Bi kịch người phụ nữ phải lòng “phi công trẻ”
Mặc dù được nhiều người đàn ông đàng hoàng, tử tế yêu thương nhưng không hiểu sao người phụ nữ ấy lại phải lòng một kẻ bê tha rượu chè, vũ phu. Và cái kết cho cuộc tình này là…
Mối tình oan trái với “phi công trẻ”
Trưa 6/5, người dân xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, sửng sốt khi biết tin Lê Cảnh Thông (SN 1962) ở xóm 1, xã Lạng Sơn dùng búa đánh chết người tình là bà Nguyễn Thị Hương (SN 1957), trú tại xóm 3, xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn.
Ngồi trong căn nhà nhỏ, em Nguyễn Văn Mạnh (SN 1995) con trai út nạn nhân ngậm ngùi tâm sự, bố mẹ li hôn khi em còn bé, từ đó một mình mẹ nuôi 4 người con (3 gái, 1 trai) lớn khôn. Để có tiền cho con ăn học, bà Hương đi làm thuê, làm mướn khắp nơi. Cuộc sống khó khăn, nhiều lần bà phải nhịn đói để nhường bát cơm, con cá cho các con.
Thời gian trôi nhanh, 3 cô con gái đầu lần lượt lấy chồng, chỉ còn hai mẹ con nương tựa vào nhau sống qua ngày. Học hết cấp 3, em Mạnh ra Hải Phòng đi làm thuê, từ đó một mình bà Hương sống trong căn nhà nhỏ. Năm 2012, bà Hương quyết định xuống xã Lạng Sơn để cuốc cỏ chè thuê.
Trong một lần cuốc cỏ chè, vì khát nước bà Hương ghé vào nhà ông Lê Cảnh Thông, sống một mình trong căn nhà gần đó xin nước uống. Lần đó, họ đã nói chuyện với nhau rất lâu, hai người kể cho nhau nghe cuộc sống khổ cực của mình. Ông Thông tâm sự trước đây ông có vợ và 5 người con, sau đó do mâu thuẫn nên vợ chồng li dị, các con đều về ở với mẹ, còn ông sống một mình tại căn nhà nhỏ này.
Sau khi nghe những lời tâm sự đó, bà Hương tỏ ra cảm thông cùng chung cảnh ngộ. Lần gặp gỡ vô tình đó đã để lại nhiều suy nghĩ trong tâm trí người đàn bà đơn độc. Thấy ông sống một thân, một mình lại đau ốm quanh năm mà không có ai chăm sóc nên bà thường ghé đến nhà cơm nước, giặt giũ thuốc thang cho ông. Một thời gian sau cả hai có tình cảm với nhau.
Trong thời gian về chăm sóc cho người tình, bà Hương đã nghe những điều không hay về người đàn ông này, như ông là một người rượu chè bê tha, thường xuyên đánh đập vợ con. Cũng vì không thể chịu đựng được những trận vũ phu nên người vợ đã viết đơn li hôn, đưa con về nhà ngoại sống. Thế nhưng bỏ ngoài tai tất cả, bà Hương hết mực thương ông, muốn ở bên chăm sóc để ông có thể từ bỏ rượu chè làm lại cuộc đời.
Về phía những đứa con của bà Hương, sau khi nghe tin mẹ mình qua lại với ông Thông, họ ra sức phản đối vì sợ mẹ mình phải chịu đau khổ. Thế nhưng, trái với suy nghĩ của những người con, bà Hương lại tỏ ra cương quyết với quyết định của mình. Em Mạnh kể lại, trong khoảng thời gian đó, ông Thông có đến nhà em rồi thề thốt rằng sẽ đối xử tốt với mẹ của em, do vậy chị em Mạnh yên tâm. Cuối năm 2012, bà Hương chuyển về sống chung với ông Thông mà không đăng kí kết hôn.
