Bi kịch nửa đêm vợ nhắn tin khuyên chồng cặp bồ giải quyết nhu cầu
Đêm hôm mà tôi bay vào đến nơi vợ tôi còn nhắn rằng: “Anh cứ tìm người mà giải quyết bên ngoài, đừng đi gái mại dâm lại mang bệnh mang tật vào người”.
Cũng có nhiều lần vì cái tính ương ngạnh, ngang trái khoáy của vợ tôi mà tôi định đi đến định chấm dứt hôn nhân. Nhưng sau đó vợ tôi lại chủ động làm lành và hứa… nên khi vợ tôi mang bầu, mọi thứ đã dẹp qua hết để cả nhà hân hoan đón đứa con sắp chào đời.
Con trai tôi ra đời mâu thuẫn vợ chồng lại xảy ra nhiều hơn. Tính tình vợ tôi ngày càng thất thường, ngang ngạnh đến không chịu nổi.
Mâu thuẫn của vợ chồng tôi không nằm ở việc ăn hoang ngủ goá, cặp bồ cặp bịch… mà chỉ năm trong việc giao tiếp quan hệ vợ chồng họ hàng, anh em. Vợ tôi ra ngoài xã hội thì cười cợt được với tất cả các loại người, nhưng về đến nhà là mặt như đâm lê không những với bố, chị chồng, họ hàng nhà chồng, mà ngay cả với chính tôi.
Tôi hay đi công tác xa, hiếm lắm mới về nhà một lần nhưng lần nào về, tôi cố tâm sự nhỏ to khuyên nhủ nhưng vợ tôi vẫn chứng nào tật nấy. 4 năm chung sống với nhau vợ tôi vẫn không thay đổi được gì.
Lần đầu tiên là khi tôi đang công tác ở miền Bắc 1 tháng chưa về. Tôi gọi điện về quê cho con trai thì vợ tôi nghe máy tuyên bố sẽ về nhà bố mẹ đẻ chơi vài tháng. Tôi bảo chỉ về nửa tháng tôi, ấy vậy mà vợ tôi giận đùng đùng bảo tôi gia trưởng, không thương vợ con, lúc nào cũng bắt ở nhà nội mà đi suốt ngày tháng. Rồi cô ấy đùng đùng viết đơn đòi ly dị.
Từ sau khi sinh con vợ tôi càng hư tính, ương ngạnh, sẵn sàng xách đồ và con về nhà ngoại. Ảnh minh họa.
Lần thứ hai là gần tháng nghỉ tết, tôi đang trực đêm tại công ty cũng gọi về hỏi thăm vợ con. Lúc đầu nói chuyện vui vẻ lắm, sau đó tôi nói để đến lúc nghỉ tết tôi về rồi sang ông bà ngoại một thể, giờ mưa gió giá rét thế này đưa con về lại bị ốm. Thế là vợ tôi nổi giận nói tôi đối xử với bố mẹ cô ấy như thế nào, cô ấy sẽ đối xử với bố mẹ tôi như vậy. Tôi tức lắm tắt máy và nghĩ khi nghỉ tết về sẽ mắng cho một trận. Nhưng mọi chuyện tết đến nơi nên về tôi cũng không nói gì nữa, nhưng hết kỳ nghỉ Tết, tôi gọi vợ ra nói thì với bản tính và thói quen cãi chồng xơi xơi, vợ tôi xổ ra một tràng và hì hục đi viết đơn ly dị.
Sáng sớm hôm sau đùng đùng bế con xách đồ đòi bỏ về nhà mẹ đẻ trong khi chưa hề xin phép bố chồng và tôi. Tôi tức quá ra ngăn lại và nói rằng đi đâu thì đi, nhưng con thì để lại, sau này ly dị toà phán ai nuôi thì người ấy nuôi. Nhưng vợ tôi thể hiện sự đắc chí khi cả làng xóm thấy mình là người bỏ chồng ra đi, tôi tức quá tát cho một cái và nói gằn giọng đúng một câu. “Đứa nào dám mang con tao đi thì đừng hòng bước qua xác tao”. Một phần do biết tôi nóng tính, một phần cũng run sợ, bởi vợ hiểu tính tôi đã nói là làm, nên quay về nhà.
