Bi kịch những bộ phim tiền tỷ của Việt Nam
Đầu tư một số tiền lớn, có khi trên chục tỷ đồng nhưng nhiều bộ phim không thể ra mắt khán giả hoặc đáng buồn hơn, bị chính khán giả quay lưng.
Vụ “chết yểu” của “Sống cùng lịch sử”
Điện ảnh Việt 2014 là một năm khá thăng trầm với nhiều sự kiên khiến dư luận phải dậy sóng. Bộ phim gắn mác 18 “Căn hộ số 69″ tạo nên bão dư luận với nhiều ý kiến trong việc kiểm duyệt, phát hành phim tại Việt Nam kéo dài trong nhiều tháng liền và mơi tạm thời lắng xuống. Mới đây, khán giả Việt và có lẽ, ngay cả những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh đều phải tự đặt câu hỏi về bộ phim “Sống cùng lịch sử” (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, biên kịch Đoàn Tuấn) không có bóng dáng khán giả vào rạp xem phim.
Môt canh trong phim “Sông cung lich sư”
“Sống cùng lịch sử” do Hãng phim truyện Việt Nam thực hiện nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, có kinh phí xấp xỉ 1 triệu USD (21 tỷ đông). Đây là một trong những phim có khoản đầu tư “khủng” từ trước đến nay và được cấp hoàn toàn bằng kinh phí nhà nước.
Bộ phim bât ngơ ra rạp và “chết tức tưởi” khi có rât it khán giả theo dõi. Tai rap chiêu phim Quôc Gia va rap Kim Đông, tác phẩm của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân sông kha “lay lăt” khi sô lương khan gia đên xem rât nho be so vơi nhưng bô phim Viêt cua tư nhân ra rap cung thơi điêm như “Mât Xac” hay “Scandal: Hao quang trơ lai”. Trươc khi “Sông cung lich sư” ra rap khan gia hoan toan “mu tit” vê thông tin nhưng khi phim co sô lương ngươi xem qua it, nó lại đươc chu y bơi chi phi đâu tư khung nhưng leo teo khan gia ra rap.
Bi kịch của những bộ phim tiên tỷ
Không chỉ có riêng bộ phim “Sống cùng lịch sử”, khán giả Việt cũng từng “quay lưng” với bộ phim truyền hình “Thái sư Trần Thủ Độ” nhân dịp mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tác phẩm cổ trang “tồn kho” trong vòng 3 năm này cuối cùng cũng được phát sóng trên truyền hình. Dù chon đúng thời điểm “giờ vàng” và phát trên kênh VTV1 của đài Quốc Gia nhưng vân không thê đat đươc hiêu qua phat song.
Phim “Thai sư Trân Thu Đô”
Bô phim lây đê tai lich sư, đươc đâu tư công phu va bai ban nhưng lai không tao đươc sưc sông trên song truyên hinh. “Thai sư Trân Thu Đô” được nhà nước đầu tư với số tiền kỷ lục 57 tỷ đồng dường như chưa thể đáp ứng đươc sự kì vọng và mong đợi của khán giả. Du đươc quang ba kha râm rô, gây chu y vơi nhiêu giai thương phim Quôc Gia (giai Canh diêu vang, Đao diên xuât săc nhât, Biên kich xuât săc nhât tai giai Canh diêu 2012). Đên thơi điêm hiên tai, khan gia gân như đa không con lưu dâu đươc nhiêu thông tin vê bô phim nay.
Video đang HOT
Môt canh trong phim “Huyên sư Thiên Đô”
Bên cạnh đó, “Huyền sử Thiên Đô” dự kiến sản xuất hơn 70 tập nhưng chỉ phát sóng được 20 tập trong 42 tập đã sản xuất. Bộ phim này có kinh phí hơn 60 tỷ đồng sau khi vâp phai sư lên an gay găt cua bao chi đa chiêu hêt 42 tâp nhưng cuôi cung vân bo ngo 30 tâp phim phia sau chưa san xuât.