Mới đầu cuộc sống của hai người khá hạnh phúc, hàng ngày hai ông bà cùng nhau đi làm ruộng sắn, ruộng ngô, về nhà cả hai cùng nấu nướng, ăn uống vui vẻ. Tuy nhiên, thời gian hạnh phúc đó chẳng được bao lâu, sau thời gian ngắn đó ông Thông bắt đầu rượu chè bê tha, không chịu lao động. Toàn bộ tiền bạc của người vợ tiết kiệm được đều bị người chồng hờ lấy đi mua rượu uống. Nhiều hôm không có tiền, ông còn lôi bà ra đánh thậm tệ. Mặc dù vậy, người phụ nữ này vẫn cố gắng chịu đựng, kiên trì ở lại chăm sóc người tình, với hi vọng ông ta sẽ thay đổi tâm tính. Tuy nhiên càng ngày ông ta càng sa đà vào rượu chè, thường xuyên thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với người tình.
Sau nhiều lần cắn răng chịu đựng sự hành hạ của người chồng hờ, bà Hương cảm thấy mệt mỏi, muốn thoát khỏi cuộc sống địa ngục này. Quyết định của bà càng quyết liệt hơn khi trong một lần uống rượu say ông Thông đã bóp cổ bà Hương, rất may lúc đó bà đã kịp thời chạy thoát. Sau lần chết hụt đó, làng xóm và con cái đều khuyên bà không nên chung sống với người đàn ông đó nữa. Nghe lời mọi người bà Hương vào miền Nam làm thuê, quyết tâm cắt đứt với người tình.
Video đang HOT
Căn nhà của Thông nơi xảy ra vụ án mạng.
Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang
Tuy nhiên, mới đi làm được vài tháng bà nhận được tin ông Thông ở nhà đã tự dùng dao cắt cổ tự tử, phải nhập viện điều trị. Vậy là bà lại lặn lội từ miền Nam về quê để chăm sóc cho người đàn ông đó. Từ đó hai người quay lại chung sống với nhau. Mặc dù được bà cung phụng tiền mua rượu nhưng mỗi lần say người đàn ông đó lại đánh đập bà Hương không thương tiếc. Làng xóm, gia đình ra sức khuyên ngăn nhưng họ không hiểu vì sao người phụ nữ này vẫn kiên quyết sống với người tình.
Và sự việc đau lòng đã xảy ra trước sự ngỡ ngàng của những người dân nơi đây. Khoảng 19h, ngày 5/5, làng xóm bỗng nghe tiếng ông Thông và bà Hương cãi nhau dữ dội. Tuy nhiên, vì việc cãi vã của họ xảy ra thường xuyên nên cũng không ai để ý. Đến 20h, họ không nghe tiếng cãi vã nữa, thay vào đó là sự im lặng khác thường.
Trưa 6/5, một người đàn ông trong xã đến nhà ông Thông để làm thủ tục bán vườn. Vừa bước vào cổng anh ta đã nghe tiếng ông Thông nói vọng ra: “Tôi lỡ tay đánh chết bà Hương rồi nhờ anh đến báo CA xã cho tôi với”. Nghe giọng ông Thông nói thều thào biết không phải là nói đùa, người đàn ông này nhìn vào nhà giật mình khi thấy máu khắp nhà.
Nhận được tin, CA xã lập tức đến hiện trường, đến nơi mọi người như không tin vào mắt mình khi thấy bà Hương nằm giữa nhà, người dính đầy máu, còn ông Thông đang thoi thóp nằm cạnh bên. Thì ra sau khi sát hại người tình, ông Thông đã tự dùng búa đập vào đầu mình để tự sát. Ngay lập tức lực lượng CA liền đưa hung thủ đến BV cấp cứu. Do vết thương nhẹ lại được sơ cứu kịp thời nên y đã tỉnh lại và không bị nguy hiểm tính mạng.
Ông Chu Văn Phong, Phó trưởng CA xã Lạng Sơn cho biết: “Tại trụ sở CA Thông khai nhận chính mình đã dùng búa đánh vào đầu bà Hương khiến bà tử vong. Khi được hỏi nguyên nhân vì sao lại có hành động như vậy thì y bảo do say rượu nên không làm chủ được hành động”.
