Bi kịch lấy chồng sinh con nhưng chỉ ‘lên đỉnh’ với người đồng giới
Dù đã có vợ, có chồng nhưng nhiều người vẫn có xu hướng thiên về thế giới thứ 3, đó là họ có khả năng quan hệ tình dục với cả nam và nữ.
Chỉ “lên đỉnh” với người đồng giới
Nguyễn Thị Bích trú tại quận Gò Vấp, TP.HCM tâm sự, chị và bạn trai yêu nhau đã 4 năm nay, hai người cóquan hệ tình dục trước hôn nhân. Bích kể, bạn trai cô có vẻ không mặn nồng trong chuyện chăn gối. Đặc biệt, anh ta rất khó xuất tinh như những người đàn ông khác.
Bích và bạn trai cãi nhau không ngớt. Gần đây, Bích vô tình phát hiện bạn trai thường vào các trang sex xem các kiểu quan hệ đồng giới. Bích hỏi thì bạn trai bảo xem để biết, học thêm kinh nghiệm.
Thấy bạn trai có biểu hiện lạ, Bích còn theo dõi thêm trong điện thoại của bạn trai có rất nhiều bạn mới đều là nam giới. Dù Bích có nghi ngờ nhưng không có chứng cứ đành phải chịu. Về phía hai người, nhu cầu tình dục cũng thưa dần. Bích kể dù hai người ở cùng xóm trọ, thời gian đầu họ gặp nhau là quấn lấy nhau nhưng giờ người yêu cô hờ hững khác lạ.
Phát hiện bạn trai có nhiều biểu hiện giống người đồng tính, Bích vô cùng đau khổ và hoang mang.
Một lần, Bích vô tình phát hiện bạn trai ngồi cùng với vài thanh niên khác ở một quán cà phê vỉa hè. Bích gặng hỏi mãi, họ là ai, người yêu Bích cáu nói rằng, đó là bạn trai của anh ta. Bích lo lắng vì người yêu có thể thuộc thế giới thứ 3. Dù Bích đã giục cưới nhiều lần nhưng anh ta cứ nấn ná không muốn cưới.
Trường hợp của Vũ Thị Hoài trú tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cũng tương tự. Chị Hoài 28 tuổi kết hôn được 4 năm. Ngày còn làm công nhân ở chung với một cô bạn gái thuộc thế giới thứ 3. Hoài đã bị bạn lạm dụng tình dục. Từ sau ngày ấy, Hoài rơi vào trạng thái sợ hãi nhưng cô cảm nhận rõ được những rạo rực mà bạn cùng giới mang lại cho mình.
Từ ngày kết hôn, dù đã sinh con nhưng chị chưa bao giờ tìm lại được cảm giác thích thú như ngày bị chính bạn gái của mình lạm dụng tình dục đồng giới. Chị kể, mỗi lần chồng đòi hỏi chị như khúc gỗ chiều chồng cho xong, không có cảm giác ân ái, cảm giác thích thú. Chị bị rơi vào trạng thái lãnh cảm tình dục.
Mỗi lần ra ngoài đường, chị cảm nhận rõ sự khác biệt của mình, đó là thích ngắm nhìn những người đồng giới. Chị Hoài còn xem trộm những clip làm tình của những cặp đồng tính nữ (les), lúc ấy chị thấy mình được thăng hoa và những hình ảnh từ ngày ở chung phòng trọ với bạn gái lại trỗi dậy. Chị sinh ra nghiện xem phim sex cùng giới. Có lúc, chị bị chồng phát hiện, anh đã tra khảo chị. Quá đau khổ, coi đó là bệnh hoạn nên chị Hoài đã tìm đến bác sĩ khám.
Video đang HOT
Xu hướng chuyển dần thành đồng giới
Bác sĩ Phạm Nam Việt, chuyên Khoa Nam, Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM cho biết, đối với những người thuộc nhóm lưỡng giới họ có biểu hiện bất thường về gen, nội tiết hoặc cơ quan sinh dục. Nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết giới tính có thể do quá trình mang thai bị đột biến gen, do di truyền bị khiếm khuyết nhiễm sắc thể hoặc những bất thường nội tiết mà một số trường hợp khi sinh ra bị lưỡng giới.
Y học phân biệt thành những trường hợp lưỡng giới thật, tức là ở một người có cả hai cơ quan sinh dục của nam và nữ (buồng trứng và tinh hoàn). Lưỡng giới giả là người có cơ quan sinh dục của giới chính nhưng lại mắc một số rối loạn gen, tuyến, rối loạn hình thái… Sau khi được y học điều trị, người lưỡng giới sẽ được pháp luật cho xác định lại giới tính thật của mình.