Sau thời gian đó tôi có nói chuyện với bố mẹ vợ, nhắc nhở ông bà giáo dụclại con nhưng bố mẹ vợ không những chả được lời răn dạy nào, lại còn cứ đi hỏi thực sự nó có vậy không, hay ai đúng ai sai, tôi tức quá nên không cần để ý kiểu can thiệp đó nữa.
Tôi quả quyết rằng người đàn bà mà đã chủ động viết đơn ly hôn, tự ý bỏ nhà chồng đi, thì ở thời đại nào không biết, nhưng riêng ở trong nhà tôi thì chuyện đó là chuyện đại kị.
Nói đến đây chắc mọi người nghĩ tôi quá khắt khe với vợ con, không chăm về thăm nhà vợ, hay chỉ thấy tôi là người đưa ra yêu cầu và bắt vợ phải tuân theo. Nhưng thực tế là tôi đã nói ngay từ đầu là tính tôi như thế, rất coi trọng không khí và tình cảm nồng ấm trong gia đình, việc lớn việc nhỏ không nói trực tiếp được thì nói với chồng để chồng gỡ cho, để làm saomình không va chạm và có hiềm khích với mọi người trong gia đình.
Và còn nữa là không phải tự nhiên tôi mất đến hai trang giấy để kể về hoàn cảnh trước hôn nhân của mình. Tôi luôn nghĩ hoàn cảnh của mình đau đớn như thế, hạnh phúc với bố mẹ không trọn vẹn, tôi sẽ không và không bao giờ chấp nhận cuộc sống gia đình của mình không có hạnh phúc. Tôi có quyền yêu cầu điều đó, bởi tôi có thể mang lại cuộc sống đầy đủ và tình cảm chân thật cho vợ con mình, thì vợ tôi cũng phải nhìn vào điều đó mà sống sao cho phải với chồng và gia đình chồng.
Vợ tôi chẳng phải loại tiểu thư con nhà giầu gì cho cam mà sống đành hanh theo kiểu bà lớn. Tôi nói thật tôi không đẹp trai lắm, không giầu có, không cao to nhưng với khả năng kiếm tiền, các tài lẻ thì tôi có thể tán đổ cả chục cô điều kiện tốt hơn nhiều trước khi kết hôn với vợ tôi bây giờ.
Nhưng tôi đã không lấy các cô gái xinh đẹp con nhà giầu đó, mà quyết định lấy một người con nhà có kinh tế bình thường nông dân, bởi tôi nghĩ sau này tôi sẽ tự làm ra tiền bạc và tiền đồ của mình, nên đi lấy mấy cô kia sau này mình có tự lực cánh sinh đi chăng nữa, thì người ta vẫn cứ nói mình nhờ nhà vợ…
Trong thời gian từ đầu năm 2014 đến cuối 2014, vợ tôi cũng không chịu thay đổi gì, tôi biết tính vợ tôi ương ngạnh nên hôm 28 tết 2015 tôi xuống nước mở cờ cho vợ là: “Đấy sự việc em đòi ly hôn và tự ý bỏ về như vậy anh đã cho em thời gian để suy nghĩ. Nếu bây giờ em không xin lỗi thì anh sẽ không sang bên ngoại chúc tết đâu”.
Vợ tôi nói “Em không xin lỗi” và tết vừa rồi tôi cũng không sang theo đúng như những gì tôi đã nói. Đến đây mọi người sẽ nói tôi quá đáng và còn ương ngạnh hơn nhưng nếu đọc kỹ bên trên mọi người sẽ thấy là cách dạy vợ của tôi là sẽ đưa ra các điều kiện, nếu không như thế này thì sẽ bị như thế kia. Tôi hoàn toàn hiểu hết tính cách của vợ mình, nên ngọt nhạt đủ rồi và không có tác dụng, tôi buộc phải chơi đòn này thôi.
