Bi kịch người đàn bà “quỷ ám” ở Quảng Trị
Tôi cũng không biết gọi căn bệnh của bà là gì nữa, thôi thì gọi theo tên mà người dân ở đây đặt cho là bệnh “ quỷ ám”.
Người đàn bà không may bị mang cái tên ấy là bà Nguyễn Thị Liên ở thôn Hoà Bình, xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trên cơ thể của bà cơ man nào là mụn thịt, chúng mọc chi chít khắp người từ chân, tay… đến nỗi không nhận ra mặt người nữa.
Căn bệnh lạ ám ảnh bà Liên hơn 40 năm qua.
40 năm sống với búa rìu dư luận
Con đường độc đạo dẫn vào nhà bà Liên toàn cỏ, cây dại mọc tua tủa, gọi là đường cũng không đúng bởi có lẽ lâu lắm rồi không có ai đi lại nên cây cối choán hết cả lối đi. Ngôi nhà dần hiện ra, nằm lọt thỏm giữa bốn bề cũng toàn là cỏ với cỏ, tách biệt hẳn với ngôi làng, bởi như lời bà nói dân làng sợ căn bệnh lạ của bà “ám” cho cả làng, nên họ đành dựng tạm một cái lán nhỏ ở nơi heo hút ít người lui tới (cái lán sau được thay bằng căn nhà nhỏ do Hội Chữ thập đỏ xã xây tặng vào năm 1995) để bà ở. Ngôi nhà úa màu theo thời gian, rách nát, rêu phong phủ kín bốn bức tường, cây cối cỏ dại xâm lấn trông càng thê lương, lạnh lẽo.
Thấy chúng tôi gõ cửa, gọi tên bà Liên. Cửa hé mở, sau khi biết câu trả lời của chúng tôi là đến thăm. Mắt bà bị những nốt mụn thịt ăn sâu vào võng mạc cố hé mở, nhấp nháy liên hồi trông ngạc nhiên lắm, bởi có lẽ lâu, lâu lắm rồi mới có người đến nhà bà. Khoác vội chiếc áo vá chằng vá đụp mà bà cho rằng là cái lành lặn nhất để tiếp chúng tôi, bà cho biết gần 40 năm nay chưa biết đến cái mùi áo mới là như thế nào, bởi đồ bà mặc hằng ngày đều là của hàng xóm thương tình cho.
Trên cơ thể của bà Liên, những nốt mụn thịt mọc chi chít từ chân, tay đến khuôn mặt, nốt nhỏ bằng hạt bắp, hạt đậu xanh, to thì bằng quả chanh, quả vải thiều… dễ đến hàng ngàn nốt. Chúng xâu xé, tranh giành nhau từng mảng da để mọc và không còn chỗ nào là bằng phẳng cả. Khuôn mặt bị dị dạng, rất khó để nhận ra là mặt người nữa, hai con mắt bị ăn sâu vào hẳn vào phía trong khiến con mắt trái bị mù hẳn, còn mắt phải thì chỉ nhìn được lờ mờ…
Video đang HOT
Khoé mắt lúc nào cũng ầng ậng nước nhìn thẳng ra trước nhà một cách vô hồn, vô định, bà Liên kể về phận đời của mình. Bà sinh ra cũng bình thường như những đứa trẻ hàng xóm khác. Lên hai thì bố qua đời, mẹ đi bước nữa, bà ở với cha dượng. Tuổi thơ gắn liền việc bồng, bế, trông giữ đám em trứng gà trứng vịt cùng mẹ khác cha. Năm lên 7-8 tuổi bà đã phải theo mẹ ra đồng cấy lúa, mót củi, trồng khoai sắn…
Ngôi nhà xập xệ của bà Liên.
