Bi kịch những người vợ bị bán để gán nợ
Nợ chồng lên nợ và cuối cùng, tài sản quý giá nhất mà Hariprasad còn lại là người vợ. Hariprasad quyết định bán vợ với giá 10.000 rupee để trả nợ và khi “tiền đã trao, vợ đã bán”, anh ta mới thốt lên những lời cay đắng: “Tôi, chính tôi đã bán vợ mình!”.
“Tôi đã bán vợ tôi!”
Ấn Độ vẫn còn “bán vợ, đợ con”
Cả thân hình khô cong như cạn kiệt sức sống của anh nông dân Hariprasad (44 tuổi) như đổ sập xuống khi bóng dáng của người vợ trẻ từng chung sống rất hạnh phúc gần 10 năm qua, bị một gã đàn ông già đáng tuổi cha chú dẫn đi khuất sau con đường mù mịt trước nhà. Hariprasad đau đớn, xót xa, đôi mắt bất thần, ngân ngấn nước mắt mà ú ớ không nói lên lời. Anh ghì đứa con lên 2 tuổi nhếch nhác, khóc la đòi theo mẹ, nép sát vào phần ngực gầy trơ xương của mình…
Hariprasad là một nông dân nghèo, nhưng bù lại anh lại sở hữu vẻ đẹp chắc chắn, rắn rỏi của một người lao động cơ bắp. Anh làm quần quật suốt ngày, nhưng thời tiết không thuận lòng người, mùa màng thường xuyên thất bát. Cái nghèo đã khiến Hariprasad dù đẹp trai nhưng đến tuổi gần 40 mà vẫn ế vợ. Rồi một cô gái trẻ có tên là Kunti, được biết đến là “đóa hoa” đẹp trong vùng, đã đem lòng yêu Hariprasad. Vượt qua sự căn ngăn của gia đình, Kunti một mực quyết tâm lấy Hariprasad làm chồng và tình nguyện cùng anh chung lưng đấu cật trên những cánh đồng trồng ngô bạt ngàn.
Video đang HOT
Cuộc sống hạnh phúc kéo dài chưa được bao lâu, khi những đợt hạn hán kéo dài, rồi trở nên tồi tệ nhất bắt đầu xuất hiện ở Ấn Độ vào năm 2001, mái ấm gia đình nhỏ của Hariprasad bị đe dọa mỗi mùa thu hoạch. Gia đình anh có tổng cộng 3 mảnh ruộng trồng ngô. Ngoài chi phí mua phân bón, hạt giống và máy móc để trồng, mỗi vụ mùa bình thường, Hariprasad thu về gần 20.000 rupee. Tuy nhiên, khi hạn hán đến, những cánh đồng không đủ nước đã khiến sản lượng giảm sút nghiêm trọng. Không có tiền để trang trải các chi phí sản xuất, cộng với mất mùa, giá xuống… đã đẩy Hariprasad đến tình thế nợ nần. Ở nhà có đồ gì có giá trị, anh đều đem đi bán tất cả. Nợ chồng lên nợ và cuối cùng, tài sản quý giá nhất mà Hariprasad còn lại là người vợ. Hariprasad quyết định bán vợ với giá 10.000 rupee để trả nợ và khi “tiền đã trao, vợ đã bán”, anh ta mới thốt lên những lời cay đắng: “Tôi, chính tôi đã bán vợ mình!”.
Cùng cảnh ngộ với gia đình Hariprasad là Kaicharan (40 tuổi), ở quận Jhansi thuộc Uttar Pradesh. Sau 5 năm liên tiếp mất mùa, Kaicharan không có gì để trả nợ, cùng với những khoản tiền lãi cao cứ ngày ngày đội lên. Rồi một ngày khi những món đồ trong nhà không còn gì để bán nữa, Kaicharan nhắm mắt chờ đợi điều tồi tệ đến. Người chủ nợ của Kaicharan ập thẳng vào nhà, kéo lê người vợ và ba đứa con của anh đi để… siết nợ. Kaicharan như xé ruột, nhưng vẫn phải chấp nhận sự thật tàn nhẫn rằng, anh chẳng còn gì để bán, ngoài vợ, con.
