Bi kịch làm vợ thiên tài Albert Einstein: Từ ngưỡng mộ tới những điều khoản hôn nhân như người ở
Làm vợ của một thiên tài nhưng không phải ai cũng biết được, người vợ này cũng thông minh và tài giỏi chẳng kém chồng, chỉ đáng tiếc cả cuộc đời bị chôn vùi trong cuộc hôn nhân đầy đau thương và tủi nhục.
Thiên tài Albert Einstein, người được tôn vinh là nhà vật lý giỏi nhất thế kỷ 20, được cả thế giới ngưỡng mộ và trọng vọng nhưng không phải ai cũng biết rằng, đằng sau sự thành công của ông, có bóng hình của một người phụ nữ đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp của ông. Đó chính là bà Mileva Mari Einstein – người vợ đầu tiên của Albert Einstein. Cặp đôi gặp nhau năm 1896, kết hôn năm 1903 nhưng đã ly hôn vào năm 1919. Những tưởng lấy được một thiên tài như Einstein, bà Mileva sẽ sống những tháng ngày đầy hạnh phúc và vinh hoa nhưng ngược lại, cả cuộc đời dành cho chồng con của bà lại nhận về kết cục đầy đau thương.
Người vợ xinh đẹp và giỏi giang
Bà Mileva sinh ra tại thị trấn Titel, Serbia vào năm 1875. Bố mẹ của bà là những người giàu có và được xã hội kính trọng. Dù là con gái nhưng Mileva lại bộc lộ khả năng thiên bẩm ngay từ nhỏ, đặc biệt về vật lý và toán học. Năm 1892, bố của Mileva nhận được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho phép bà Mileva được tham dự các bài giảng vật lý vốn chỉ dành cho nam giới. Năm 1894, bà Mileva đã hoàn thành chương trình trung học. Các bạn cùng lớp miêu tả Mileva là người vô cùng xuất sắc nhưng không thích nói nhiều.
Trong khi đó, Albert Einstein sinh ra tại thành phố Ulm, nước Đức vào năm 1879, là người phóng túng, nổi loạn và thích tò mò. Chán ghét sự nghiêm khắc tại trường học ở Đức, ông đã hoàn thành trung học tại Thụy Sĩ, sau đó cùng gia đình chuyển tới Milan, Ý.
Năm 1896, Mileva và Einstein cùng được nhận vào khoa vật lý – toán học của Học viện Bách khoa ở Zurich (nay là Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ). Cả hai nhanh chóng dành tình cảm cho nhau, học cùng nhau suốt nhiều giờ và không thể tách rời. Bà Mileva là người có phương pháp và tổ chức, đã truyền năng lượng của mình và hướng dẫn bài giảng cho ông Einstein – một người chỉ thích tự học ở nhà. Trong những năm 1899-1903, khoảng 43 lá thư đã được cặp đôi trao đổi, còn được lưu giữ tới ngày nay.
Tuy nhiên, gia đình của ông Einstein lại cực lực phản đối mối quan hệ này. Mẹ của ông cho rằng bà Mileva già hơn con trai mình, hơn nữa lại không cùng nguồn gốc, bởi bà Mileva không phải người gốc Do Thái, cũng không phải người Đức. Sự thông minh vượt trội của Mileva cũng không được lòng họ vì định kiến trong xã hội thời đó. Hơn nữa, bố của ông Einstein luôn muốn ông có công việc ổn định trước khi kết hôn.
Năm 1901, bà Mileva mang thai cô con gái đầu lòng của ông Einstein và đến tháng 1/1902 thì hạ sinh. Nhưng tới tận tháng 1/1903, cặp đôi mới chính thức kết hôn. Sau này, chuyện không hay đã xảy đến với cô con gái đầu lòng của cặp đôi, có người cho rằng đã chết, có người cho rằng đã được nhận nuôi nhưng không có tài liệu chính thức ghi lại. Năm 1904, bà Mileva hạ sinh cậu con trai Hans-Albert.
Tưởng rằng việc có con sẽ giúp cuộc hôn nhân thêm bền vững và hạnh phúc nhưng ngược lại, ông Einstein chỉ chăm chăm và công việc và những công trình của mình. Bỏ mặc vợ con, ông làm việc cả ngày, cả tuần trong văn phòng sáng chế. Trong khi đó, bà Mileva phải gác lại sự nghiệp học hành và nghiên cứu của mình để ở nhà làm một người nội trợ.