Bác sĩ Nguyễn Thành Như – Nguyên trưởng khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay có những người thuộc nhóm lưỡng giới luyến ái, vừa có thể quan hệ với nữ, vừa có thể quan hệ với nam, nhưng lại nghiêng về bên đồng giới nhiều hơn. Một người nam thuộc nhóm dị giới tính luyến ái sẽ chẳng thể quan hệ tình dục một cách tự nguyện với người cùng giới được, họ chỉ quan hệ đồng giới khi bị ép buộc như mại dâm nam, tù nhân nam, hãm hiếp….
Hơn nữa, những người có cảm xúc mạnh khi quan hệ đồng giới càng chứng tỏ họ không thuộc nhóm dị giới tính luyến ái. Càng lớn tuổi, những người lưỡng tính luyến ái càng có khuynh hướng chuyển hẳn sang quan hệ đồng giới. Với những người như thế này, do nối tiết của họ thì rất khó có thể can thiệp hay giáo dục bằng văn hóa, giải thích này nọ để đưa họ trở về giới tình bình thường. Nên giáo dục họ cách quan hệ tình dục an toàn.
Theo Phunuvagiadinh
Chán ngán cảnh ở rể như "chui gầm chạn"
Các cụ nói ở rể như "chui gầm chạn" cấm có sai. Mới 6 tháng theo vợ về nhà ngoại ở cữ mà tôi tưởng như 6 năm. Vợ thì lười, bố mẹ vợ thì khó tính, việc nhà đổ lên đầu chàng rể là tôi. Tôi không biết có nên để mặc vợ con ở nhà ngoại, còn mình bỏ về nhà nội hay không?
Vợ chồng tôi lấy nhau 3 năm rồi mới có con. Nhà hai đứa đều ở Hà Nội. Sau khi cưới, vợ chồng tôi vẫn ở chung với bố mẹ vì chưa có điều kiện mua nhà ra ở riêng.
Sau khi vợ tôi sinh con, bố mẹ tôi vì già yếu (hơn 70 tuổi) nên không ai chăm cháu, vợ tôi phải sang nhờ ông bà ngoại chăm sóc từ sau khi sinh.
Vì vợ con đều sang ở nhà ngoại nên tôi cũng chuyển sang bên đó ở. Thỉnh thoảng lại về thăm bố mẹ mình. Qua 6 tháng ở nhà bố mẹ vợ, tôi mới hiểu thế nào là cảnh chó nằm gầm chạn. Cảm giác thật mất tự do.
Trong khi vợ vô tư xem ti vi, lướt facebook thì việc nhà ông bà luôn sai tôi làm tất, từ giặt giũ cho con đến nấu bột, thay tã... (Ảnh minh họa)
Vợ tôi là con một nên ông bà rất chiều con gái, lại vừa sinh xong nên vợ tôi không phải động chân động tay vào bất cứ việc gì. Trong khi vợ tôi vô tư xem ti vi, lướt facebook thì việc nhà ông bà luôn sai tôi làm tất, từ giặt giũ cho con đến nấu bột, thay tã... Mà tôi làm không đúng ý ông bà là bị ông bà nói.
Nhiều lúc nghĩ tôi nản quá, cứ tiếp tục thế này thì thật ấm ức, bí bách. Còn chuyển về nhà nội bỏ mặc vợ con thì tôi lại không nỡ. Xin các anh chị cho tôi lời khuyên, tôi có nên chuyển về nhà nội không ?
Thanh Hùng (Hà Nội)
Chuyên gia tư vấn:
Chào bạn, hiện nay vì nhiều lí do có khá nhiều người sau khi lấy vợ đồng ý về ở rể nhà vợ. Việc ở rể hoàn toàn không phải hạ thấp bản thân và "chịu nhục" như nhiều người vẫn nghĩ. Trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình đã có quan điểm rất cởi mở trong hôn nhân. Họ coi dâu rể đều là con cái trong nhà và lựa chọn những phương án thuận tiện nhất đối với hoàn cảnh sống của gia đình mình. Quan niệm ở rể như chó chui gầm chạn cũng đã lỗi thời.
Còn việc chăm sóc vợ con lúc vợ sinh em bé là việc người chồng người cha nào cũng nên làm, để thể hiện trách nhiệm của người chồng, người cha trong gia đình.
Giá trị cốt lõi của gia đình là yêu thương, sự tôn trọng lẫn nhau. Hai vợ chồng cùng chấp nhận nhau, yêu thương nhau để tìm tiếng nói chung sẽ hóa giải mâu thuẫn và xây dựng gia đình cùng nhau.(Ảnh minh họa)
Vợ chồng bạn đã rất may mắn khi hai nhà gần nhau, tiện đi lại, lại có bố mẹ giúp đỡ lúc vợ bạn sinh nở. Có rất nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn và sinh con, vì bố mẹ già yếu hoặc ở quê xa, không có điều kiện lên chăm sóc con cháu nên hai vợ chồng phải tự chăm nhau và chăm con. Cuộc sống thực sự rất vất vả nhất là sau khi người vợ vừa sinh con, sức khỏe còn yếu chưa làm được việc nhà.
