Bi kịch người phụ nữ bị em chồng cắn đứt đốt tay
Lấy chồng 4 năm nhưng có thâm niên 3 năm bị bạo hành gia đình khiến chị Ngô Thị Duyên tuyệt vọng. Điều đáng nói, cái gọi là bạo hành mà chị phải gánh chịu lại xuất phát từ người… em gái của chồng.
Mới đây nhất, vào 7h tối ngày 13/5, chị Duyên bị người em chồng này cắn đứt 1 đốt ngón tay, phải nhập viện.
Chị Duyên với những vết thương sau khi bị cô em chồng đánh đập
“Bà cô bên chồng”
Ngày 15/5, chị Ngô Thị Duyên (28 tuổi, trú thôn 2, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng) có đơn kêu cứu gửi chính quyền xã và báo chí về việc mình bị em chồng đánh đập và cắn đứt một đốt tay.
Theo lời kể của chị Duyên, vợ chồng chị và vợ chồng H. (em chồng Duyên) từng là bạn cùng đi bán hàng đa cấp. Nhà Duyên và nhà H chung cửa qua lại, đều trong khu đất của bố mẹ. Chồng Duyên là cán bộ đoàn xã nên hay đi sinh hoạt vào buổi tối. Duyên thường bị em rể là N.M.H (chồng H) qua nhà và có thái độ khiếm nhã.
Nhiều lần như thế không chịu được, đến tháng 4/2011, Duyên đã nói với chồng là anh Lê Công Nhân. Anh Nhân đã gặp em rể yêu câu chấm dứt việc làm sai trái. Từ đó H. hay chửi mắng anh trai và quy tội cho chị dâu là làm xấu mặt chồng mình. Cứ có gì không vừa ý, H. lại thẳng tay “xử” chị dâu, mắng chửi, đánh đập.
Chị Duyên tâm sự: “Chồng tôi là đảng viên, cán bộ đoàn nên, tôi đã cố chịu đựng vì sợ làm to chuyện, ảnh hưởng đến uy tín của anh ấy”.
Tính đến nay đã 12 lần chị bị H. hành hung, đến giờ chị vẫn nhớ từng tháng ngày cụ thể, lần nào nặng thì đi viện; nhẹ thì sưng mặt, người đau ê ẩm…
Lý giải về sự im lặng của mình, anh Lê Công Nhân nói: “Vì nó là em ruột tôi nên nhiều lúc tôi thành kẻ bất lực. Ngày vợ tôi có thai đứa thứ 2 được 7 tháng, nó cũng chẳng kiêng tay. Vợ tôi đang tắm trong nhà tắm, nó vào tận đấy cầm tóc lôi ra đánh cho bằng hả. Tôi đã phải đóng cửa nhà mình dẫn vợ sang bên phố để tạm lánh. Đến khi vợ sinh phải đưa về quê ngoại nhờ cậy. Hôm mẹ tròn con vuông tôi thuê xe đưa vợ về lại nhà mình. Vừa từ trên xe bước xuống, cái H. đã đánh đuổi chị dâu không thương tiếc” .
Đêm 13/5, trong lúc anh đang bế con ngoài sân, H. và chị Duyên có lời qua tiếng lại. Anh chưa kịp vào can ngăn đã nghe tiếng kêu cứu của vợ. Anh Nhân chạy vào thì thấy em gái đang đè ngửa chị dâu ra đất để đánh. Đến khi anh Nhân kéo được H. ra thì thấy vợ quằn quại kêu đau, máu từ bàn tay phải đang phun ra. Trong lúc mọi người chưa kịp hiểu nguyên nhân thì H. đã nhổ từ miệng ra một đốt ngón tay của Duyên. Anh Nhân chia sẻ, sự việc đến nông nỗi này, anh đành nhờ cậy hết vào chính quyền địa phương, anh không thể dạy bảo được em mình nữa.
Cũng theo anh Nhân, vợ chồng anh và vợ chồng em gái vốn có mâu thuẫn trong việc tiền bạc. H. thường lấy cớ này để đánh đập chị dâu.
Chị Nguyễn Thị Hằng trú cùng xã Bắc Sơn, nói: “Chuyện Duyên về làm dâu đất này giống như tiểu thuyết. Việc nó bị em gái chồng mắng chửi, đánh đập ở xã này ai chả rõ”.
Video đang HOT
Còn chị Lê Thị Hương (em họ chồng Duyên) thẳng thắn: “Dù chị H là chị gái tôi nhưng tôi thừa nhận là chị ấy nóng, ngang tính và rất táo tợn. Bố tôi cũng khuyên can chị ấy nhưng càng khuyên chị ấy càng làm tới. Việc chị H. nhiều lần đánh đập, chửi bới nhục mạ chị Duyên là quá đáng”.