Năm 1908, Einstein nhận được sự công nhận đầu tiên, bắt đầu dạy học ở thành phố Bern, sau đó năm 1909 thì giảng dạy tại Zurich, Thụy Sĩ. Lúc này, bà Mileva vẫn hỗ trợ chồng. 8 trang ghi chú bài giảng đầu tiên của ông Zurich là do vợ viết tay. Bà Mileva tâm sự: “Hiện tại, anh ấy được coi là người giỏi nhất trong số các nhà vật lý nói tiếng Đức, và họ dành cho anh rất nhiều danh dự. Tôi rất vui vì thành công của anh ấy, vì anh ấy hoàn toàn xứng đáng với điều đó. Nhưng khi có tất cả những sự nổi tiếng này, anh ấy lại ít quan tâm tới vợ con. Có gì để nói đây, sự nổi tiếng ấy chỉ là vỏ bọc”.
Cuộc hôn nhân bi kịch
Tháng 7/1910, con trai thứ hai của cặp đôi tên Eduard chào đời. Cho đến năm 1911, ông Einstein vẫn viết thư tay gửi cho vợ. Nhưng đến năm 1912, ông bắt đầu ngoại tình với người em họ xa Elsa Lwenthal và trao đổi thư từ suốt 2 năm. Ông Einstein thậm chí đã sống một thời gian ngắn tại Berlin vào năm 1914 để được gần người tình hơn.
Cuộc hôn nhân của Einstein và Mileva tan vỡ từ đó, tuy nhiên bà không muốn ly hôn vì nghĩ cho 2 con trai của mình. Điều này khiến ông Einstein bực tức, khó chịu và quyết định đặt ra những quy tắc vô lý cho người vợ của mình:
- “Cô phải luôn đảm bảo rằng: Quần áo của tôi được giặt sạch sẽ, phân loại rõ ràng. Chuẩn bị 3 bữa mỗi ngày trong phòng riêng. Dọn dẹp sạch sẽ phòng ngủ, không được đụng vào những đồ vật trong phòng làm việc khi không được sự cho phép”.
- “Giữa chúng ta không duy trì quan hệ gần gũi nữa, trừ trường hợp tôi phải giữ thể diện bên ngoài xã hội. Cô không được yêu cầu tôi thể hiện tình cảm, đi du lịch cùng cô”.
- “Trong mối quan hệ của chúng ta, cô không được yêu cầu tình cảm hay trách móc tôi, phải im lặng ngay khi tôi yêu cầu, ra khỏi phòng tôi ngay lập tức khi tôi yêu cầu, không được coi thường tôi bằng hành động hay lời nói trước mặt con cái”.
Bà Meliva vẫn chấp nhận những yêu sách này để các con được gần gũi với bố nhưng đến tháng 2/1919, bà đã quyết định ly hôn vì không muốn duy trì sự đau khổ và tủi nhục này thêm nữa. Bà Mileva đồng ý ly hôn chỉ với một điều kiện, rằng nếu ông Einstein giành được giải Nobel thì bà phải được nhận tiền thưởng. Sau đó, bà Mileva mua 2 căn chung cư và sống những năm tháng cuối đời trong sự nghèo khổ, thầm lặng.
Người con trai thứ hai của ông bà, Eduard, thường xuyên sống trong nhà điều dưỡng. Sau đó, ông được chẩn đoán mắc tâm thần phân liệt. Do những chi phí chữa bệnh cho con quá lớn, bà Mileva phải vật lộn vì tài chính và cuối cùng mất cả hai ngôi nhà. Ông Einstein có chu cấp cho vợ con nhưng không thường xuyên. Năm 1965, Eduard qua đời vì đột quỵ. Trước đó, Eduard đã từng nói với báo chí: “Có một người bố thiên tài chẳng giúp được gì cho tôi cả”.
Về phần người con trai lớn Hans-Albert, ông cũng gần như bị bố bỏ rơi. Vợ của Hans-Albert từng cố gắng công bố những bức thư mà bố mẹ chồng viết cho chồng nhưng cuối cùng bị những nhà điều hành của ông Einstein ngăn chặn vì có thể gây tổn hại danh dự. Sau này, ông Hans-Albert từng nói một câu đau lòng: “Có lẽ công trình duy nhất ông ấy từ bỏ chính là tôi”.
Bà Mileva qua đời vào ngày 4/8/1948 tại Zurich, Thụy Sĩ. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, với sự thông minh không kém gì chồng, bà Mileva có thể đã sánh bước bên chồng trong những công trình vĩ đại nếu bi kịch hôn nhân của họ không xảy ra.
