Bi kịch gia đình mang tên Dương Chí Dũng
Năm nay đã gần 90 tuổi, vị cựu đại tá – nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng Dương Khắc Thụ không còn minh mẫn để thường xuyên theo dõi thông tin trên báo chí. Gia đình cũng tìm mọi cách giấu thông tin đến với ông Thụ bởi ông sẽ sốc nặng khi biết các con mình đều rơi vào vòng lao lý.
Chỉ trong một thời gian ngắn, lần lượt các con trai Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng bị bắt; con rể Nguyễn Bình Kiên bị khai trừ đảng và hàng loạt những người thân tín như Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh đều vướng vào vòng lao lý.
“Danh gia vọng tộc”
Thời điểm cách đây hơn 1 năm, gia đình đại tá Dương Khắc Thụ được coi là một trong những “danh gia vọng tộc” bậc nhất đất cảng. Đại tá Dương Khắc Thụ sinh ra trong một gia đình trí thức quê tỉnh Hải Dương. Ông từng giữ chức vụ đại tá – Giám đốc CA TP.Hải Phòng giai đoạn giữa thập kỷ 80. Đại tá Dương Khắc Thụ có 5 người con, ngoài con trai cả Dương Chí Dũng không theo nghiệp bố và một người con đã chết trong một vụ tai nạn giao thông thì 3 người con còn lại cùng dâu, rể đều làm trong lực lượng CA. Người được gia đình ông Thụ kỳ vọng nhất chính là đại tá Dương Tự Trọng.
Đối với người Hải Phòng, cái tên Dương Tự Trọng không hề xa lạ. Dù hiện nay người này đã vướng vào vòng lao lý nhưng nhiều cán bộ, chiến sĩ CA TP.Hải Phòng vẫn cho rằng đây là một cán bộ năng lực, từng là nỗi kinh hoàng của tội phạm đất cảng. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, ông Trọng về công tác tại CA TP.Hải Phòng, từ phó trưởng CA phường, Trưởng CA Q.Lê Chân, Trưởng phòng CSĐT tội phạm hình sự (PC45) rồi Phó GĐ, Thủ trưởng cơ quan CSĐT (CA TP.Hải Phòng).
Phó giám đốc CA TP.Hải Phòng Dương Tự Trọng hỏi cung Mai Đức Vượng – nhân vật cộm cán đất cảng bị bắt năm 2011.
Ông Trọng có nhiều tố chất nổi bật để trở thành lãnh đạo những đơn vị chiến đấu tinh nhuệ của CA TP.Hải Phòng. Từ thời ông còn là Đội trưởng Đội H88 (đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang) tới khi ông là Trưởng phòng CSĐT tội phạm hình sự rồi Phó GĐ CATP đã để lại nhiều dấu ấn cá nhân đậm nét trong các chuyên án lớn triệt phá những ổ nhóm tội phạm cộm cán đất cảng như Cu Nên, Dung Hà, Lâm Già, Tộ Tích…
Video đang HOT
Nhiều người biết rằng, sự nghiệp của ông Trọng đã dừng lại ngay sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, một thời gian sau, đại tá Dương Tự Trọng “được” điều lên làm Cục phó Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ CA). Tới ngày 22/2 vừa qua, ông Trọng bị bắt với tội danh tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Một gia đình danh giá bậc nhất đất cảng lâm vào cảnh tan nát chỉ vì một quyết định sai lầm: Giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Trước ông Dương Tự Trọng, cuối tháng 1/2013 một người khác trong gia đình này là đại tá Nguyễn Bình Kiên – Phó GĐ CA TP.Hải Phòng – đã bị Thành ủy Hải Phòng khai trừ khỏi Đảng. Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy Hải Phòng làm rõ, trong thời gian làm Phó Cục trưởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư (Bộ CA) đại tá Kiên đã vi phạm nghiêm trọng quy định công tác nghiệp vụ của ngành; xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của công dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín ngành CA; vi phạm tư cách đảng viên; vi phạm đến 19 điều đảng viên không được làm và những điều cán bộ, chiến sĩ CA không được làm.
