Bi kịch gia đình khi hai bố con cùng đi tù
Ông Phạm Văn Lập nói rất đau lòng khi con trai bị phạt 9 năm tù, song không thừa nhận đã “đẩy” con vào vòng lao lý.
Suốt phiên xử mở tại TAND tỉnh Hà Tĩnh hồi cuối tháng 9, ông Phạm Văn Lập, 48 tuổi, cùng con trai Phạm Văn Nam, 16 tuổi, trú thôn Na Trung, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên liên tục quay đầu nhìn về phía sau bày tỏ hối hận vì gây ra cái chết cho ông hàng xóm Trần Văn Thuyết, 49 tuổi.
Đại diện bị cáo và bị hại ngồi phía dưới hội trường nói vừa thương vừa trách hai bố con. “Nam còn trẻ tuổi song phải đi tù bắt nguồn từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt của hai ông bố”, một người chia sẻ.
Theo bản án, khoảng 12h ngày 12/2 (mùng một Tết Tân Sửu), khi chơi Tết và hát karaoke tại nhà ông Lê Văn Liễu ở thôn Na Trung, xã Cẩm Thạch, ông Lập và ông Thuyết mâu thuẫn, định lao vào ẩu đả sau đó được mọi người can ngăn.
13h cùng ngày, ông Lập gọi điện cho Nam đến “trợ giúp”. Gặp lại ông Thuyết và bị thách thức “hai bố con mày thích gì?”, ông Lập lao đến đấm trúng mặt khiến đối phương ngã xuống sân rồi giằng co, ẩu đả. Nam đứng gần cầm dao gọt hoa quả đâm ông Thuyết tử vong.
Người hàng xóm Âu Văn Kỳ, 37 tuổi, vào can ngăn cũng bị Nam khua dao trúng tay trái phải đi cấp cứu, tổn hại sức khỏe 19%.
Bị cáo Lập tại phiên sơ thẩm tại TAND tỉnh Hà Tĩnh hồi cuối tháng 9. Ảnh: Đức Hùng
Tại phiên toà, ông Lập khai hàng chục năm qua có mâu thuẫn với ông Thuyết song chưa thể giải quyết. Đi chơi Tết ở quanh xóm về, thấy ông Thuyết đang ngồi tựa lưng bên ghế nên lại gần vỗ vai hỏi “làm gì vậy bạn”. Ông Thuyết đáp “không bạn bè gì với mày”, sau đó buông lời xúc phạm rồi đấm vào mặt. Định tấn công đáp trả, ông Lập dừng lại, suy nghĩ gia đình đang có tang khi bố mới mất hơn 100 ngày, không nên gây gổ tại nhà người khác vào ngày mùng một Tết. Ông sau đó gọi Nam đến, với ý định kêu ông Thuyết ra ngoài đường “đánh một trận cho bõ tức”.
“Tôi không gọi con đến giết người. Mục đích ban đầu là đánh cảnh cáo cho hả giận. Lúc tôi lao ẩu đả với ông Thuyết, không ngờ Nam cầm dao đi sau lưng và tấn công. Do người đông, cháu hành động quá nhanh, tôi không nhìn thấy để can ngăn, dẫn đến án mạng”, ông Lập nói.
Trả lời thẩm vấn, Nam cho hay hôm xảy ra sự việc có uống rượu bia trong lúc đi chơi Tết ở nhà bạn khiến say là ngà, mặt đỏ. Thời điểm nghe bố nói qua điện thoại “bị ông Thuyết cà khịa”, nghĩ rằng hai người đang xích mích với nhau nên lập tức lái xe máy chạy xuống “xem có việc gì không”. Gặp nhau, chưa kịp hỏi han rõ sự tình, thiếu niên yêu cầu bố gọi ông Thuyết ra để “nói chuyện”.
Chủ tọa phân tích, xích mích trên là của người lớn, bị cáo đang nhỏ tuổi nếu không can ngăn được thì phải tìm cách thông báo cho người có trách nhiệm đến giải quyết.
Nam trả lời ban đầu không có ý định đánh nhau, nhưng do say rượu nên mất hết lý trí, suy nghĩ không tích cực. Con dao dùng đâm ông Thuyết được cầm từ nhà đi để gọt trái cây ăn khi ghé nhà bạn bè và họ hàng chơi Tết, chứ “không thủ sẵn từ trước để gây án”.