Em bé Đồng Tháp 3 tuổi đòi mẹ mua micro làm quà, biết lý do nhiều người khen "xuất sắc"
Sinh ra trong gia đình không ai có dòng máu nghệ thuật, nhưng vì mê giọng ca và những điệu nhảy "thần sầu" của một nam ca sĩ người Ukraina, bé Ball ở Đồng Tháp đã bắt chước và thể hiện đam mê âm nhạc như một thiên tài.
Video: Bé Ball bắt chước thần thái của ca sĩ trên ti vi chuẩn chỉnh đến từng nốt nhạc.
Người xưa có câu "con nhà tông không giống lông cũng giống cánh", tuy nhiên với một số trường hợp có lẽ câu nói đó chưa thực sự đúng hoàn toàn, bởi thực tế có rất nhiều em bé đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ khi còn nhỏ tuổi ngay cả khi trong gia đình không ai làm nghệ thuật. Câu chuyện về em bé Ball (3 tuổi) là con trai đầu lòng của chị Nguyễn Trân ở Cao Lãnh, Đồng Tháp là một trong những "thiên tài" như vậy.
Em bé Ball (3 tuổi) là con trai đầu lòng của chị Nguyễn Trân ở Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Nhìn phong cách thể hiện âm nhạc của Ball nhiều người tin rằng nếu theo đuổi con đường này trong tương lai, bé sẽ không hề thua kém những em bé có bố mẹ vốn đã hoạt động trong nghề.
Theo lời chị Trân, ngay từ khi còn rất nhỏ bé Ball đã tỏ ra là đứa trẻ nhanh nhẹn, thông minh và rất tập trung chú ý. Thời gian mang bầu mỗi tối trước khi đi ngủ chị thường bật nhạc không lời và một số bài hát thai giáo với hy vọng em bé ở trong bụng mẹ có thể cảm nhận âm nhạc.
Mãi sau này khi bé Ball được 1,5 tuổi con bắt đầu chăm chú vào những bài của ca sĩ Vitas - một ca sĩ người Ukraina, hát chủ yếu bằng tiếng Nga. Chỉ sau vài lần được mẹ bật ti vi cho xem nghệ sĩ nước ngoài này biểu diễn, con đã bắt chước theo lời bài hát dù ngày đó nói chưa sõi tiếng.
Chị kể: "Một lần đang ngồi cùng bố mẹ thì Ball vô tình xem thấy màn trình diễn của ca sĩ Vitas trên tivi. Lúc đó, cậu bé chăm chú theo dõi và háo hức nhảy theo những điệu nhảy của ca sĩ ấy. Từ đó, Ball bắt đầu là một fan hâm mộ của Vitas. Hằng ngày, cứ trên tivi có chương trình của Vitas thì con phải xem cho bằng được".
Mỗi lần xem ca sĩ Vitas biểu diễn con chăm chú nhìn từng động tác, mỗi cử chỉ của nghệ sĩ đều được bé thuộc rất nhanh. "Mình cảm thấy khá ngạc nhiên khi chứng kiến con trai bắt chước thần thái của ca sĩ trên ti vi chuẩn chỉnh đến vậy. Hồi 2 tuổi là con đã bắt chước giống y chang chú Vitas rồi" - chị Trân nói.
Về phía gia đình chị Trân, vì không có ai hoạt động nghệ thuật nên khi chứng kiến con bộc lộ tố chất nghệ sĩ từ sớm các thành viên đều không ngờ tới. Không dừng lại ở việc học theo cách biểu diễn của ca sĩ, từ lối nhảy chuyên nghiệp của thần tượng bé Ball còn thông minh biến tấu thời trang để tạo cho mình một phong cách rất riêng.
Mỗi lần nhảy vũ điệu cần phải hất áo con đều thay cho mình bộ quần áo ngủ màu trắng và không quên buông cúc áo để trong khi nhảy hất vạt áo được dễ dàng. Mặc dù chưa thuộc lời hát, chỉ nhép bập bõm được một vài câu nhưng quan trọng nhất là cậu bé bắt chước các động tác vũ đạo của Vitas khá giống, những bước nhảy khá uyển chuyển và loạt động tác giơ tay cao dứt khoát hay nháy mắt khiến nhiều người thích thú.
Ngay từ những ngày còn rất nhỏ, con đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc.