Những cuộc tái hôn đau lòng
Kaicharan ghìm chặt đứa con thơ, dõi theo bóng vợ
Câu chuyện anh nông dân Hariprasad đã bán người vợ xinh đẹp cho người đàn ông khác trở nên nặng trĩu và buồn thảm hơn khi biết gã ta là một chủ điền già khụ. Có tiền bạc, người hầu kẻ hạ, nhưng lão ta hiếm muộn con cái. Trong cái đêm đầu tiên phải dứt lòng rời nhà, xa con thơ để trả nợ thay chồng, Kunti (23 tuổi) nghĩ đơn giản rằng, chắc cô phải “làm vợ người ta” trong một thời gian nhất định nào đó. Hễ khi nào trang trải hết số nợ của chồng, cô sẽ được về đoàn tụ với chồng và con. Chính giấc mơ ngây ngô ấy đã khiến Kunti chấp nhận bi kịch “tan đàn xẻ ghé” này.
Nhưng sự thật thì thật chát chúa, lão già này không chỉ dừng lại ở mức ngày ngày chà đạp lên thân xác cô để thỏa mãn những cơn nhục dục bệnh hoạn, gã còn “lệnh” cho cô làm cho gã một việc vô cùng quan trọng. Bằng mọi giá Kunti phải sinh cho gã những đứa con để thừa kế khối gia sản đáng kể này. Kunti bắt đầu hiểu ra rằng, người chồng đã bán cô cho “ông già địa chủ” để làm vợ suốt đời.
Đúng như những gì gã hứa, Kunti không phải làm việc đồng áng, thậm chí cả việc nhà. Kunti được “chồng mới” quản thúc trong một căn phòng nhỏ, nhưng có đủ tiện nghi và được chăm sóc dinh dưỡng cẩn thận. Gã địa chủ mà cô không hề hay biết tên thật này, hàng ngày vẫn đều đặn ghé thăm cô, để thỏa mãn cả nhu cầu thể xác cũng như khát vọng giống nòi. Có những đêm, không thỏa mãn, gã địa chủ túm tóc, đấm đá liên hồi vào người Kunti với những lời đe dọa. “Mày không ngoan ngoãn chiều chuộng tao hẳn hoi. Mày không sinh cho tao những đứa con kháu khỉnh thì chồng, con và cả mày sẽ không có con đường nào sống hết. Mày nhớ lấy lời tao đấy” – gã ta quát lớn.
Kunti khao khát được tự do. Trong một lần người giúp việc bất cẩn, Kunti đã bỏ trốn. Vượt một chặng đường dài đầy hiểm nguy trong đêm tối để về nhà, song đau đớn hơn là sự chối bỏ và hèn nhát của người chồng. Hariprasad sợ chủ nợ lại đến đòi vợ và sẽ phạt nặng vì những điều khoản anh đã cam kết trong hợp đồng. Đến khi ấy, cả gia đình chỉ còn duy nhất một con đường chết. Hai vợ chồng đều khóc lóc, van nài lẫn nhau. Vợ thì xin ở lại cùng chồng, con. Người chồng thì xin vợ hãy quay trở lại căn nhà giàu sang ấy. Rồi người chồng tàn nhẫn Hariprasad đã đưa vợ mình trở lại nhà lão địa chủ ấy ngay trong đêm tối.
Và Kunti là một trong những nạn nhân như vậy khi người chồng đã bán chị cho một điền chủ khác để làm vợ. Khi chị hiểu ra rằng, một cuộc tái hôn sẽ đến với chị thì những gọng kìm của người chồng mới đã cột chặt cuộc đời người phụ nữ này. Cùng cảnh ngộ với Kunti còn có rất nhiều phụ nữ bất hạnh khác. Một phụ nữ giấu tên đã kể cho phóng viên CNN rằng, chị cũng bị chồng bán trong vòng 30 ngày để trả nợ do mùa màng thất bát. Trong 30 ngày cơ cực đó, người phụ nữ này đã phải sống kiếp nô lệ, ngày làm việc như một tá điền, đêm đến lại còn phải phục vụ nhu cầu tình dục của ông chủ. Sau 30 ngày bán thân, chị trở về nhà và quyết định trình báo cảnh sát để tố cáo chủ nợ.