Video đang HOT
Anh Kỳ và ông Luận (cúi đầu) tham dự phiên xử. Ảnh: Đức Hùng
Thấy ông Lập nhiều lần biện minh “không hề xúi giục con giết người, bản thân không phải là người đoạt mạng ông Thuyết nhưng được xác định là đầu vụ”, đại diện Viện kiểm sát hỏi: “Thời điểm trên Nam chưa đủ 18 tuổi, nhận thức còn hạn chế. Làm bố, bị cáo phải biết vấn đề này chứ, sao lại rủ con đi đánh nhau. Như thế không xúi dục con phạm pháp thì là gì?”.
Ông Lập nghe xong im lặng. Nữ công tố viên nói phần nào thông cảm cho bị cáo Lập khi học hành không đến nơi đến chốn, trình độ hạn chế. Tuy nhiên, đối với sự việc trên thì cần phải ý thức được hành vi, lường trước hậu quả sẽ xảy ra, không nên quanh co.
Ông Trần Văn Luận (56 tuổi, anh trai ông Thuyết) cho biết, sau khi em mất, gia đình lâm vào cảnh khó khăn, em dâu gồng gánh nuôi bốn người con, trong đó có ba đứa trẻ đang tuổi ăn học, sợ lâu dài không đáp ứng nổi. Theo ông Luận, bị cáo Lập không quan tâm đến gia đình, có thời gian dài được tại ngoại để khắc phục hậu quả nhưng không một lần ghé nhà nạn nhân hỏi thăm, chỉ cử người thân đưa vài chục triệu đồng để thăm hỏi và hỗ trợ chi phí mai táng.
“Vụ án này bắt nguồn từ việc giáo dục con không đúng cách của ông Lập. Điều này vô tình tạo ra bi kịch, dẫn đến cảnh nhiều đứa trẻ mất bố, vợ mất chồng. Tôi yêu cầu tòa xử nghiêm, việc làm đơn giảm án hay không tùy vào thái độ và khả năng bồi thường thiệt hại của gia đình bị cáo”, ông Luận cho hay.
Ông Lập phúc đáp với đại diện bị hại rằng kinh tế gia đình khó khăn nên không thể bồi thường ngay, việc không đi thăm hỏi vì sợ người nhà họ trách mắng.
Cơn giận của bố con ông Lập cũng khiến anh Âu Văn Kỳ, 37 tuổi bị vạ lây. Vì cản Nam gây án, anh Kỳ mà từ chỗ khỏe mạnh thành thương tật 19%, không thể tiếp tục làm nghề lái máy xúc, nhiều tháng qua phải ở nhà nhờ gia đình trợ giúp. Anh nói bây giờ trách hai bị cáo thì cũng không thể lấy lại được sức khỏe như xưa, yêu cầu bồi thường hơn 100 triệu đồng cho những tổn thất trên.
Bị cáo Nam (áo đen) và bố nhiều lần quay đầu về phía sau nhìn người thân. Ảnh: Đức Hùng
Bà Hoàng Thị Trí (46 tuổi, vợ ông Lập), nói từ ngày chồng con vướng lao lý đã suy sụp, nằm liệt giường nhiều tháng. Nhìn lên thấy ông Lập đang “đôi co” với tòa, bà khuyên chồng không nên tranh cãi về hành vi gây án nữa, vì hậu quả đã rõ, biện minh chỉ thêm nặng tội. “Làm mẹ, tôi cũng có lỗi khi giáo dục Nam không tốt. Chứng kiến chồng và con út cùng bị xét xử, không có nỗi đau và bi kịch nào lớn hơn. Có lẽ đó cũng là hình phạt cho chính bản thân tôi”, bà Trí nói.
Được nói lời sau cùng, ông Lập và Nam xin lỗi gia đình các nạn nhân. “Hơn 500 triệu đồng để bồi thường cho hai gia đình bị hại, số tiền này là quá lớn, mẹ và anh trai không thể nào chi trả. Mong được tòa giảm án cho hai bố con, ra tù được sớm ngày nào thì sẽ cố gắng làm kiếm tiền để khắc phục hậu quả ngày đó”, Nam nói. Ông Lập đứng bên cúi đầu bày tỏ cũng có ý kiến tương tự.