Nhiều ngày nay, chị Duyên trong thể trạng xanh xao, gầy yếu đang được điều trị tại Bệnh viên đa khoa huyện An Dương. Bác sĩ cho biết, bệnh viện tiếp nhận chị trong tình trạng chảy nhiều máu, đốt tay đã bị cắn rời, không thể làm thủ thuật nối lại được. Ngón tay trỏ áp đó cũng bị cắn sưng cứng. Sau mười ngày điều trị, vết thương của chị Duyên có dấu hiệu nhiễm trùng nên lại phải nhập viện để tiếp tục theo dõi.
Chính quyền coi “chuyện nhỏ” (!)
Ngay khi nhận được đơn kêu cứu của chị Duyên, chúng tôi đã có buổi làm việc với công an và hội phụ nữ xã Bắc Sơn. Ông Lê Quốc Trung, trưởng công an xã, cho biết, có nhận được đơn của chị Duyên và đã gọi H. lên hỏi tình hình. “Đây là chuyện nhỏ, chưa có tính nghiêm trọng, cấp bách nên cũng chưa cần giải quyết ngay” – ông Trung nói.
Bà Hoàng Thị Bé, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bắc Sơn, xác nhận: Hội Phụ nữ có biết chuyện mâu thuẫn gia đình giữa chị Duyên và em chồng kéo dài lâu nay. Việc chị Duyên bị cắn đứt tay hội cũng có nghe. Can thiệp chuyện này thì cũng… ngại vì đấy là việc riêng của gia đình bà Nguyễn Thị Yên (mẹ chồng chị Duyên, mẹ đẻ của H., đang là Chi hội trưởng Hội Phụ nữ, thành viên ban hòa giải thôn 2 của xã này).
Lẽ nào vì có mẹ chồng là Hội trưởng Hội Phụ nữ, có chồng là đảng viên nên việc chị Duyên bị em chồng bạo hành nhiều năm liền vẫn mãi chỉ là “chuyện nhỏ”?
Còn nhớ cũng tại huyện này, cách đây không lâu, cũng vì chuyện bạo hành gia đình kéo dài không được chính quyền can thiệp kịp thời, đã dẫn đến vụ đốt cả 6 người trong một gia đình, gây kinh hoàng trong dư luận.
Theo Dantri
Tắm Phật, làm việc thiện mừng Đại lễ Phật đản
Đón mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2557, nhiều hoạt động của phật tử và nhân dân thủ đô diễn ra sôi động như đêm hội hoa đăng tại chùa Quán Sứ, thanh thiếu niên phật tử đạp xe diễu hành trao quà từ thiện, nghi lễ tắm Phật tại chùa Bằng A...
Nằm trong chương trình hoạt động Phật sự chào đón mùa lễ Phật đản Phật lịch 2557 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và kỷ niệm 50 năm ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức đã xả thân vì đạo, vì độc lập dân tộc, bảo vệ truyền thống phật giáo và văn hóa Việt Nam, sáng 19/5, hàng trăm thanh thiếu niên phật tử thủ đô đã khởi hành cùng nhau đạp xe hưởng ứng cổ động phong trào kính mừng Phật đản.
Đường phố được trang hoàng rợp cờ hoa đón mừng Đại lễ Phật Đản. (Ảnh: Cẩm Vân)
Đoàn diễu hành đã dâng hoa tại Đài tưởng niệm Bắc Sơn nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, diễu hành quanh Hồ Hoàn Kiếm và đến dâng hương lễ Phật tại chùa Lý Triều Quốc Sư. Cùng hoạt động diễu hành, chiều cùng ngày, đoàn đã đạp xe đến khu vực Bãi giữa Sông Hồng phát quà từ thiện tới những gia đình khó khăn, cùng chia sẻ với các hộ nghèo và bất hạnh.
Bạn Nguyễn Văn Thanh, sinh viên trường Đại học Bách Khoa, thành viên đoàn diễu hành phấn khởi: "Được cùng các bạn tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân ái đúng dịp Đại lễ Phật đản em cảm thấy rất vui và phấn khởi. Trao quà từ thiện cho những hoàn cảnh khó khăn, mỗi người trong đoàn đều xúc động bởi sự ấm áp, gần gũi của lòng nhân ái trong tâm mỗi người như đúng lời Đức Phật dạy".
Hàng trăm các thanh thiếu niên phật tử đạp xe diễu hành, dâng hoa tại Đài tưởng niệm Bắc Sơn và trao quà từ thiện.
Tại chùa Quán Sứ, đêm hội hoa đăng và viết lời ước nguyện trên lá Bồ Đề tại sân chính điện đã diễn ra long trọng với sự tham dự của đông đảo thanh niên Phật tử và nhân dân thủ đô.
Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những lời chia sẻ sâu sắc về ý nghĩa đêm hội hoa đăng. Truyền đăng tức là đem ánh sáng chính pháp soi khắp muôn nơi, đem lại hòa bình và an lạc cho thế giới và nhân loại.