Tôi không hiểu vì lý do gì nữa. Tôi ân cần chăm sóc, làm được bao nhiêu gửi về cho vợ bấy nhiêu, vợ mang thai cho nghỉ trước 5 tháng ở nhà tĩnh dưỡng an thai, sau khi sinh cho nghỉ hẳn hai năm để trông con cho tốt. Sau khi con đi nhà trẻ vợ mới xin được việc và đi làm. Trong thời gian ở nhà trông con buồn tôi vẫn động viên an ủi. Hàng xóm người thân cũng biết tính tôi chiều vợ, và thông cảm với hoàn cảnh của cô ấy là công việc rất khó tìm, nên cũng chẳng ai động chạm đến vấn đề này cả. Tôi tưởng cô ấy vui vì ngay cả khi đi làm với đồng lương 4 triệu 1 tháng tôi cũng chả bao giờ hỏi về lương thưởng cả, vì đối với tôi tiền đó chỉ bằng tiền tôi hút thuốc đổ xăng 1 tháng thôi. Tôi nghĩ tiền đó để cô ấy chi tiêu mua sắm quần áo và đồ chơi cho hai mẹ con là được rồi, còn tôi kiếm được sẽ gửi cô ấy mua thức ăn cho hai mẹ con, chi trả các khoản khác, còn tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy.
Lương tôi khoảng từ 20 – 30 triệu một tháng, nên không để cho vợ con thiếu thốn bất cứ điều gì. Thế mà không hiểu tại sao vợ vẫn không thay đổi gì, sống với chồng và gia đình chồng lúc nào cũng cáu gắt và mặt như đâm lê.
Từ cuối năm 2013 đến nay tôi và vợ tôi không sinh hoạt vợ chồng, đến giữa 2014 tôi nói, nếu cứ như vậy tôi sẽ đi ăn ngoài hoặc cặp bồ. Nhưng cô ấy còn nói đi được cứ đi, đây chả cần, chỉ cần mỗi con là được.
Video đang HOT
Tôi nói thế nhưng chưa làm việc gì có lỗi hay phản bội vợ cả. Đến đầu năm vừa rồi tôi lại nói như thế và vợ tôi vẫn nói giọng khiêu khích và nói tôi có đủ tài cán con người ta thì cứ đi, tôi vẫn chưa làm gì có lỗi với vợ.
Đến cuối tháng 5 tôi từ Sài Gòn bay ra, vợ vẫn dửng dưng như thế và tôi đã nói thẳng rằng: “Cô cứ như thế tôi sẽ đi cặp bồ cho mà xem. Đến lúc ấy thì đừng trách tôi phản bội vô tình” Tôi sau ba ngày thăm nhà thăm con lại bay vào Sài Gòn để tiếp tục công việc.
Đêm hôm mà tôi bay vào đến nơi vợ tôi còn nhắn rằng: “Anh cứ tìm người mà giải quyết bên ngoài, đừng đi gái mại dâm lại mang bệnh mang tật vào người”. Tôi tức điên người thế là cuối tháng 6 tôi tán một em, và em này cũng như bao em khác mà tôi yêu trước khi lấy vợ tôi, đã chấp nhận yêu và lên giường ngay sau đó 1 tuần.
Đầu tháng 7 tôi về Bắc và tôi nói với cô ấy là đã tìm được vợ hai. Lúc đó cô ấy còn nói “Tài được như thế cơ á?”, tức là cô ấy rất coi thường tôi, nhưng đến lúc đọc được tin nhắn của tôi với cô kia, cô ấy tự nhiên quay 360 độ nói muốn ly dị và làm ầm ĩ mọi chuyện. Tôi nói ly dị cũng được, nhưng con phải là tôi nuôi.
Tôi từng tự hào có thể điều khiển mọi người làm theo ý mình nhưng tôi đã lầm, hoàn toàn bất lực trước vợ tôi. Ảnh minh họa.