Em Mạnh tâm sự: “Cả cuộc đời mẹ đã chịu nhiều khổ cực vậy mà nay lại phải chết oan uổng như vậy. Mẹ đối xử rất tốt với ông Thông nhưng thật không ngờ ông ta lại nhẫn tâm sát hại bà. Giờ đây em chỉ mong pháp luật trừng trị hung thủ một cách thích đáng để lấy lại công bằng cho mẹ em”.
Ngày 7/5, CA huyện Anh Sơn đã tiến hành bắt khẩn cấp đối với Lê Cảnh Thông về tội giết người.
Theo vietbao
Tận mắt xem thuật thôi miên ở Hà Nội
Ông Quân yêu cầu anh Sơn xòe bàn tay trái ra , bấm móng tay vào điểm bí ẩn trên 2 đường chỉ tay và bảo anh nhắm mắt nhớ lại những lúc anh đã sợ hãi khi đứng trên độ cao...
Xóa bỏ nỗi sợ hãi
Người trực tiếp sử dụng thuật thôi miên là thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân, ông vừa là thầy giáo, vừa là giám đốc của trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam.
Trong căn phòng rộng hơn 30m2, hàng chục gương mặt già, trẻ, trai, gái háo hức chờ đợi được tận " mục sở thị" thuật thôi miên mà bấy lâu nay thường được nghe nói tới với đầy màu sắc huyền bí, kỳ lạ.
Lớp học thôi miên.
Bắt đầu buổi học, thầy Nguyễn Mạnh Quân đưa mọi người về với các nỗi sợ hãi trong giấc ngủ. Những người từng sợ các loài vật (rắn, rết, chó...) đến nỗi trong giấc ngủ họ thường mơ đến và trở thành cơn ác mộng đeo đẳng cuộc sống, hoàn toàn có thể loại bỏ sự sợ hãi này thông qua liệu pháp thôi miên.
Ngay tại lớp học, chúng tôi được chứng kiến trường hợp của chị Nguyễn Thị Hương ở Sóc Sơn, Hà Nội. Cách đây 5 ngày, chị Hương đến khóc lóc, nói với thầy Quân rằng vài tháng nay chị không ngủ được. Hằng đêm cứ chợp mắt chị lại tưởng tượng ra rắn rết, những loài vật đang bủa vây xung quanh, chầu chực như muốn ăn tươi nuốt sống khiến chị sợ hãi và khóc thét lên. Những cơn mơ màng như thế kéo dài khiến chị không ăn uống, nghỉ ngơi được. Sức khỏe chị yếu dần, ảnh hưởng rất nhiều tới công việc.
Việc đầu tiên vị "pháp sư" Nguyễn Mạnh Quân làm là trấn an tinh thần chị Hương, cho chị nhớ lại những lần sợ hãi con vật đó như thế nào. Sau đó đưa chị vào trạng thái thôi miên, dẫn dụ chị bằng lời nói. Trong quá trình chị Hương ở trạng thái thôi miên, ông Quân nói rằng, loài vật dù hung dữ đến đâu, nhưng vẫn có những điểm yếu, cũng như nhưng giây phút thật đáng yêu. Ví dụ như nếu như chúng ta sợ chó, chúng ta chạy nó sẽ lao tới cắn. Thay vào đó, chúng ta hãy đứng im một chỗ, nghĩ về những điều tốt đẹp nhất của con chó đó. Chú chó đó không những không cắn mà còn vẫy đuôi mừng người khách lạ như chủ của mình.
Với phương pháp đó, chị Hương được ông Quân trị liệu 5 buổi, cho tới buổi hôm chúng tôi có mặt chị Hương đã hoàn toàn bình tĩnh và có được giấc ngủ ngon.
Khác với chị Hương, Anh Nguyễn Văn Sơn (Long Biên, Gia Lâm, Hà Nội) bị chứng bệnh sợ độ cao từ nhỏ.
Anh Sơn đang được thôi miên để hết sợ độ cao.