HĐXX lập luận, bị cáo và bị hại có mâu thuẫn nhỏ, lẽ ra nên bình tĩnh để giải quyết. Phút nóng giận nhất thời vì chuyện không đâu đã khiến dịp vui ngày Tết thành lễ đưa tang, hai gia đình suốt đời đau xót. Đây là một bài học cho mọi người về cách dạy dỗ con cái và ứng xử hài hòa với nhau trong cuộc sống.
Khi tòa tuyên mình 9 năm tù, bố 14 năm về tội Giết người , Nam đứng thẫn thờ bên bàn xét xử, ông Lập thấy vậy tiến lại gần ghé tai thì thầm vài câu. Quay đầu về phía sau thấy bà Trí suy sụp bên ghế, lấy vạt áo lau nước mắt đang chảy dài trên gò má, hai bố con mím môi rồi bước đi theo cảnh sát ra xe thùng.
Tham vọng của CLB Bình Định
Mới lên hạng một năm, CLB Bình Định cho thấy mình không chỉ là ngựa ô mà còn sẵn sàng cạnh tranh những vị trí dẫn đầu V.League.
V.League 2021 là một mùa giải đầy biến động. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giải đấu bị hoãn thời gian dài trước khi được tuyên bố hủy. Nhiều đội bóng phải thanh lọc đội hình nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính. Nhưng CLB Bình Định thì ngược lại.
Trên thị trường chuyển nhượng, họ đang hoạt động mạnh mẽ hơn bất cứ đội bóng nào tại Việt Nam.
CLB Bình Định cần nhiều hơn những cầu thủ như Hồ Tấn Tài để cạnh tranh ở V.League. Ảnh: Y Kiện.
Thực trạng đội Bình Định
Vô địch hạng Nhất năm 2020, CLB Bình Định trở lại V.League sau 12 năm chờ đợi. Ngay lập tức, đội bóng được rót 300 tỷ đồng trong 3 năm ở đầu mùa giải 2021. Đây là con số đáng mơ ước với nhiều CLB ở V.League. Điều này cho phép CLB Bình Định đặt mục tiêu vào tốp 6 V.League 2021, điều kiện để vào giai đoạn hai và cạnh tranh chức vô địch.
Ngoài ra, CLB Bình Định còn nhận được những khung thưởng riêng. Cụ thể, mức thưởng cho hạng III, II và vô địch V.League 2021 lần lượt là 5 tỷ, 7 tỷ và 10 tỷ đồng; với Cúp quốc gia là 1 tỷ, 2 tỷ và 3 tỷ đồng. Đó là những con số cho thấy tham vọng của lãnh đạo CLB Bình Định.
Hồ Tấn Tài và đồng đội thể hiện điều đó qua những màn trình diễn trên sân. Ở 4 vòng đầu tiên, đội bóng đất võ hòa Sông Lam Nghệ An, thắng CLB Sài Gòn, Đà Nẵng và chỉ chịu thua Hoàng Anh Gia Lai trên sân khách. Những kết quả tích cực này cho thấy CLB Bình Định đủ sức vào tốp 6.
Tuy nhiên, mọi chuyện dần thay đổi khi Lê Tiến Anh, tiền vệ mới được triệu tập lên tuyển Việt Nam, dính chấn thương. Vắng Tiến Anh, CLB Bình Định chơi không còn thuyết phục như ở giai đoạn đầu mùa và dần bị đẩy ra ngoài tốp 6.
Thời điểm đó, chất lượng nhân sự của đội bóng không quá tốt. Trong số những người từng được lên tuyển Việt Nam, chỉ còn Hồ Tấn Tài và Dương Thanh Hào đảm bảo được phong độ. Trung vệ Đinh Tiến Thành chơi phập phù và thường được trám vào vị trí tiền vệ phòng ngự. Những cầu thủ gắn bó với đội đã lâu như Bùi Văn Hiếu, Phạm Văn Nam... đều thi đấu không hiệu quả.