Với một người mẹ mà lúc nào trong đầu cũng lăm le ý tưởng bỏ chồng về với nhà mẹ đẻ đã năm lần bảy lượt như vậy thì không đủ tư cách để nuôi con. Cãi nhau một hồi, sau chừng 5 ngày cô ấy lại gọi tôi nói chuyện. Tôi cứ tưởng là cô ấy suy nghĩ lại muốn tôi xây dựng lại hạnh phúc gia đình nên tôi nói theo giọng sỹ diện của đàn ông: “Em có ba lựa chọn:
1. Em thừa nhận mình sai, xin lỗi chồng và bố chồng, anh sẽ cho em cơ hội để quay lại. Về phần anh anh sẽ chấm dứt với cô gái kia, vì anh nói luôn nếu phải lấy vợ lần hai anh sẽ phải cân nhắc rất kỹ để tránh vấp phải trường hợp như em.
2. Không cần ly dị mà anh sẽ tự bỏ nhà đi, để lại ngôi nhà này cho em và con, hai tháng anh vẫn về thăm con một lần như anh đi làm xa vậy để con vẫn còn có bố có mẹ. Còn anh vẫn sẽ đi cặp bồ, vì khi em chọn phương án này đồng nghĩa với việc chuyện chăn gối vợ chồng không có, em không chấp nhận sửa sai.
3. Ly dị (nhưng con anh nuôi)”
Nhưng mọi người biết cô ấy trả lời sao không? Cô ấy chọn luôn phương án 3 không cần suy nghĩ, và nói con em em nuôi. Tôi nói không đồng ý và vợ chồng tranh luận nảy lửa đến tận 3 giờ sáng. Không rút ra được kết luận chung nào, nên tôi nói thôi để suy nghĩ thêm. Đến hôm nay sau một tuần cô ấy lại ra đòi xin ly hôn. Với lý do là trong tuần này tôi vẫn liên lạc với cô gái trong Sài Gòn kia. Nhưng vợ tôi sao không hiểu là tôi sẽ chỉ dừng lại khi cô ấy cũng muốn dừng lại? Tôi cố tình làm vậy để cô ấy tỉnh ngộ và quay đầu, nhưng cô ấy vẫn muốn để con tôi sống cảnh không mẹ hoặc không cha.
Nói đến đây tôi thực tình thấy có lỗi với cả vợ và cô gái kia. Chắc chắn cô gái kia sẽ nghĩ tôi lợi dụng chuyện tình cảm của tôi và cô ấy để hàn gắn gia đình nhà mình. Còn vợ tôi thì chắc chắn sẽ khó quên những lời nói tình cảm mùi mẫn mà tôi giành cho cô gái kia. Tôi hoàn toàn công khai không giấu giếm.
Tôi tuyên bố trước cả một năm trời về giải pháp này, tôi sau khi thực hiện được cũng về nói thẳng với vợ mình. Nhưng đến nay tất cả các liều thuốc biệt dược tôi đã cắt cho vợ tôi uống đều không mang lại hiệu quả nào. Tôi cay đắng nhận ra sự ảo tưởng về sức mạnh của mình? Tôi có thể thuyết phục, điều khiển, ép buộc người khác làm việc hoặc đi theo đúng kế hoạch của mình nhưng… chỉ với vợ tôi tôi đã không làm được điều đó.
Đến nay thực sự tình cảm của tôi cho vợ cũng đã cạn kiệt, nhưng còn đó nghĩa và đạo lý trách nhiệm với con. Tôi suy nghĩ nhiều lắm, đã gầy đi mấy kg mà vẫn không tìm được kế sách hoàn hảo cho con mình. Nếu tôi nuôi con, tôi đảm bảo về cả vật chất và tinh thần tôi có thể đáp ứng được cho con, còn việc mẹ kế kiểu gì mọi người cũng đề cập đến, nhưng tôi chắc chắn nếu được nuôi con thì cũng phải 3 hoặc 4 năm nữa tôi mới lấy vợ, bởi thứ nhất tôi muốn bố con tôi ổn định, thứ hai nếu có lấy vợ thêm cũng sẽ trình bày rõ hoàn cảnh và mong muốn của mình.