Kết cục của tình anh em mang màu sắc… giang hồ
Trước thời điểm Vinalines vỡ lở, trong gia đình đại tá Dương Khắc Thụ thì người con trai cả Dương Chí Dũng được cho là thành công nhất trong con đường công danh với chức vụ Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Hàng hải VN (Vinalines) rồi Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Vinalines trong thời gian Dương Chí Dũng chèo lái là vô cùng thảm hại. Trong vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Vinalines, Cơ quan CSĐT (Bộ CA) tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Dương Chí Dũng. Thay vì chịu trách nhiệm, Dương Chí Dũng lại bỏ trốn.
Trong sự nghiệp của đại tá Dương Tự Trọng, ông này đã từng trực tiếp vận động được rất nhiều người thân của tội phạm động viên chúng ra đầu thú. Tuy vậy, khi chính người thân của mình phạm tội thì ông Trọng lại tổ chức cho anh trai bỏ trốn. Vốn nhiều năm công tác trong ngành CA, ông Trọng không khó tìm người giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn. Kẻ được “chấm” là Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Cạn”, 45 tuổi), một đối tượng giang hồ cộm cán đất cảng, liên quan đến hầu hết các trùm xã hội đen như Năm Cam, Dung “Hà”…
Việc tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn cần phải có những người đặc biệt tin cẩn. Lúc này những người như thượng tá Vũ Tiến Sơn – Phó trưởng phòng CSĐT (PC45), trung tá Hoàng Văn Thắng – đội trưởng đội 3 Phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và thiếu úy Nguyễn Trọng Ánh – cán bộ Phòng CSĐT (PC45) CA TP.Hải Phòng đều được “nhờ”.
Nhiều người trong lực lượng CA TP.Hải Phòng đều biết 3 người trên là những người thân cận của đại tá Dương Tự Trọng. Đặc biệt, thượng tá Vũ Tiến Sơn (biệt danh Sơn “tép”). Khi “ông anh” có việc nhờ, họ không ngần ngại ra tay giúp đỡ theo kiểu tình nghĩa… giang hồ, dù biết sẽ gánh những hậu quả nặng nề nếu bị phát hiện. Kết cục là Dương Chí Dũng bị bắt sau hơn 3 tháng lẩn trốn, Cơ quan ANĐT (Bộ CA) đã phanh phui ra cả đường dây giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn, bắt gần 10 người trong ngành CA trong đó người có chức vụ cao nhất là đại tá Dương Tự Trọng. Một gia đình danh giá bậc nhất đất cảng lâm vào cảnh tan nát chỉ vì một quyết định sai lầm: Giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Theo 24h
Lộ dần "mảng tối" vụ Dương Chí Dũng
"Ngoài làm rõ những kẻ đã giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn thì các cơ quan tố tụng cần phải tiếp tục làm rõ ai đã bao che cho người phạm tội".
Đại tá Dương Tự Trọng (mặc cảnh phục, đứng giữa) khi còn là Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng
Theo ông Nguyễn Đình Quyền - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, việc ông Dương Tự Trọng, một cán bộ cấp cao của Bộ Công an bị bắt giữ cho thấy Bộ Công an đã rất nỗ lực làm rõ tất cả những hành vi vi phạm pháp luật xung quanh vụ tiêu cực xảy ra tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), đồng thời thể hiện không có bất cứ vùng cấm nào trong hoạt động tố tụng.
Vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Vinalines thu hút sự quan tâm của toàn xã hội và gây ra nhiều bức xúc cho người dân khi kẻ đầu vụ là Dương Chí Dũng đột ngột bỏ trốn sát thời điểm cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) tống đạt quyết định khởi tố bị can. Mặt khác, cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã từng triệu tập ông Dũng lên làm việc trước thời điểm khởi tố và " ông Dũng đã thừa nhận những sai phạm, làm trái với chỉ đạo của Chính phủ, trái luật Đầu tư, luật Đấu thầu".
Theo ông Quyền, xung quanh vụ việc này dư luận và thậm chí có cả đại biểu Quốc hội đã từng đặt ra nhiều vấn đề như các cơ quan tố tụng để lọt thông tin và bao che, tạo điều kiện để ông Dũng bỏ trốn. " Tuy nhiên, để làm rõ những điều này cần phải có đủ bằng chứng chứ không thể đưa ra những nhận định chủ quan", ông Quyền nói. Trước đó, trả lời vấn đề này trước Quốc hội, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết đã chỉ đạo cơ quan CSĐT làm rõ nguyên nhân ông Dũng bỏ trốn xem có lộ, lọt thông tin hay không? Nếu có thì phải điều tra xử lý theo pháp luật.