Canh trong phim “Ly Công Uân – Đương tơi Thanh Thăng Long”
Chưa hết, “Lý Công Uẩn – Đường tới Thành Thăng Long” bị khán giả quay lưng và phản ứng trai chiêu ngay khi trailer của bộ phim được phát hành trên mạng internet. Dù được đầu tư tới 109 tỷ, đoàn làm phim lặn lội sang tận Trung Quốc thực hiện nhưng vân không thê lam hai long khan gia. Tư nôi dung, phuc trang, đao cu đên cach dân truyên đêu không thê khiên khan gia hai long.
Một nghịch lý khác
Trong khi hàng loạt bộ phim từ kinh phí nhà nước ra măt khan gia kem thanh công va bị chính khán giả quay lưng thì ở phía đối diện, một sản phẩm tư nhân có kinh phí tiến tỷ khác lại không có cơ hội đến với khán giả. “ Bụi đời chợ lớn” với dự tham gia của loạt diễn viên Johnny Trí Nguyễn, Hoàng Phúc, Hà Hiền, Long Điền dự kiến ra mắt vào giữa tháng 4 năm 2013 đã không thể đến với khán giả. Ngày 7 tháng 6 năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định cấm lưu hành bộ phim này vì vi phạm Luật điện ảnh Việt Nam.
Poster phim “Bui đơi chơ lơn”
“Bụi đời chợ lớn” là tâm huyết của Charlie Nguyễn cùng nguồn kinh phí 16 tỷ đồng bi cấm chiếu và rò rỉ phiên bản chưa hoàn chỉnh của bộ phim lên mạng internet. Khán giả đã từng rất hào hứng trước bộ phim, tạo nên những luồng dư luận trái chiều trước và ngay khi thông tin bộ phim bị cấm chiếu.
Vơi dan diên viên nôi tiêng, cac yêu tô truyên thông, quang ba bai ban, “Bui đơi chơ lơn” co thê la môt trong nhưng bô phim hut khan gia khi ra rap. Tuy nhiên, bô phim găp phai trơ ngai bơi vân đê bao lưc qua mưc không thưc sư phu hơp vơi khan gia Viêt.
Vì sao khán giả quay lưng?
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao khán giả lại quay lưng với chính những bộ phim Việt. Đặc biệt, những bộ phim này đều có nguồn kinh phí lơn, khai thác những đề tài hiếm của cả điện ảnh và truyền hình tại Việt Nam.
Nói về loạt phim kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, nhiều khán giả cho rằng tạo hình, đạo cụ, cốt truyện đều “có vấn đề” và chưa làm nổi bật được hồn cốt của người Việt. Bên canh đo, tâm lý ngại xem phim nội của khán giả Việt là có thực. Tuy nhiên, việc những bộ phim “chết yểu” không thể đổ lỗi cho khán giả bởi tất cả những yếu tố xương sống tạo nên bộ phim hoặc quảng bá cho phim gần như bỏ ngỏ.
Trong khi đó, phim kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lại quá yêu trong khâu quảng bá. PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: “thiếu thông tin thì người ta không thể phiêu lưu mà đi xem phim và với thông tin phim ra rạp không bán nổi một vé thì tìm xem làm gì!”.
Du nôi dung cua 2 phim Viêt ra măt trong thơi gian qua la “Mât xac” va “Scandal: Hao quang trơ lai” đêu không qua nôi bât nhưng vơi lơi ich sat sươn, nha san xuât đa dung nhiêu yêu tô truyên thông, quang ba, thâm chi la “chiêu tro” đê thu hut khan gia. Đây cung la 2 phim Viêt kha thanh công khi công chiêu, trong khi đo “Sông cung lich sư” lai thât bai hoan toan khi mang phim ra rap.
Theo Depplus/MASK
Ai chịu trách nhiệm khi phim tiền tỷ không ai xem?
Chuyện những bộ phim được nhà nước đầu tư lớn nhưng không trụ nổi vài ngày ở rạp, không bán nổi vé là chuyện không còn mới nhưng tái diễn suốt nhiều năm nay.