Đêm hội hoa đăng và viết lời ước nguyện trên lá Bồ Đề tại chùa Quán Sứ.
Tại chùa Bằng A, khắp các nẻo đường rợp cờ hoa đón mừng ngày Phật Đản. Không khí đón mừng Phật Đản sôi động rực rỡ ở đây đã trở thành ngày hội truyền thống của tất cả chư tăng Phật tử, thanh thiếu niên, nhi đồng sinh hoạt tại chùa và của cả dân cư khu vực. Đặc biệt, nghi lễ tắm Phật diễn ra hết sức trang trọng. Hàng trăm người dân cùng cả gia đình, người thân thành kính đón đoàn rước Phật và làm lễ tắm Phật cầu mong an lành, hạnh phúc.
Chị Nguyễn Thị Vân, trú tại Giảng Võ - Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ: "Tôi đưa con trai của mình đến lễ Phật mong muốn con của mình sẽ biết hướng tới chữ tâm, chữ thiện khi lớn lên và biết sống hiếu thuận với cha mẹ theo lời Đức Phật dạy".
Sáng 17/5, đông đảo Phật tử tập trung tại các ngôi chùa tại TPHCM để tham gia nghi thức tắm phật, nhân mùa Phật lịch 2557 để tỏ lòng tôn kính, hân hoan của người con Phật đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ trên cuộc đời. Nghi lễ tắm Phật dựa vào truyền thuyết hai vị Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa trong ngày đản sanh. Ngày kỷ niệm Phật đản là mùng 8 tháng 4 âm lịch nên lễ tắm Phật được tổ chức vào ngày này. Đến năm 1950, Phật giáo thế giới thống nhất kỷ niệm Phật đản vào ngày 15 tháng 4 âm lịch nên sau đó, ngày Lễ tắm Phật cũng được thay đổi, các chùa có thể tổ chức lễ này trong các ngày từ mùng 8 đến rằm tháng 4.
Sáng 17/5 (mùng 8 tháng 4 âm lịch), nhiều chùa tại TPHCM tổ chức Lễ tắm Phật như: chùa Xá Lợi (quận 3), chùa Phước Duyên (quận 4), chùa Như Lai (quận Gò Vấp), chùa Đông Linh (quận Hóc Môn)... Bên cạnh đó, cũng có chùa chỉ bài trí tôn tượng trong ngày Phật đản vào rằm tháng 4 mà không tổ chức lễ tắm Phật như chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn)...
Đối với các Phật tử, ngày lễ Phật đản cùng nghi thức tắm Phật (lễ Mộc dục) đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp nên không chỉ tại các ngôi chùa mà một số Phật tử cũng bài trí tôn tượng Phật đản sinh ở nhà mình với sự tôn kính và lòng nhiệt thành.
Cầm cành hoa huệ nhúng vào chậu nước thơm thực hiên nghi thức tắm Phật
Tắm Phât tại chùa Đông Linh
Nhiều bạn trẻ hân hoan tham gia lễ tắm Phật tại quán trà đạo trên đường Phùng Văn Cung (quận Phú Nhuận, TPHCM). Anh Minh Hoàng, chủ quán trà cho biết: "Tôi muốn chia sẻ một không gian văn hóa với mọi người, xây dựng cho giới trẻ thói quen cung kính khi lễ Phật và khiêm cung trước những điều thiện".
Tại Quảng Ninh, tối 17/5 diên ra lễ đúc tim tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tổ chức tại chùa Trình - Yên Tử (TP Uông Bí) với sự tham dự của ông Nguyễn Văn Đọc - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; Thượng tọa Thích Thanh Quyết - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh; GS Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam... cùng đông đảo phật tử nhân dân địa phương.
Tưng bừng nghi lễ rước kiệu và tắm Phật tại chùa Bằng.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Ủy viên Thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Trưởng ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh đọc thông điệp của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ gửi tới tăng, ni, cư sỹ, phật tử nhân đại lễ Phật đản. Với tinh thần: "Kế thừa-ổn định-phát triển", GHPGVN tiếp tục khẳng định truyền thống đồng hành cùng dân tộc.
Cũng tại buổi lễ, đông đảo tăng, ni phật tử và nhân dân đã cùng tham dự lễ đúc tim tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Dự kiến, công trình Bảo tượng Trần Nhân Tông nặng 140 tấn đồng trên đỉnh An Kỳ Sinh sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay
Theo Dantri
Xương người bị đốt: Lập biên bản người chết Gần một năm sau khi nữ thủ quỹ Dương Thị Thủy Bình Hà mất tích, những khuất tất trong thu chi tài chính mà bà Hà tố cáo đã được UBND huyện Châu Đức kiểm tra. Điều đáng nói là sau khi có kết luận của đoàn kiểm tra, huyện cũng lập luôn biên bản sai phạm đối với người đã khuất (!?)....