Trả lời PV việc ông Dũng từng bị cơ quan công an triệu tập và thừa nhận sai phạm nhưng không bị áp dụng biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn, ông Quyền cho rằng, về nguyên tắc tố tụng trước khi bị tống đạt quyết định khởi tố bị can, ông Dũng vẫn được hưởng đầy đủ mọi quyền công dân, không có quy định nào buộc cơ quan chức năng phải áp dụng biện pháp nghiệp vụ như theo dõi, giám sát. "Trong vụ việc này, điều tra viên, thủ trưởng cơ quan điều tra phải dựa vào kinh nghiệm, niềm tin nội tại của mình để nhận định ông Dũng có bỏ trốn hay không. Có thể họ nhìn nhận, ông Dũng là cán bộ cấp cao, có nhân thân tốt nên việc bỏ trốn là không thể xảy ra, do vậy để quy trách nhiệm là không dễ", ông Quyền nói.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, vụ ông Dũng bỏ trốn cũng là một vấn đề thực tiễn để Quốc hội sẽ xem xét các biện pháp phòng ngừa bỏ trốn trong việc sửa đổi bộ luật Tố tụng hình sự tới đây. "Về nguyên tắc hoạt động tố tụng là công khai, do vậy đây cũng là nguyên nhân ông Dũng biết trước mình sẽ bị bắt để bỏ trốn. Việc bị can này bỏ trốn trong thời gian dài, ra được cả nước ngoài có thể sẽ liên quan đến nhiều người khác đã bao che giúp đỡ, không tố giác tội phạm. Theo tôi đây là những vấn đề mà cơ quan tố tụng tiếp tục phải làm rõ", ông Quyền nói.
Diễn biến vụ án
- Tháng 1/2012, cơ quan CSĐT (C48) đã xác minh làm rõ dấu hiệu sai phạm trong quá trình sửa chữa ụ nổi; xác định 4 đối tượng Trần Hải Sơn - Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, Trần Văn Quang - Trưởng phòng Kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, Trần Bá Hùng - cán bộ Hyundai Vinashin, Phạm Bá Giáp - Giám đốc Công ty Nguyên Ân lập 2 bộ hợp đồng, chứng từ quyết toán khống chiếm đoạt 2,9 tỉ đồng (theo kết luận của giám định viên Bộ Công thương).
- Ngày 1/2/2012, C48 quyết định khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng trên.
- Ngày 17/5/2012, C48 đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án; đồng thời ra quyết định khởi tố bị can về tội "cố ý làm trái...", bắt tạm giam ông Dũng, lúc bấy giờ là Cục trưởng Cục Hàng hải; ông Mai Văn Phúc - nguyên Tổng giám đốc Vinalines, hiện là Vụ phó Vụ Vận tải; ông Trần Hữu Chiều - Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng ban QLDA Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam. Chiều cùng ngày, C48 xác định ông Dũng đã bỏ trốn.
- Ngày 18/5, C48 ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc đối với bị can Dương Chí Dũng và phối hợp với Interpol truy nã quốc tế bị can này.
- Tháng 9/2012, Cơ quan CSĐT bắt giữ được ông Dũng.
- Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cũng vào cuộc điều tra vụ việc ông Dũng bỏ trốn và bước đầu xác định một trong những nghi phạm chủ chốt tổ chức cho ông Dũng trốn đi nước ngoài là Trần Văn Dũng, một đối tượng giang hồ cộm cán ở Hải Phòng nên đã khởi tố vụ án "Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức người khác trốn đi nước ngoài".
- Từ cuối năm 2012 đến nay, Cơ quan An ninh điều tra đã bắt giữ 6 người có liên quan đến vụ án này.
Theo xahoi
Điều ít biết về Cục phó Bộ CA vừa bị bắt Hôm qua, Cơ quan ANĐT Bộ Công an bắt tạm giam đại tá Dương Tự Trọng (Cục phó Cục Cảnh sát Quản lí Hành chính về TTXH, Bộ Công an, nguyên Phó giám đốc Công an TP Hải Phòng). Ông Dương Tự Trọng bị bắt để điều tra hành vi liên quan vụ giúp anh trai Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Cục...