Đặc biệt nhất là nếu vô tình hay cố ý làm tổn thương đến sức khoẻ và tâm lý của con tôi là tôi sẽ không chấp nhận. Tôi vẫn biết đến tuổi dậy thì con trẻ sẽ ngang ngạnh ngỗ ngược làm nhiều điều mà người lớn nhưng bố mẹ đẻ răn dạy, đánh mắng con nó một khác, còn mẹ kế mà làm việc đó người đời và bản thân đứa trẻ nó sẽ nghĩ khác…
Nhưng nếu vợ tôi nuôi con thì tôi không thể yên tâm được với những lý do sau: Nhà cô ấy không có sẽ phải về ở với nhà mẹ đẻ hoặc đi thuê; Thu nhập thấp (4 triệu) kể cả khi tôi trợ cấp thêm, nhưng với kiểu sống không chồng, một mình sẽ tốn kém hơn, đấy là còn chưa nói cần mua mỹ phẩm quần áo để tút tát nhan sắc tìm chồng mới; Cô ấy nói sẽ không lấy chồng, cứ cho là tôi tin như vậy đi, nhưng thử hỏi sau hai ba năm khi những gã phong lưu phóng đãng xung quanh biết cô ấy đã là hoa không có chủ, khi chúng đi qua có để lại vài câu bỡn cợt? Lúc đó con tôi nó nhìn thấy điều đó nó sẽ căm hận thế nào? Nó có phát triển được tâm lý bình thường như những đứa trẻ khác không?
Tôi xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên về tình cảnh, về nếu ly dị thì làm thế nào để tôi được nuôi con? Và cô ấy là đang ở trường hợp nào, động cơ nào để cô ấy năm lần bẩy lượt muốn ly hôn với một người luôn hết mình vì vợ con như tôi?
Theo Nguoiduatin
Cảnh sống lay lắt của 3 đứa trẻ sớm mồ côi cha
Ngày chị sinh đứa con thứ 3 và từ bệnh viện trở về cũng là lúc nhận hung tin người chồng khi đi đánh cá mưu sinh đã ngã xuống sông và tử vong. Ôm đứa con đỏ hỏn vào lòng chị chỉ biết khóc ngất đi trong nỗi đau quá lớn.
Chúng tôi tìm về gia đình chị Võ Thị Nhung (SN 1986, trú tại thôn Hà Trai, xã Sơn Kim I, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) qua những lời chia sẻ của một người bạn. Gần giữa trưa cái nắng đầu hè của vùng đất khắc nghiệt nơi đây như muốn thiêu đốt đi mọi thứ. Từng đợt gió Lào cuộn tung lớp bụi mù mịt trên con đường quốc lộ 8A tại những vị trí còn thi công dang dở khiến cho cái nóng bức càng thêm ngột ngạt.
Hỏi nhà chị Nhung một người phụ nữ tại đây xót xa: "Nhà chị Nhung thì ai ở đây cũng biết. Nó khổ lắm, chồng mất từ khi đứa con thứ 3 của nó mới được mấy ngày tuổi. Nó lại thường xuyên đau ốm, cũng từ đó nó sống nhờ vào sự cưu mang đùm bọc của bà con hàng xóm láng giềng. Người cho cân gạo, người cho mớ cá, mớ rau ... bốn mẹ con nó cứ sống thế qua ngày. Lúc nào đến thăm mẹ con nó tôi cũng chảy cả nước mắt", nói đoạn người phụ nữ tận tình bỏ lại công việc đang làm dẫn chúng tôi đến nhà chị Nhung như muốn minh chứng cho tất cả lời nói của mình.
Sinh đứa con thứ 3 được hơn 10 ngày thì người chồng mất sau khi ngã xuống sông trong lúc đánh cá để lại cho chị Nhung 3 đứa con thơ dại.
Trong căn nhà tạm bên sườn núi 3 đứa trẻ thơ đang ngồi quanh một bát cơm nguội, chúng thi nhau xúc ăn một cách ngon lành. Đứa lớn mới khoảng 7 tuổi đứa nhỏ nhất khoảng hơn 6 tháng tuổi. Nhìn những gì đang diễn ra trước mắt chúng tôi thực sự không kìm nổi nước mắt.