Thuở tuổi 17, cô thôn nữ mang vẻ đẹp mộc mạc, thanh tú, dịu dàng khiến bao chàng trai phải ngất ngây men tình. Nhưng xui rủi ập đến với bà đúng vào cái tuổi xuân thì ấy. Lúc đầu, chỉ là vài nốt mụn nhỏ cũng ngứa ngáy, khó chịu lắm. Bà nghĩ chắc cũng sẽ lặn và lành thôi, nhưng càng ngày chúng mọc càng nhiều và ngày một lớn. Gia đình hốt hoảng chạy chữa khắp nơi, hễ nghe ở đâu có thầy giỏi, thuốc tốt là khăn gói lên đường tìm đến. Nhưng tất cả đành chịu thua, vô phương cứu chữa và bà đành sống chung với hàng ngàn nốt mụn thịt ấy.
Bà Liên nói rằng bà cũng không biết năm nay bà bao nhiêu tuổi nữa, chỉ áng chừng khoảng gần 60 tuổi. Vậy là ngót nghét 40 năm bà sống chúng với căn bệnh “quỷ ám” ấy. Và cũng từng ấy năm bà đối mặt với những lời khinh miệt, dị nghị của làng xóm láng giềng. Đau đớn hơn là cả cha dượng và những đứa em mà bà từng bồng bế từ lúc lọt lòng cũng chì chiết, hắt hủi ra mặt và bà rời khỏi nhà từ dạo đó.
Dân làng dựng tạm cái nhà nhỏ nằm lọt thỏm ở nơi hoang vắng, hẻo lánh cho bà Liên ở vì sợ căn bệnh ấy lây cho cả làng. Mỗi lần thấy bà đi ngoài đường là ai cũng muốn tránh thật nhanh, thật xa. Trẻ con thì khóc thét lên, chúng hò hét ném đất, đá vào căn nhà của bà. Bà cũng tủi thân lắm, nhiều lần muốn tìm đến cái chết, nhưng không đủ can đảm. Ai ai thấy bộ dạng của bà cũng xa lánh, hắt hủi, chỉ có mẹ bà là hay lén lút trốn chồng đem thức ăn sang cho bà. Nhưng ông trời thật vô tâm, mẹ bà đột ngột ra đi vì bạo bệnh khi bà Liên chưa đến 30 tuổi và thế là bà đành sống thui thủi một thân, một mình từ đó đến nay.
“Sống vì bản năng chứ tôi xem như đã chết rồi”
Căn nhà hiện tại mà bà Liên đang ở là do Hội Chữ thập đỏ xã Vĩnh Hoà xây tặng hơn 15 năm nay. Nhưng thời gian đã khiến từng mảng gạch, ximăng bong tróc hết cả ra, trông xiêu vẹo và nghiêng ngả lắm rồi. Mái nhà được che bởi 6 tấm tôn barô (chiều dài 1m, chiều rộng 1m). Bà nói căn nhà rất bí bách và ngột ngạt. Trời nắng thì chẳng khác gì “lò lửa bát quái”, cứ hừng hực khiến những nốt thịt chảy mủ vì không tiết được mồ hôi, từng mảng da bong tróc, bỏng rát như hàng ngàn mũi kim châm vào. Mùa mưa cũng khổ lắm, nước trên từng mái tôn cứ nhỏ giọt, tràn loang lổ khắp nhà. Bà phải dùng bao nilông để trám vào chỗ dột ấy, nhưng cũng chẳng ăn thua và đành dùng ly, bát, thau để hứng. Trong căn nhà chẳng có vật dụng gì đáng giá, chỉ có mỗi cái giường tre và ít bộ áo quần mà hàng xóm tặng. Gió lùa từ đầu nhà đến cuối nhà cũng chẳng có vật gì cản.
