rừng nhà mình, mỗi năm trừ hết chi phí, gia đình ông bỏ túi 120- 150 triệu đồng. Mới đây, ông còn bỏ ra hàng trăm triệu mua ô tô tải cho con trai cả chạy xe. Tính sơ, tài sản nhà ông có bạc tỷ.
Không chỉ làm giàu cho riêng mình. Từ mô hình vườn, ao, chuồng nhà mình ông đã hướng dẫn cho bà con thôn bản cùng làm giàu. Nhiều gia đình trong bản Pom Khuông không có vốn, ông cho mượn bò mẹ về nuôi, bò đẻ ông cho họ con bê, như nhà anh Lý, anh Chơ, Phừ, anh Tụa....
Tính đến nay, ở bản Pom Khuông đã có gần chục nhà làm được trang trại nhỏ, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng.
Hiến 500m2 đất xây nhà văn hoá
Giàng A Páo, người ta biết đến cái tên này không phải vì ông là đại gia, mà ông còn được biết đến là một người chơi "ngông". Ngông ở đây không phải theo kiểu giang hồ. Cái ngông của ông thể hiện bằng việc hiến 500m2 đất cho bản xây nhà văn hoá.
Ông Páo đang khoe về nhà văn hóa mới xây
Ông Páo cho biết, bản Pom Khuông nằm biệt lập so với xã Tam Chung, đường sá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp kém nên kéo theo đời sống người dân còn khổ, thu nhập dựa vào nông nghiệp và nương rẫy là chính nên để xây được một nhà văn hoá khang trang là rất khó khăn.
Hơn nữa, xuất phát từ chỗ do không có nhà họp thôn nên việc hội họp, bà con lại phải mượn nhà dân, vừa chật chội, vừa bất tiện cho gia đình. Bên cạnh đó, nhiều lớp tập huấn đưa đến thôn đều bị chuyển sang các thôn khác vì không mượn được nhà.
Mong ước có một ngôi nhà văn hoá sinh hoạt cộng đồng để hội họp phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi... đã trở thành trăn trở của người dân trong bản.
Trước thực tế đó, xã Tam Chung có chủ trương chọn một địa điểm trung tâm để xây dựng nhà văn hoá ở các bản, nhưng nỗi băn khoăn lớn nhất của bản Pom Khuông là chưa có mặt bằng xây dựng.
Nhận thấy ý nghĩa của việc có nhà văn hoá, năm 2011 ông Páo đã bàn bạc với gia đình tặng 500m2 đất tại khu đất vườn nhà mình để giúp thôn có mặt bằng xây dựng nhà văn hoá đúng quy cách, có sân chơi và công trình phụ trợ.
Ông Páo tâm sự: "Mới đầu ta cũng tiếc lắm chứ, nhìn cái cây trồng đang lên tươi tốt mà phải chặt đi, cái bụng mình nó khó nói lắm, nhưng phải vì cái chung, vì tương lai của con, của cháu, của bà con dân bản mình nên ta làm".
Rồi ông lại giải thích: "Cái cây ta chỉ cần trồng, chăm sóc nó là nó lại lên tốt, chứ cái nhà văn hoá này thì khó lắm, mình bản ta không làm được đâu. Ta hiểu, trong niềm vui chung của bà con dân bản khi được sinh hoạt, hội họp trong nhà văn hoá, ta đã tìm thấy niềm vui của riêng mình, niềm vui của một già làng đã làm được nhiều việc tốt, việc thiện".
Theo 24h
Gái 'không chồng mà chửa' và biến tướng của tục ngủ thăm Người dân tộc Thái ở vùng cao huyện Mường Lát, Thanh Hoá, từ xa xưa khi trai gái đến tuổi cập kê họ sẽ tìm đến nhau bằng việc ngủ thăm. Những cô gái miền sơn cước ở độ tuổi 14-15 đã có con bồng con bế Tục lệ ngủ thăm của người Thái là một nét văn hóa rất riêng của người...