Thấy khách lạ lũ trẻ tay vẫn giữ lấy bát cơm, đưa đôi mắt thơ ngây thoáng chút sợ hãi nhìn chúng tôi. Mẹ chúng đang ra sông kiếm mớ cá, mò thêm con ốc để cải thiện bữa ăn, và phải để chúng ở nhà với nhau. Đứa lớn 7 tuổi phải thay mẹ chăm sóc các em. Trong khi ở độ tuổi của nó những đứa trẻ khác bố, mẹ còn phải chăm sóc từng chút một.
Mẹ ra sông mò cua, bắt cá 3 đứa trẻ nhỏ ở nhà tự chăm sóc lẫn nhau. Chứng kiến cảnh trên chúng tôi không cầm nổi nước mắt.
Một lúc sau người mẹ trở về trong bộ quần áo cũ đã ướt nhèm, hôm nay chị Nhung may mắn bắt thêm được mớ cá từ con sông gần nhà nên bữa trưa có chúng có thêm món cá để ăn. Nhìn thấy mẹ ánh mắt chúng vui mừng hiện rõ.
Vừa chuẩn bị bữa cơm trưa chị Nhung vừa tâm sự: "Từ ngày chồng em mất cách đây khoảng 6 tháng thì mấy mẹ con em cũng chẳng biết làm cái gì để mà sống, mà tồn tại được nữa. Em thì cũng quanh năm đau ốm, đã có những lúc không thể gắng gượng được nữa em nghĩ quẩn định ... nhưng nghĩ chúng còn quá nhỏ có tội tình gì đâu".
Anh chị đến với nhau cũng trong cảnh nghèo khó chị Võ Thị Nhung và anh Trần Văn Bảng (SN 1981) đều cố gắng làm ăn mong muốn xây dựng gia đình hạnh phúc. Ngày chị Nhung hạ sinh đứa con trai đầu lòng là Trần Thế Anh (SN 2007) cũng từ đó sóng gió bắt đầu ập đến gia đình nhỏ của anh chị.
Băng Di rất ngoan, khi mẹ vắng nhà nó quấn quýt lấy đứa em nhỏ mới hơn 6 tháng tuổi như muốn chăm sóc cho em mình.
Chị Nhung sinh con không được bao lâu thì anh Bảng gặp tai nạn giao thông phải ở nhà điều trị suốt hơn một tháng trời. Bước sang năm 2012, khi chị Nhung tiếp tục sinh đứa con thứ 2 là cháu Trần Băng Di, anh Bảng lại một lần nữa gặp tai nạn. Lần này anh bị thương nặng hơn. Anh một chân bị gãy, xương bả vai cũng không còn lành lặn. Lúc này người mẹ già của anh cũng lâm trọng bệnh và mất sau đó ít ngày.
Cháu Linh Chi con út của chị Nhung mới hơn 6 tháng tuổi. Người mẹ nghèo phải dứt ruột để con ở nhà ra bờ sông mưu sinh, kiếm cái ăn cho chúng.
"Khi đó tôi ôm đứa con còn đỏ hỏn, thằng đầu thì mới chưa được 5 tuổi. Anh ấy phải nằm một chỗ trong nhà, mẹ chồng lại bệnh nặng. Một mình tôi phải gượng dậy chăm sóc cho mẹ và anh. Nhiều lúc nghĩ lại mà nước mắt tôi cứ trào ra. Sau đó không lâu thì mẹ chồng tôi mất", chị Nhung nghẹn ngào.
Vượt qua những tháng ngày tưởng chừng như bi đát nhất trong cuộc đời của mình. Anh Bảng lúc này dù đã đi lại được nhưng sức khỏe không còn được như trước, anh không thể làm được các công việc nặng nhọc. Cũng sau hai lần sóng gió lâm nạn, càng khiến gia đình nhỏ anh chị lâm vào cảnh khánh kiệt, nợ nần chồng chất lên cả trăm triệu đồng (vay mượn để điều trị cho anh Bảng - PV). Cũng vì thế, cứ vào những ngày cuối năm lúc nào anh, chị cũng nơm nớp lo sợ cảnh người ta đến đòi nợ gia đình mình.