Bà Trần Thị Táo (54 tuổi) – một người hàng xóm tốt bụng hay qua lại nhà bà Liên. Thấy chúng tôi đến thăm, bà cũng tất tả chạy sang góp chuyện: “Khổ thân chị Liên không may bị bệnh hiểm nghèo, khốn khó chồng chất, lại bị hàng xóm khinh thường, hắt hủi. Từ khi được các cán bộ y tế xã góp ý mãi là căn bệnh của chị Liên không lây nhiễm sang người khác, nên họ cũng ít nhiều bớt kỳ thị”.
Theo như lời chia sẻ của bà Táo thì cách đây hơn 10 năm khi chưa có tiền trợ cấp của xã, thường bữa ăn của bà Liên chỉ là nồi canh lõng bõng rau dại mọc quanh nhà. Hàng xóm sau này hiểu hoàn cảnh đáng thương của bà thì người cho vài lon gạo, kẻ bó rau… Thịt, cá là thứ xa xỉ. Nhưng từ khi nhận được trợ cấp 180.000 đồng/tháng thì bữa ăn của bà cũng được cải thiện ít nhiều, nhưng cũng chẳng nhằm nhò gì, mọi thứ cứ thiếu trước hụt sau.
Bà Liên là người không biết chữ cũng không biết đếm tiền. Hàng xóm nói 5 ngàn thì bà biết đó là 5 ngàn, nói 2 ngàn thì biết đó là 2 ngàn. Số tiền trợ cấp đó do chị Trần Thị Khâm – cán bộ y tế thôn – giữ hộ để mua gạo, thức ăn hằng ngày cho bà. Cuộc sống vật chất là thế, còn cuộc sống tinh thần thì quanh đi quẩn lại đời bà chỉ biết đối mặt với 4 bức tường lạnh lẽo, trống vắng. Không có chị Táo, chị Khâm hay qua lại thì bà cũng chẳng biết nói chuyện với ai. Nói chuyện với chúng tôi, bà cứ lặp đi lặp lại câu nói muốn chết quách cho rảnh nợ với đời, nhiều lúc ao ước bị một trận đau ốm thật nặng cho đến chết luôn… Chị Khâm tâm sự với chúng tôi rằng: “Cuộc đời của chị Liên gắn với từng chuỗi ngày bi kịch, gặp bất hạnh từ nhỏ khi mang trong mình căn bệnh lạ khiến ai cũng xa lánh. Những người như chị Liên rất cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm gần xa để chị có thêm có thêm niềm tin và nghị lực sống”.
Chia tay người phụ nữ mang trong mình căn bệnh “quỷ ám” đang bị hàng ngàn nốt mụn thịt xâu xé, bào mòn sức lực đến tận xương tuỷ ấy khiến chúng tôi không khỏi xót xa phận đời quá là bi kịch quăng quật vào người đàn bà khốn khổ này. Xe chúng tôi khuất dần căn nhà nhỏ lọt thỏm giữa bốn bề cỏ dại, trong đầu tôi bị ám ảnh mãi câu nói của bà Liên: “Tôi sống là vì bản năng thôi, chứ người tôi như là chết từ lâu lắm rồi”.
Mỗi lần thấy bà đi ngoài đường là ai cũng muốn tránh thật nhanh, thật xa. Trẻ con thì khóc thét lên, chúng hò hét ném đất, đá vào căn nhà của bà. Bà cũng tủi thân lắm, nhiều lần muốn tìm đến cái chết, nhưng không đủ can đảm. Ai ai thấy bộ dạng của bà cũng xa lánh, hắt hủi, chỉ có mẹ bà là hay lén lút trốn chồng đem thức ăn sang cho bà. Nhưng ông trời thật vô tâm, mẹ bà đột ngột ra đi vì bạo bệnh khi bà Liên chưa đến 30 tuổi và thế là bà đành sống thui thủi một thân, một mình từ đó đến nay.
Theo vietbao
Quảng Ninh: Chị em mang thân hình "quỷ ám"
Hơn 40 năm sống với những khối u "khổng lồ" trên cơ thể, họ đã phải gồng mình lên để chấp nhận đau đớn của bệnh tật và sự xa lánh của người đời.