Khi bước lên cầu thang hay đứng trên độ cao người anh run bắn lên. Có lần anh ngã từ trên cao xuống đất gãy mấy chiếc xương sườn. Ông Quân yêu cầu anh Sơn xòe bàn tay trái ra, bấm móng tay vào điểm bí ẩn trên 2 đường chỉ tay và bảo anh nhắm mắt nhớ lại những lúc anh đã sợ hãi khi đứng trên độ cao.
Sau đó ông truyền ám thị, nói với anh Hải rằng độ cao không là vấn đề gì ghê gớm cả. Trấn an tinh thần cho anh Sơn một lúc rồi ông yêu cầu anh mở mắt ra đi lên sân thượng của tòa nhà 6 tầng. Anh Sơn tự tin nhìn xuống đất và hét lên thật to: "Từ nay tôi không sợ độ cao nữa". Mọi người trong lớp học thán phục, vỗ tay khen ngợi khả năng diệu kỳ của thôi miên mà ông Quân mang lại.
Ông Quân bảo, chứng sợ độ cao, sợ thú vật và những thứ bệnh vô hình khác, nếu không chữa kịp thời, nó sẽ trở thành bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mọi người.
Cắt mất ngủ, trầm cảm
Để minh chứng cho tác dụng hữu ích của thôi miên, thầy Quân giới thiệu cụ Lê Thị Thơm, một cụ bà già nhất trong lớp học. Cụ Thơm vốn là người bị nhiều bệnh về xương khớp, mất ngủ triền miên trong nhiều năm, vì thế cụ muốn được dạy thôi miên. Biết cụ già cả, khó khăn, thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân Quân đã miễn giảm hoàn toàn học phí trong khóa học.
Cụ Thơm cảm kích thuật thôi miên và cảm tạ, thầy Quân cũng chắp tay trả lễ.
Trong mấy ngày đầu đến lớp học thôi miên, sức khỏe cụ Thơm rất yếu, đi còn không vững nhưng vài hôm sau, sau khi sử dụng thuật thôi miên, bà Thơm đến gặp ông Quân nhiều người không nhận ra vì da dẻ cụ hồng hào, sức khỏe của cụ được nâng lên. "Tôi về luyện tập các phương pháp ông Quân dạy, hiệu quả đến mức tôi cũng không tin, đêm đến tôi cứ đặt lưng xuống là ngủ ngon lành", cụ Thơm cho biết.
Luyện trí nhớ siêu phàm
Ngoài những điều kì diệu giúp ích cho sức khỏe con người, "pháp sư" Nguyễn Mạnh Quân chứng minh thôi miên còn tăng cường khả năng "đọc nhanh, nhớ sâu", rất có lợi cho công việc và học tập.
Có mặt tại lớp học, Chị Lý Thanh Yên, công tác bên Công ty Chứng Khoán Hà Nội cho hay, kết quả khóa học làm chị hoàn toàn bất ngờ, khi bước vào khóa học chị chỉ đọc 600 từ/ phút. Sau 4 buổi chị có thể đọc được 1,200 từ/phút.
"Ngoài đọc nhanh tôi biết nguyên lý hoạt động của bộ não, ảnh hưởng đến tâm lý của con người, nó là phương pháp thư giãn cơ thể rất tốt. Nếu ai có thể học tập được phương pháp này thì có thể làm chủ được mọi công việc trong cuộc sống", chị Yên kể.
"Thầy Quân dạy phương pháp ghi nhớ, ứng dụng thôi miên và sức mạnh của sự hình dung để ghi nhớ, biến những cái hay quên trở thành cái nhớ nhất. Những điều mà nhiều người tưởng chỉ những người "đặc biệt" hay "kỳ lạ" mới làm được thì bây giờ tôi và các học viên trong lớp thực hiện rất đơn giản và thoải mái".
Theo vietbao
Người đàn ông tái sinh từ cõi chết Đã có lúc, cuộc đời đối với anh coi như vứt bỏ. Đã từng buông xuôi tất cả để nghĩ về cái chết như một cách giải thoát cho bản thân trước những lỗi lầm. Phương mặt quỷ và những hình săm ghê rợn Thế nhưng, trong những giờ phút đen tối nhất, cuộc sống đã ban tặng cho anh một phép nhiệm...