Không lối thoát
Con gia súc lê bước kéo theo sau một cái cày cũ kĩ và một người nông dân da bọc xương đi đằng sau, thúc giục chúng đi nhanh hơn. Đây là cảnh làm ruộng từ thời xa xưa, nhưng hiện nay nó vẫn là cách thức kiếm kế sinh nhai của nhiều người nông dân ở nông thôn Ấn Độ, nơi mà vụ mùa sẽ quyết định họ được no hay đói. Khu vực này gọi là Bundelkhan, trải rộng ở hai bang phía Bắc Ấn Độ là Uttar Pradesh và Madhya Pradesh. Con người ở đây đã bị nạn hạn hán, nợ nần và tuyệt vọng đẩy vào chốn cùng cực. Để sống qua những năm khó khăn, một số người nông dân cho biết họ đã phải tìm đến cách thức Paisawalla, theo tiếng Hindu có nghĩa là vay tiền của người giàu. Những khoản vay từ những chủ nợ không chính thức này thường là với lãi suất rất cao. Khi lãi suất nhiều lên, chủ nợ đòi nợ. Một số nông dân phải lao động cực nhọc suốt đời để trả nợ. Bởi vì năm nay mưa ít và mùa màng thất bát nên một số người phải trả tiền cho chủ nợ bất cứ khi nào họ đòi. Đôi khi việc trả này bao gồm cả vợ của họ nữa.
Vì không có nhiều bằng chứng nên mọi cuộc điều tra và giải cứu đều đi vào bế tắc. Chẳng hạn như trường hợp của Kaicharan. Đúng là trước đó anh đã bán cả vợ và con gái để trả nợ. Tuy nhiên, sau khi hết thời gian như quy định trong hợp đồng, chỉ có cô con gái trở về nhà, còn người vợ thì không thấy quay lại.
Theo phóng viên của CNN, những vụ bán vợ này được thực hiện qua một hợp đồng thảo bằng tay, do người chồng và người mua bàn bạc và viết sẵn. Việc mua bán được hợp thức hóa bằng một hợp đồng hôn nhân, theo đó, khi người “chồng” mới chán hoặc người phụ nữ không sinh thêm con cho họ, họ có quyền bán cô ấy cho người khác nữa. Trong hầu hết các trường hợp này, phụ nữ thường mù chữ và không thể đọc được điều gì viết trên hợp đồng. Một số người chồng thành thật nói rõ sự tình cho vợ. Thông cảm và hiểu nỗi khổ của chồng nên phần lớn các bà vợ tình nguyện bán thân để giúp chồng thoát nợ. Tuy nhiên, cũng có những người chồng, lặng lẽ thỏa thuận với người mua, và người vợ không hề biết bản hợp đồng bán vợ đã ghi những gì. Những người phụ nữ bất hạnh ấy trở thành con rối.
Theo ANTD
Lá thư của kẻ đào mỏ
Em thích anh nhưng em không dại gì mà hy sinh vì anh nhiều như chị và những người vợ đáng kính khác.
Khi em bắt đầu được làm thư ký cho chồng chị, em cũng nghĩ đơn giản đó chỉ là công việc. Nhưng dần dần, qua cách đối xử của mọi người với anh, em cảm nhận được sức hấp dẫn của người đàn ông thành đạt, có quyền lực và em muốn được gặp anh nhiều hơn để được núp dưới ánh hào quang đó. Em bắt đầu đi làm rất sớm và về nhà rất muộn.
Anh là người đàn ông quá "chuẩn": có học, uy tín, trầm tĩnh, ít nói, thương yêu vợ con, cư xử đúng mực và có phần lạnh nhạt với phụ nữ, cả với em. Vì thế, em quyết tự tìm hiểu anh thích gì để làm vừa lòng anh. Em mua hoa để trên bàn anh (vì đoán là anh thích), em mua các loại trái cây, vắt nước cam... để được chăm sóc anh và có cớ vào phòng anh nhiều hơn.
Ban đầu, khi anh đi công tác, em chỉ dám gọi điện nhắc nhở anh chuyện vé máy bay, lịch họp... nhưng rồi sau đó em bắt đầu "thăm dò" tình cảm của anh, gửi anh những tin ngày càng... xúc cảm hơn.