Đó là hoàn cảnh của chị Phạm Thị Hoa (1970) và chị Phạm Thị Vui (1975) ở thôn Thành Long, xã An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh. Sinh ra trong một gia đình thuần nông bố mẹ mất sớm, nhà có 5 anh chị em, người anh cả là Phạm Văn Hà (1967), vợ anh bị tai nạn mất một chân, không còn khả năng lao động nặng. Người em út là Phạm Văn Xuân (1979) do hoàn cảnh gia đình nghèo khó, học hành dở dang nên cũng phải lang thang khắp nơi làm thuê kiếm sống. Hiện tại chị Hoa, chị Vui và người em trai Phạm Văn Trọng (1973) sống trong ngôi nhà cũ mà bố mẹ để lại. Chị Hoa, chị Vuiđều không may mắc căn bệnh u xơ thần kinh ngay từ khi mới chào đời.
Chị Hoa và chị Vui sống với thân hình "quỷ ám" suốt bao năm qua.
Chị Hoa chia sẻ: "Ngày nhỏ khối u trên tay tôi không to như bây giờ. Khi đó đi khám bệnh, bác sĩ bảo đó là bệnh u xơ thần kinh, rất khó chữa và khó điều trị, chỉ có thể cắt bỏ dần dần. Các khối u mỗi ngày một to lên, gia đình đều bán hết mọi thứ giá trị để chữa cho hai chị em tôi nhưng không thể khỏi được".
Lúc bước vào tuổi đẹp nhất của người con gái cũng là lúc chị Hoa phải vác thêm "cục thịt biến dạng" trên tay phải, làng trên xóm dưới chẳng ai dám lại gần, chị tủi phận sống cô độc đến tận bây giờ. Năm 2004, chị dồn hết toàn bộ của cải để đi cắt khối u nhưng nó vẫn ngày một phát triển khiến chị đau đớn vô cùng.
Cùng bị căn bệnh như chị gái, chị Vui cũng bị khối u trên mắt phải chảy xệ xuống. "Tảng thịt" đó khiến chị đi lại khó khăn và không được linh hoạt như người bình thường.
Anh Trọng cũng có khối u nhỏ ở chân, đi lại khó nhọc nhưng hàng ngày anh vẫn đi làm thuê làm mướn khắp làng trên xóm dưới để phụ giúp cho hai người chị.
Vì mang trên mình thân hình " quỷ ám" dị dạng, ai ai cũng khiếp sợ nên 2 chị Hoa, Vui không thể lập gia đình, anh Trọng cũng ở vậy để chăm lo cho người chị bệnh tật.
Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo và hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên các chị cũng không được đến trường. Gia tài lớn nhất của 3 chị em là 3 sào ruộng để trồng trọt nhưng do sức khỏe yếu nên anh chị cũng không thu hoạch được là bao.
Chị Hoa nhớ lại: "Năm 2004, mấy chị em dìu dắt nhau lên bệnh viện, nhà cũng chẳng có tiền phải vay mượn thêm bà con hàng xóm. Khi về trộm vào lấy hết mấy con gà, có cái xe đạp cũ dựng ở đầu bếp cũng bị lấy mất, 3 chị em lại ngồi ôm nhau khóc... Tôi luôn ước chị em tôi được phẫu thuật hết những khối u này để có được cuộc sống bình thường như mọi người".
Theo Kênh 14
Những chính sách giao thông từng gặp "búa rìu" dư luận Giao thông đang là vấn đề nóng được dư luận hết sức quan tâm trên các phương tiện truyền thông. Để giải quyết dần những tồn tại về giao thông, các cơ quan chức năng cần lấy ý kiến người dân trước khi ban hành quy định (Ảnh minh họa) Với thực trạng giao thông ở Việt Nam hiện nay, Bộ GTVT và...