Về đến nhà nhìn thấy đàn con nheo nhóc, người mẹ nghèo chỉ biết lấy thêm cho các con ít cơm nguội để ăn.
"Vợ chồng không mua nổi cho các con bộ quần áo mới, mỗi khi thấy chó sủa ngoài ngõ là lại lo có người đến nhà mình đòi nợ. Ruộng vườn thì không có, đến gạo cũng không đủ mà ăn thì lấy đâu tiền để trả người ta. Nhìn các con mà nước mắt tôi lúc nào cũng chực trào ra", chị Nhung nhớ lại những thời khắc khó khăn của gia đình.
Rồi lần thứ 3 người vợ nghèo biết mình mang thai. Vì hai lần trước mỗi lúc chị sinh nở gia đình đều gặp chuyện chẳng lành nên dù không nói ra những chị rất lo sợ. Có lẽ linh tính đã mách bảo với chị những điều sắp diễn ra. Lần này do bị vỡ tử cung mất máu nên chị Nhung được gia đình chuyển xuống BVĐK huyện Hương Sơn để sinh. May mắn mắn sau đó chị và đứa trẻ đã an toàn nhưng sức khỏe của chị Nhung rất yếu. Anh Bảng quyết định đặt tên con mình là Trần Linh Chi.
Băng Di rất nhớ bố lúc nào nó cũng hỏi mẹ: "Khi nào bố sẽ về", câu hỏi của đứa con thơ như xé nát lòng người mẹ.
"Vừa mới đặt tên cho con xong thì anh ấy xin các bác sĩ đón mẹ con tôi về nhà vì ở lại bệnh viện ngày nào là tốn tiền chừng đó, trong khi trong nhà không có một cái gì đáng giá. Thế là chồng tôi đưa mẹ con về. Và ngày hôm sau, anh ấy ra con sông gần nhà để thả lưới bắt cá (con sông Ngàn Phố chảy qua gần khu vực sinh sống của gia đình chị Nhung - PV). Lần này anh đã bỏ mạng dưới dòng sông Ngàn Phố mà không về với mẹ con tôi nữa. Lúc đó cháu Linh Chi mới được 12 ngày tuổi, tôi còn chưa ra khỏi nhà. Nghe hàng xóm nói anh ấy mất rồi tôi cũng lịm đi", chị Nhung khóc nghẹn nhớ lại giây phút định mệnh của gia đình mình gánh chịu.
Bên căn nhà tạm nơi sườn núi chị Nhung cùng các con đang phải sống lay lắt qua ngày.
Cuộc sống của cả gia đình giữa hoàn toàn vào sức lao động của một mình anh Bảng. Giờ anh mất đi để lại cho người vợ nghèo một mình với ba đứa con thơ. Cũng từ sau ngày chồng mất chị Nhung dường như gục ngã, chị không thể làm được bất kỳ việc gì để nuôi các con. Phần vì sức khỏe yếu, phần vì các con còn quá nhỏ.
Đơn trình bày hoàn cảnh của gia đình chị Nhung.
Dù vô cùng lo lắng nhưng chị phải để chúng ở nhà tự chăm sóc lấy nhau mà ra chính con sông đã lấy mạng của chồng mình để mò cua, bắt ốc, kiếm mớ cá con tôm về nuôi các con. Trong căn nhà tạm bốn mẹ con cứ lay lắt sống qua ngày trong cái đói, cái khổ dường như bị đẩy đến tận cùng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1797: Chị Võ Thị Nhung, thôn Hà Trai, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh Số ĐT: 01627.398.135 gặp chị Nhung (hoặc 0989.532.373 gặp chị Mầu dì của các cháu) 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Tình
Theo Dantri
Muôn mặt mưu sinh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ Đêm đến phố đi bộ Nguyễn Huệ lung linh, tấp nập. Trong dòng người, những mảnh đời đang "nương" theo con đường này, tìm kế sinh nhai. Những "nghệ sĩ" tạo hình từ bong bóng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: Phạm Hữu Phương (*) là một người có hoàn cảnh đặc biệt, cha mẹ mất sớm. Ngay từ nhỏ phải...