Đốt tiền tỷ làm phim không ai xem
Những ngày qua, dư luận lại một phen sốt ruột về thông tin bộ phim Sống cùng lịch sử của Hãng phim truyện Việt Nam ra rạp nhưng có ngày không bán nổi 1 vé, đến mức nhiều suất chiếu bị hủy. Đây là điều không còn mới bởi Sống cùng lịch sử cũng như nhiều phim "cúng cụ" khác đều chịu cảnh bị khán giả ghẻ lạnh, lặng lẽ ra rạp rồi nhanh chóng đi thẳng về kho. Cả chục tỷ đồng được "đốt" vào một bộ phim, ngốn công sức của bao nhiêu người trong cả một thời gian dài cuối cùng không có người xem thật sự là "thảm họa".
Sống cùng lịch sử vốn được Nhà nước đặt hàng để kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Phim được Cục Điện ảnh tổ chức ra mắt báo giới ngày 23/4 kèm với việc công bố những thông tin về các hoạt động điện ảnh. Nhưng sau đó, sau một số bài nhận xét về phim, Sống cùng lịch sửkhông được nhắc đến nữa. Cho đến khi những ngày qua, bộ phim này trở lại các mặt báo với thông tin đã bị đá bay khỏi một số rạp Hà Nội vì không bán được vé.
Cảnh trong phim Sống cùng lịch sử.
Đây là điều không có gì bất ngờ vì bộ phim này ra rạp "không kèn không trống" như nhiều "ca" trước. Ngay cả giới truyền thông cũng không mấy ai nhận được thông tin về việc ra rạp dịp này. Ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc Trung tâm chiếu phim quốc gia, một đơn vị thuộc Bộ VHTTDL cho biết Sống cùng lịch sử do chính Hãng phim truyện VN liên hệ với Trung tâm đưa phim ra rạp.
Vì Sống cùng lịch sử được chiếu thương mại ngoài rạp, không nằm trong chương trình chiếu phim kỷ niệm nên khi phim không bán được vé, không đủ để tổ chức suất chiếu thì Trung tâm chiếu phim quốc gia cũng đành phải đẩy phim ra để nhường cho các phim khác. Ông Dương cho biết nếu như Sống cùng lịch sử được chiếu thương mại ngay sau tuần phim 7/5 và nếu quảng bá tốt thì có lẽ tình hình khả dĩ hơn.
Cùng chung cảnh ngộ với Sống cùng lịch sử là Đam mê. Phim này được làm từ năm 2012, từng tham dự LHP quốc tế Hà Nội nhưng mãi tới thời điểm này mới được chiếu thương mại ngoài rạp. Phim cũ, dở, cộng với việc PR kém nên Đam mê cũng nhanh chóng bị rút khỏi rạp chiếu. Vấn đề là ở chỗ, Sống cùng lịch sử và Đam mê đều là những phim được làm theo đặt hàng của Nhà nước.
Làm phim kiểu "đem con bỏ chợ"
Lâu nay, các hãng chỉ biết nhận tiền và làm phim, chuyện PR cho đứa con tinh thần của mình cứ như chuyện của ai. Phim ra mắt là cũng xong, không ai còn quan tâm đến chuyện phim bán vé thế nào, có bao nhiêu người xem vì tiền làm phim không phải của họ vì thua lỗ đã có nhà nước chịu. Chính vì tâm lý này nên bao năm qua có biết bao nhiêu phim tiêu tốn tiền của nhưng cùng chung một số phận: ế ẩm rồi đắp chiếu.Trong khi đó, các bộ phim của tư nhân lại hoàn toàn trái ngược. Một đội ngũ PR, phát hành đứng sau liên tục cung cấp thông tin ra ngoài từ lúc phim chưa bấm máy đến khi phim đã chiếu nát ngoài rạp. Mọi khía cạnh của phim từ hậu trường, diễn viên đều được khai thác triệt để theo kiểu dội bom khiến một bộ phim dù có dở đến mấy cũng phủ kín các phương tiện truyền thông, để đảm bảo ai cũng biết bộ phim đó ra rạp. Khi tự bỏ tiền túi ra làm phim thì người ta sẽ tự biết "của đau con xót" mà lo cho số phận của nó.Cùng thời điểm Sống cùng lịch sử ra rạp cũng là lúc bộ phim Scandal - Hào quang trở lại ra rạp. Tuy nhiên, cách truyền thông cũng như số phận của hai bộ phim này là hoàn toàn khác nhau bởi Scandal - Hào quang trở lại đã tìm mọi cách để tiếp cận với công chúng nhiều nhất có thể trong khi Sống cùng lịch sử thì không. Phải chăng các nhà sản xuất tự cho rằng phim của mình hay, phim của mình thuộc đẳng cấp khác nên khán giả sẽ tự tìm đến xem mà không cần giới thiệu?
