Bi kịch mất ngực vì đắp thuốc nam chữa ung thư vú
Dù phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm nhưng thay vì phẫu thuật như chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân H.T.T (39 tuổi ở Mỹ Xá, Nam Định) lại đắp thuốc nam vào ngực để… “hút nhân” ung thư vú.
Đang nằm điều trị tại khoa Chống đau (BV K TƯ), chị T cho biết, chị được phát hiện ung thư vú từ năm 2008 tại TP Hồ Chí Minh. “Lúc đó, bác sĩ nói tôi phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm, cần phẫu thuật và xạ trị để điều trị. Nhưng nghe mọi người nói, bệnh ung thư, cứ động dao kéo vào là tế bào ung thư lan nhanh, càng nhanh chết nên tôi hoảng, từ chối phẫu thuật và chỉ dùng thuốc uống”.
Ngực trái bệnh nhân sưng vù, chảy nước vì hoại tử. Ảnh: T.Hải
Video đang HOT
Mặc dù tình trạng sức khỏe vẫn ổn định từ khi được phát hiện nhưng trong đợt nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương vừa rồi, có việc phải về quê Nam Định, chị T. được người cùng làng mách có một ông lang trị ung thư rất giỏi ở Vĩnh Phúc. “Mọi người nói ông lang này đã chữa khỏi cho rất nhiều người chỉ bằng thuốc đắp vào nơi có khối u, nhọt. Bởi sau khi đắp thuốc nam, khối u sẽ “chín” vừa mưng mủ, khi mủ vỡ ra lôi ra được cái ngòi to là bệnh khỏi. Có bệnh thì vái tứ phương, tôi lặn lội lên Vĩnh Phúc cắt 10 thang thuốc nam…”, chị T. kể
Về làm đúng như chỉ dẫn, chị kiên trì đắp thuốc vào bên ngực có khối u. Sau vài ngày, thấy vùng vú có khối u có dấu hiệu tưng tức, cắn cắn chị vẫn nghĩ thuốc nam đang có tác dụng nên kiên tri đắp tiếp. Nhưng đến ngày thứ 7 đắp thuốc, toàn ngực trái của chị bị phù nề và sưng tấy, cả bầu vú có khối u sưng to, thâm đen và chảy nước, có mùi hôi tanh. Khối sưng tấy hoại tử lan cả xuống vùng nách khiến chị không thể cử động ngón tay, đau đớn vô cùng… khiến chị buộc phải tới BV K khám.
ThS.BS Nguyễn Thị Hương, khoa Chống đau, BV K cho biết, trường hợp chị T không phải là cá biệt vì tháng nào khoa cũng tiếp nhận vài ba bệnh nhân bị tai biến nặng nề do dùng các loại lá thuốc, thuốc nam, lá đu đủ, cao dán… để đắp vào khối u với hy vọng rút mủ lấy ngòi ung thư. Lúc đến viện khối u sưng to, hoại tử da nên điều trị chủ yếu là nâng cao chất lượng sống, giảm đau cho người bệnh chứ không còn cơ hội chữa khỏi hẳn.
“Như bệnh nhân T này, hiện giờ chúng tôi cũng không thể làm gì hơn vì bệnh nhân đã bị di căn ra gan, phổi… tiên lượng điều trị rất khó khăn, chủ yếu là giảm đau. Trong khi đó, ở “thời gian vàng” khi phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm bệnh nhân lại bỏ qua…
Vì thế, khi có dấu hiệu bất thường và phát hiện ung thư, người dân không nên tìm đến thầy lang, thuốc nam, các loại thực phẩm chức năng để điều trị mà hãy tới viện. Đến bệnh viện chuyên khoa giai đoạn sớm thì 90% có thể chữa khỏi.
Tú Anh
Theo Dân Trí
Đang dùng thuốc chữa lao có được uống rượu bổ?
Tôi đã điều trị lao tại bệnh viện và hiện vẫn đang dùng thuốc theo phác đồ điều trị ngoại trú. Con rể tôi biếu một chai rượu bổ ngâm thuốc Đông y, nghe nói quý, hiếm và có tác dụng tăng sức. Đề nghị quý báo cho biết tôi đang chữa lao có uống được rượu bổ?
Ông đang dùng thuốc điều trị lao, dù ngoại trú cũng không nên uống rượu bởi chúng tăng hại cho gan. Rượu tấn công ngay vào trung tâm khử độc này. Rượu sau khi uống chỉ có 5% được thải trừ nguyên dạng trong nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, hơi thở và sữa. Còn đến 90-95% rượu được chuyển hóa tại gan qua nhiều giai đoạn để chuyển ethanol thành acetaldehyd (một chất rất độc), rồi sau đó chuyển thành carbonic (CO2) và nước để loại ra khỏi cơ thể.
Với thuốc, hầu hết các thuốc vào cơ thể đều phải qua gan khử độc, đặc biệt là thuốc trị lao thường có độc tính cao. Rượu ức chế chuyển hóa thuốc qua gan làm tăng độc tính của thuốc chống lao. Như isoniazid (biệt dược là rimifon, INH, fimazid...) và các dẫn chất của nó. Isoniazid độc với gan đặc biệt là 3 tháng đầu điều trị, nhất là phải phối hợp với rifampicin (một thuốc chữa lao thường được dùng phối hợp). Độc của isoniazid là hủy hoại tế bào gan, còn rifampicin thì với tác dụng là một men cảm ứng làm tăng độc tính của isoniazid. Biểu hiện sớm nhất của tình trạng viêm gan do thuốc điều trị lao là người mệt mỏi rã rời, bải hoải chân tay, chán ăn, lợm giọng, buồn nôn...
Do vậy, bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị lao mà lại vẫn uống rượu (dù là rượu bổ) thì chẳng khác nào giúp chúng "hợp đồng tác chiến" tăng thêm sức mạnh tấn công vào gan, hủy hoại tế bào gan. Đó còn chưa tính đến việc dùng phối hợp các thuốc Tây y với các thuốc bổ Đông y, người ta chưa thật sự hiểu rõ tính chất dược lý của thuốc Nam, thuốc Bắc (các thuốc ngâm bào chế rượu bổ) ra sao, tương tác có hại làm giảm hiệu quả điều trị lao như thế nào.
Qua những dẫn liệu nói trên, trong khi đang điều trị lao ông không nên uống rượu, cho dù rượu đó được coi là quý, hiếm và rất bổ. Bệnh lao nếu dùng thuốc đúng phác đồ điều trị, đúng thời gian quy định có thể khỏi hẳn bệnh.
Theo Sức khỏe đời sống
Đâu là sự thật chuyện uống nước tiểu chữa ung thư? Thông tin có một số người bị ung thư khỏi bệnh nhờ uống nước tiểu của chính mình ở xã Giao Tân, Giao Thủy (Nam Định) đã làm xôn xao dư luận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Đông và Tây y thì đây là chuyện hoang đường. Nước tiểu là cặn bã lọc thải từ thận TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn, trưởng...