Thường là anh im lặng, nhưng thỉnh thoảng anh cũng trả lời lại tin nhắn của em, rất ngắn gọn, nhưng em coi đó là thành công lớn rồi. Một phụ nữ như em, đã có chồng và hai con, khiêm tốn cả về chiều cao và trí tuệ, thì còn mong gì hơn nữa? Và, cuộc "chiến" này vẫn... đang tiếp diễn chị ạ.
Em thích anh nhưng em không dại gì mà hy sinh vì anh nhiều như chị và những người vợ đáng kính khác. Em chỉ cần những cái mà anh sẽ mang lại cho em, chứ không cần chính anh đâu. Nếu có anh bên cạnh, chỉ là thư ký của anh thôi, em cũng đã được mọi người nể nang. Nếu được đồn đại là bồ của anh, sẽ có nhiều người phải sợ em. Và nếu được là vợ của anh, em sẽ tận hưởng quyền lực và tiền bạc của anh.
Em luôn tạo cho anh cảm giác anh chính là... thánh nhân (Ảnh minh họa)
Em không hề có ý định chăm sóc khi anh về hưu hay phụng dưỡng bố mẹ già của anh, cũng không có ý muốn nuôi dạy con của anh chị... Lý do rất đơn giản: em chỉ là kẻ đến sau. Em không thích nghĩ nhiều về tương lai và nghĩa vụ, nên chị đừng quá lo lắng như thế! Rồi sẽ có lúc anh trở về với ngôi nhà xưa mà.
Chị ơi, em và chị khác nhau nhiều quá, nên mình không hiểu nhau đấy thôi. Tình cảm chân thực của chị đối với anh bao la như biển cả, nhưng sao anh ngày càng thờ ơ? Mảnh tình của em hời hợt và thực dụng, nhưng em luôn tạo cho anh cảm xúc ngọt ngào, làm anh nghĩ anh là tình yêu duy nhất, là lẽ sống của đời em.
Chị mất cả đời chăm sóc anh, là cái bóng tạo nên sự thành đạt của anh, sao vẫn bị làm ngơ? Em chỉ bỏ chút thời gian mua hoa và trái cây mà anh vẫn xúc động vì sự lo lắng chu đáo.
Chị thức khuya cả tuần trong bệnh viện để chăm sóc anh đến phờ phạc nhan sắc mà anh vẫn không hài lòng. Em chỉ ngước đôi mắt ngưỡng mộ nhìn anh và reo lên: "Ôi may quá, anh đã đi làm rồi ạ, thế mà em lo quá!" mà anh lại rất mãn nguyện.
Chị thông minh đến thế, yêu anh nhiều đến thế, sao có lúc chị lại dám giận hờn, lạnh nhạt với anh? Em tuy ngu ngốc lắm và chỉ yêu những cái anh sẽ mang lại cho mình thôi, nhưng trước mặt anh, em biết chủ động nói những lời tầm thường mà anh lại thích nghe, biết nũng nịu khi anh không vừa lòng.
Chị nhận tiền lương của anh cả đời rồi, sao chị không thể hiện cảm xúc gì cả? Em luôn tạo cho anh cảm giác anh chính là... thánh nhân khi anh dành cho em một món quà, dù là bé xíu. Chắc vì vậy, nên anh thích tặng quà cho em lắm!
Khác biệt là ở chỗ, chị chỉ biết hy sinh một cách vô điều kiện, đến kiệt quệ cả thể xác và tinh thần. Còn em, em chỉ cần làm cho người khác vui khi họ hy sinh cho mình thôi, chị ạ. Chị sẽ bảo là em không biết yêu nhưng chị ơi, mình cho người ta nhiều đến nỗi họ không còn tình cảm với mình nữa, thì có đáng không? Mà mình không biết yêu chính bản thân mình thì làm sao người khác yêu mình được? Em nghĩ vậy có đúng không?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những người vợ thú tính bất nhân Họ sẵn sàng cắt "của quý" của chồng, giết chồng làm thịt và thậm chí bạo hành họ cho đến chết. 1. Giết chồng nấu thành bữa tối cho con cái Katherine Knight đã sát hại chồng mình John Charles Thomas Price theo phương thức vô cùng dã man và thú tính. Theo như tài liệu lưu trữ, trong quá khứ ông Price...