Các phim do tư nhân sản xuất luôn được PR triệt để.
Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân từng phân trần rằng Sống cùng lịch sử được nói là được rót 21 tỷ đồng nhưng trên thực tế chỉ còn khoảng 13-14 tỷ đồng đổ vào phim, còn lại dành để chi phí những việc khác của hãng. Chi phí khác ở đây chủ yếu là dùng cho việc trả lương cho nhân viên, vận hành hãng phim truyện Việt Nam.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Một bộ phim sập có thể khiến một hãng phim chết theo mà bằng chứng là những thất bại mà nhiều nhà làm phim đã gặp phải như Chánh Tín, Phước Sang... Nhưng với các hãng phim nhà nước, một bộ phim làm ra không ai xem thì chắc chắn là chẳng có ai chết, không có hãng phim nào bị đóng cửa.Trở lại câu hỏi đầu tiên: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi những bộ phim tiêu tốn hàng tỷ tiền đóng thuế của người dân làm ra rồi để đắp chiếu? Trước câu hỏi này, ông Phan Đình Tân, người phát ngôn của Bộ VHTTDL nói tại thời điểm sáng 19/9 ông phải nắm thông tin về vụ việc. Tuy nhiên, Cục Điện ảnh trước hết phải trả lời vấn đề này vì trước hết họ chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ông Tân cũng công nhận khâu quảng bá của tất cả các phim nhà nước hết sức hạn chế và quá khiêm tốn.Khi liên hệ với ông Phan Đình Thanh, Phó Cục trưởng phụ trách tài chính của Cục Điện ảnh để hỏi về vấn đề này song ông Thanh từ chối trả lời với lý do không phải người phát ngôn của Cục Điện ảnh. Liên hệ với Cục phó Đỗ Duy Anh, người được chỉ định phát ngôn cho Cục Điện ảnh, nhưng cũng chưa nhận được câu trả lời.Bộ VHTTDL chính là chủ đầu tư của các dự án phim nhà nước. Tuy nhiên Bộ VHTTDL đã giao cho Cục Điện ảnh làm việc này. Mỗi bộ phim trước khi được đưa vào sản xuất đều phải do liên bộ (Bộ Văn hóa, Bộ Tài chính, Cục Điện ảnh, Cục quản lý giá...) duyệt kinh phí đầu tư.Song thật kỳ lạ là trong các khoản chi cho phim được nhà nước tài trợ không có khoản nào duyệt cho mục PR (trong khi tại Hollywood, kinh phí quảng bá thường bằng chi phí sản xuất). Phần làm hậu kỳ chỉ được duyệt khoảng 100 triệu đồng. Dự toán kinh phí của các phim cũng dành rất ít cho việc quảng cáo.Do vậy, nếu đạo diễn hay nhà sản xuất nào xót phim, xót cho công sức của bao người tham gia làm phim thì tự tìm cách vận động quảng bá cho phim, hay tự bỏ tiền túi ra để PR cho phim như trường hợp của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng (Những người viết huyền thoại) hay nhà sản xuất Hồng Ngát (phim Gương trời, Những người con của làng).
Theo Hạnh Phương/ Vietnamnet
Phim 21 tỷ đồng không bán nổi một vé Trong hai tuần trụ ở Rạp Kim Đồng, ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, bộ phim "Sống cùng lịch sử" không bán được dù chỉ một vé. Cuối tháng 8, đầu tháng 9 có năm phim Việt ra rạp: Mất xác, Sống cùng lịch sử, Mộ gió, Đam mê, Scandal 2 - Hào quang trở lại. Trong số những phim này chỉ...