Không chỉ cover cực khéo điệu nhảy của nghệ sĩ Vitas, Ball còn rất yêu thích các ca khúc của ca sĩ Michael Jackson. Ngoài những lúc hát, nhảy trên nền các ca khúc thịnh hành trên Youtube, Ball còn ngân nga những bản hit của Jack như: "Sóng gió", "Em gì ơi"...
Mẹ Đồng Tháp chia sẻ: "Bé Ball cũng mới đi học lớp mầm non, chưa học chữ hay tiếng Anh nên con chẳng thuộc hết một bài hát nào cả, cứ nhép đến đoạn cao dễ nhớ thì hát to lên. Lúc nào nhảy xong rồi cũng hỏi mẹ, "Mẹ, con nhảy hay không mẹ?", "Mẹ, con hát hay không mẹ?".
Không chỉ sở hữu những điệu nhảy "thần sầu", con còn rất lém lỉnh và hay làm trò.
Khi được hỏi về quan điểm nuôi dạy con cái, chị Trân không ngần ngại tiết lộ, bản thân không chịu áp lực gì về nuôi dạy con, chị để con phát triển hoàn toàn tự nhiên. Bé Ball được mẹ cho ra ngoài thường xuyên, con tiếp xúc với nhiều người nên không bị rụt rè trước người lạ, tự tin thể hiện năng khiếu.
Nhất là mỗi lần đi uống cà phê chỗ nào có âm nhạc là con đòi lên đứng diễn cho mọi người xem. Thấy Ball thích ca hát, nhảy múa người xem đều tỏ ra thích thú và gọi bé là một nhân tài.
Mỗi dịp Tết thiếu nhi, Ball không đòi gì nhiều ngoài muốn mẹ mua micro và đàn, trống để làm quà.
Đam mê âm nhạc nên con cũng yêu thích những món đồ liên quan đến lĩnh vực này. Theo lời chị Trân, từ nhỏ tới lớn, mỗi lần đi mua đồ chơi còn toàn mua micro, đàn, trống... "Quốc tế thiếu nhi năm ngoái mẹ dẫn Ball đi chơi, khi đến cửa hàng đồ chơi con chạy ngay vào chọn micro.
Không ít người chứng kiến bé có sở thích đặc biệt so với những trẻ khác đều tò mò, tuy nhiên khi biết con yêu âm nhạc và có khiếu nghệ thuật nhiều người bảo "thiên tài". Khi được đưa đi xem các chương trình thiếu nhi của anh chị lớn hơn con đều chăm chú theo dõi" - mẹ Ball nói.
Con trai bộc lộ tài năng từ khá sớm như vậy song khi được hỏi về dự định cho bé tham gia vào các trung tâm rèn luyện âm nhạc, bố mẹ của Ball cũng chỉ xem đây là một sở thích hồn nhiên, ngây ngô của bé mà thôi. Đồng thời, anh chị chưa có định hướng bất cứ điều gì trong tương lai.
3 tuổi con đã rất tự tin trước đám đông và sẵn sàng hát nhảy kể cả khi không có khán giả.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi năm nay cũng sắp tới, do dịch COVID-19 vẫn chưa thật sự kết thúc nên thay vì đến chỗ đông người chị Trân dự định sẽ cùng bé Ball ở nhà, bật ti vi xem những clip do các ông vua nhạc trên thế giới biểu diễn và "học" nhảy theo.
Từ chính hành trình làm mẹ của mình, chị Trân nhắn nhủ đến các mẹ cũng đang nuôi con nhỏ, để một đứa trẻ được phát triển toàn diện mẹ nên có 1 tinh thần thật sự thoải mái lúc mang bầu, sống lạc quan, vui vẻ và hãy dành nhiều thời gian cho bé con. Không nên vì quá bận mà bỏ qua những giây phút tuyệt vời của bé yêu.
Những hình ảnh ngộ nghĩnh đời thường của bé Ball.
Cư dân mạng được hỏi về "bí mật" nghề nghiệp của mình và chúng ta nhận được một rổ thông tin cực kì thú vị Nghề nào cũng có những góc khuất mà! Không cứ gì phải là điệp viên, đặc vụ FBI hay là ma cà rồng mới giữ bí mật với người xung quanh, chúng ta có rất nhiều điều không thể kể hết với nhau. Một thành viên Reddit có tên HannibalGoddamnit đã cực kì tò mò và muốn hỏi mọi người rằng "Có bí...