Trong ba ngoại binh, chỉ Hendrio Araujo là đáp ứng được kỳ vọng. Cựu cầu thủ đội trẻ Barca chơi tốt, đóng góp 2 bàn và 4 kiến tạo cho CLB Bình Định. Trong khi đó, Rimario Gordon dứt điểm kém hiệu quả trên hàng công còn trung vệ Ahn Byung-keon, người giàu kinh nghiệm thi đấu, tỏ ra chậm chạp.
Sau đó, CLB Bình Định tiếp tục bổ sung Đặng Văn Trâm và Nguyễn Xuân Nam, hai cầu thủ đã thể hiện được chất lượng ở V.League. Tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ.
CLB Bình Định có thể ra sân với đội hình gồm 7 cầu thủ từng khoác áo tuyển ở mùa 2022. Đồ họa: Minh Phúc.
Mùa chuyển nhượng sôi động
Để cải thiện chất lượng và chiều sâu đội hình, CLB Bình Định đang hoạt động trên thị trường chuyển nhượng một cách tích cực. Họ đã chia tay nhiều cầu thủ để chào đón những tân binh. Mười cái tên phải rời đội sau mùa giải 2021 là Rimario Gordon, Đinh Hoàng Max, Ahn Byung-keon, Nguyễn Xuân Kiên, Trần Hoàng Sơn, Đàm Tiến Dũng, Bùi Văn Hiếu, Nguyễn Hữu Định, Nguyễn Văn Thắng và Tony Lê Tuấn Anh.
Đến lúc này, CLB Bình Định đã chiêu mộ thành công Nguyễn Tiến Duy, Nghiêm Xuân Tú, Mạc Hồng Quân (từ Than Quảng Ninh), Đỗ Thanh Thịnh (từ CLB Đà Nẵng).
Trong đó, Tiến Duy từng được lên tuyển Việt Nam dưới thời HLV Toshiya Miura, Hồng Quân là tiền vệ trung tâm hàng đầu V.League còn Xuân Tú luôn ấn tượng ở khả năng tạt bóng. Thanh Thịnh là nhà vô địch SEA Games 2019 và cũng vừa được gọi bổ sung lên tuyển Việt Nam. Đó đều là những bản hợp đồng đáng chờ đợi.
CLB Bình Định cũng đã chốt đủ 3 ngoại binh cho mùa giải 2022. Họ chia tay Rimario và Ahn Bung-keon để đem về Jermie Lynch, Rafaelson Fernandes. Lynch được đánh giá là ngoại binh hàng đầu tại V.League. Ba mùa gần nhất, anh ghi 22 bàn trong 2 màu áo CLB Hải Phòng và Quảng Ninh. Còn Rafaelson có phong độ cao ở V.League 2021 với 6 bàn sau 12 trận. Hàng công của đội bóng đất võ sẽ rất đáng xem với 3 cái tên Lynch, Rafaelson và Hendrio.
Những tân binh này giúp CLB Bình Định có thể ra sân với đội hình rất chất lượng. Đặc biệt, cánh phải của đội bóng rất đáng chờ đợi với sự kết hợp giữa Tấn Tài và Xuân Tú, những cầu thủ có khả năng hỗ trợ tấn công tốt. Ở phía trong, Rafaelson, cầu thủ mạnh về thể chất, luôn sẵn sàng đón những đường tạt bóng để dứt điểm hoặc làm tường.
Chưa dừng lại ở đó, CLB Bình Định đang nỗ lực đàm phán để chiêu mộ Huỳnh Công Đến, Lý Công Hoàng Anh, 2 tiền vệ trẻ triển vọng của Việt Nam cùng một trung vệ chất lượng để làm dày đội hình. Hiện tại, CLB Bình Định còn một số cầu thủ tốt như Đặng Văn Trâm, Nguyễn Xuân Nam hay Lê Thanh Bình.
Đó chính là cơ sở để tin rằng CLB Bình Định có thể khiến cuộc đua vô địch trở nên hấp dẫn hơn ở mùa giải 2022.
Băng trộm xe máy "trả giá" tiền đền bù với hội đồng xét xử Các bị cáo cho rằng giá trị xe khi nạn nhân mua có thể cao, tuy nhiên thời điểm bị trộm giá đã hạ nên nếu vẫn yêu cầu bồi thường giá cao là không hợp lý. Bị cáo Nam (áo trắng, đứng giữa) cùng các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Cường). Ngày 31/5, TAND TP Cần Thơ mở phiên sơ...