Bi kịch đời bà cụ bỏ mạng trong vụ cháy
Sinh được tất cả 6 người con thì có 3 người xấu số mất sớm vì ung thư, bệnh tật hiểm nghèo. Chồng cũng mất sau đó ít năm. Một thân một mình, tuổi già lại ốm đau bệnh tật liên miên… Hỏa hoạn bất ngờ ập xuống, thiêu rụi căn nhà, không có đường thoát thân, bà cụ đành bất lực bỏ mạng.
Vụ cháy lớn sáng ngày 26/8 tại khu tập thể C8, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ảnh hưởng tới 35 hộ dân và 1 người thiệt mạng.
Nạn nhân xấu số duy nhất trong vụ hỏa hoạn này là cụ Hoàng Thị Dăm (SN 1928) quê ở xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định đã không kịp chạy ra ngoài thoát thân.
Éo le phận đời
Cái chết thảm của cụ Dăm do hỏa hoạn khiến người dân trong khu vực này ai biết tin cũng vô cùng thương xót, chia sẻ cho hoàn cảnh nhiều đớn đau, bi kịch đời bà.
Cụ Dăm có tất cả 6 người con (4 con trai, 2 con gái) trong đó ông Vũ Văn Tuy (SN 1954) là con trai cả trong gia đình.
Nhưng bệnh tật hiểm nghèo cứ liên tiếp ập đến gia đình khiến 3 người con lần lượt phải ra đi. Chồng cụ cũng mất sau đó ít năm. Một thân một mình, tuổi già hay ốm đau, bệnh tật liên miên cụ ở chung với vợ chồng ông Tuy trong căn nhà cũ kĩ ở khu tập thể tồi tàn.
Thời gian trước đây vài năm, cụ Dăm chán cảnh sống nơi ở chật hẹp, tối tăm lại ồn ã tiếng người nên về quê Nam Định ở cho yên bình. Nhưng con cháu ở quê đều bận đi làm xa, không có ai chăm nom săn sóc nên cụ lại quay lên ở với con trai cả và con dâu tên Cao Thị Hòa (SN 1955), quê ở huyện Bình Lục – Hà Nam.
Vụ hỏa hoạn sáng ngày 26/8 khiến gần 35 hộ dân ở khu phố Hàm Tử Quan, Hà Nội bị thiệt hại ảnh hưởng nặng nề
Hai vợ chồng ông Tuy ở căn nhà P21, gác 2, khu tập thể C8, phố Hàm Tử Quan đã được gần 20 năm nay. Nơi ở cũng tạm gọi là nhà, rộng chừng 25m2 chật hẹp và cũ kĩ do kết cấu xây dựng chủ yếu bằng gỗ từ mấy chục năm rồi.
“Ở đây khổ lắm, bếp than tổ ong đun ngay trong nhà, mỗi khi nấu đều cảm thấy ngạt thở” – ông Tuy cho biết. Nhưng biết làm sao được, không có tiền nên đành phải ở, miễn là có chỗ ăn ngủ qua ngày để kiếm sống trên Hà Nội.
Căn nhà chật hẹp ngột ngạt ấy là nơi chen chúc ở của 4 con người trong một gia đình: 2 vợ chồng, 1 đứa con gái và bà cụ già. Bốn bề căn nhà đều được bịt kín bởi các tấm gỗ nên nhà tối om cả ngày.
Ngột ngạt quá, ông Tuy đã phải khoét trên nóc nhà một lỗ ô vuông nhỏ để cho ánh sáng lọt vào, cho thông thoáng hơn.
Video đang HOT
Nhưng đớn đau thay, vụ hỏa hoạn ập đến quá nhanh và dữ dội đã cướp đi sinh mạng của cụ già tuổi cao, sức yếu. Tại thời điểm xảy ra cháy, cả 4 người đều ở nhà nhưng không ai kịp trở tay, chậm chân chút nữa là có thêm người phải bỏ mạng.
Trong tình thế cấp bách khi lửa khói đang ập đến căn nhà, ông Tuy đã trèo cả lên mái nhà giật tung cửa gió trên nóc hô gào đến lạc cả giọng để người thân và các hộ dân tháo chạy. Nhưng đau xót nhất, nhìn thấy mẹ bị cuốn vào trong đám khói, lửa cháy đang dữ dội mà ông đành bất lực vì không có đường chạy thoát thân.