Bạn hãy xác định việc chăm con là việc của hai vợ chồng, vì là con của hai bạn, ông bà giúp được chút nào hay chút đó.
Còn vấn đề khúc mắc với bố mẹ vợ, tất cả đều do ứng xử cả. Phần vì bố mẹ vợ đôi khi không tế nhị. Phần do bạn không chủ động, có thể không cương quyết, tự chủ khi cần phải thế. Và nữa, đôi khi hai bên lại chấp nhặt chuyện ý kiến của người khác. Bạn hãy cứ coi bố mẹ vợ như bố mẹ mình, hãy làm những thứ đáng ra bạn phải làm. Cái gì liên quan thì ý kiến chừng mực, cái gì không liên quan thì thôi.
Bạn cũng nên nói chuyện với vợ, cô ấy đã ở cữ 6 tháng, nếu sức khỏe không có vấn đề gì, cô ấy nên cùng bạn chăm sóc con, cùng nhau làm việc nhà vì bạn cũng phải đi làm rất mệt mỏi. Bạn hãy chia sẻ những suy nghĩ của mình thậm chí cả quan điểm sống của bạn cho vợ biết. Và mong muốn cô ấy sẽ đồng hành cùng bạn và sẽ là cầu nối với bố mẹ vợ để tạo sự gần gũi và hiểu hơn những áp lực mà bạn đang phải chịu.
Nếu cảm thấy khó dung hòa cùng nhau, bạn có thể yêu cầu vợ con về nhà nội ở và thuê người giúp việc.
Hoặc nếu hai nhà gần nhau thì ban ngày bạn đến chăm vợ con còn tối về nhà nội ngủ, như vậy bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Như hoàn cảnh của bạn, ông bà nội đã già yếu không chăm cháu được, nếu không ở cùng ông bà ngoại thì vợ chồng bạn sẽ xoay sở thế nào với đứa con nhỏ và vợ bạn cũng sắp sửa phải đi làm lại?
Giá trị cốt lõi của gia đình là yêu thương, sự tôn trọng lẫn nhau. Hai vợ chồng cùng chấp nhận nhau, yêu thương nhau để tìm tiếng nói chung sẽ hóa giải mâu thuẫn và xây dựng gia đình cùng nhau.
Thử đặt ra câu hỏi, người phụ nữ có thể theo chồng về làm dâu, phụng dưỡng bố mẹ chồng, thì vì sao người đàn ông lại không thể đến ở rể, chăm sóc bố mẹ vợ?
Thiết nghĩ rằng, nếu bạn tôn trọng bố mẹ vợ, sống biết quan tâm và chia sẻ thì sẽ chẳng cần phân biệt chuyện bố mẹ vợ bố mẹ chồng làm gì cả, điều cốt yếu là cách đối nhân xử thế của cả 2 bên như thế nào để không gặp phải những tình huống khó xử.
Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn cũng chia sẻ rằng vợ chồng trẻ chung sống với bố mẹ, sự khác biệt về thế hệ, lối sống, cách nghĩ có thể gây bất đồng, đó là điều bình thường. Quan trọng là hai bên biết lắng nghe nhau, hiểu và cảm thông, có thiện chí vun đắp cho mối quan hệ chung. Khi chồng ở rể, vợ có thể là cầu nối, giúp chồng hiểu và gần gũi với bố mẹ mình hơn và ngược lại.
Việc hạnh phúc hay khổ sở phụ thuộc nhiều vào việc người trong cuộc ứng xử thế nào, có làm chủ được bản thân hay không. Nếu người con rể hiếu nghĩa với bố mẹ vợ, sống có trách nhiệm với gia đình, người vợ khéo léo, không "ỷ thế" nhà mình khiến chồng chạm tự ái... thì việc ở rể sẽ rất thuận lợi.
Hãy chọn cách sống cho mình, biết quan tâm hơn loại bỏ tư tưởng "bố mẹ anh, bố mẹ tôi" cuộc sống sẽ bằng phẳng êm xuôi, ở rể sẽ chẳng như người ta vẫn nói, chị em phụ nữ muôn đời nay vẫn đi làm dâu nhà người đấy thôi.
Chúc bạn và gia đình luôn hạnh phúc!
Theo Chuyên gia Tâm lý/Afamily
Tôi đang phải tránh mặt bố chồng vì sợ bị gạ gẫm Đã 3 ngày trôi qua nhưng tôi vẫn chưa dám về nhà, tôi sợ về rồi bố chồng tôi lại "gạ gẫm" hay giở trò. Liệu tôi có nên nói với chồng, hay mẹ chồng không? Tôi kết hôn được hơn 2 năm, chồng tôi là phóng viên của một tạp chí, còn tôi làm thợ chụp ảnh. Trước kia tôi làm thuê...