“Cả khu nhà tập thể này có hàng chục hộ dân nhưng chỉ có duy nhất một lối đi vào độc đạo, rộng chừng 1m, kéo dài sâu hun hút vào bên trong” – ông Tuy bức xúc.
Đau xót
Biết cụ chẳng thể qua khỏi cơn hoạn nạn, cả sáng đến chiều mấy người thân trong gia đình mắt đỏ hoe vì đau xót. Tai họa bất ngờ đổ xuống dường như quá lớn. Con dâu cụ Dăm – bà Hòa – cứ ngồi thơ thẩn, nét mặt trông bơ phờ vì mệt mỏi.
Cụ Dăm ngoài con trai cả ở cùng còn có 2 người con gái nữa. Hay tin qua điện thoại mẹ mất vì ngạt thở trong đám cháy, cô con gái lớn đi Sài Gòn làm ăn vội bắt xe về. Cả chiều, 2 vợ chồng ông Tuy cùng cô em gái ở ngoài Hà Nội sốt sắng lo đưa người mẹ xấu số về quê an táng, phần lo chỗ ở trong đêm nay vì nhà cửa cháy hết cả rồi.
Ông Tuy, bà Hòa còn chưa hết bàng hoàng sau cái chết của mẹ mình
Hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn những tài sản đáng giá nhất trong căn nhà ông Tuy gồm 2 ti vi, 1 máy lạnh, 1 tủ lạnh, 1 máy may cũ, 2 điện thoại di động cùng 3 chỉ vàng với mấy chục triệu đồng tiền mặt mà cả đời 2 vợ chồng ông dành dụm chắt chiu tích cóp.
Thời trẻ, ông Tuy có làm ở hợp tác xã trong khu vực nhưng cũng chỉ được vài năm, về nhà không có công ăn việc làm ổn định, đành chuyển sang nghề chạy xe ôm kiếm sống hàng ngày. Ông chủ yếu chở cho khách quen, những người dân sống cùng khu tập thể khi nào cần thì gọi, thu nhập cũng bấp bênh, thất thường.
Còn bà Hòa mưu sinh bằng quán nước ở trong ngõ, có đồng ra đồng vào thêm thắt chi tiêu cuộc sống gia đình. Mỗi tháng cả 2 vợ chồng dành dụm cũng được 1,5 đến 2 triệu đồng.
“Tài sản mất đã đành nhưng đau đớn nhất là mẹ cũng không còn. Tai họa biết làm sao, giờ chỉ lo đưa mẹ về nơi chín suối yên nghỉ cho an lòng” – ông Tuy đau buồn.
Biết chuyện, nhiều người dân sống trong “xóm nghèo” này đã đến chia buồn và động viên đối với hoàn cảnh gia đình ông Tuy.
Cũng trong chiều 26/8, phía UBND phường đã có cuộc họp để hỗ trợ gia đình các hộ dân chịu ảnh hưởng trong vụ hỏa hoạn với số tiền mặt là 6 triệu đồng mỗi hộ và bố trí chỗ ở tạm cho gần 40 hộ dân đã mất nhà mất cửa.
Riêng về gia đình ông Tuy – bà Hòa, có người thiệt mạng nhận được thêm 4,5 triệu đồng tiền hỗ trợ từ phía chính quyền.
Theo VNN
Ông lão gần 50 năm bốc mộ và cứu vớt những linh hồn xấu số
Người đàn ông ấy hơn 60 tuổi vẫn thầm lặng với công việc nhiều người ghê sợ và ít ai để ý. Đôi bàn tay ông đã bao lần làm phúc cho đời. Ông là Hoàng Văn Quý, SN 1950, quê xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
15 tuổi sớm bén duyên với nghề
Cái duyên trời định của ông đối với nghề thật tình cờ. Năm 14 tuổi, trong một lần làm ăn xa ở Hải Phòng, ông quen biết một người Hoa kiều hành nghề bốc mộ. Ít lâu sau, ông được người đó nhận làm con nuôi rồi truyền nghề cho.
15 tuổi, ông bắt đầu theo học nghề. Đêm đến ông theo chân cha nuôi ra từng nấm mộ xem mọi công đoạn sang cát cho người đã khuất, còn ban ngày ông ở nhà mày mò học chữ Nho. Một tháng sau thì ông được cha nuôi cho đi bốc mộ cùng.
Bộ 3 chiếc đèn măng sông đã mấy mươi năm gắn bố với ông Quý trong nghề bốc mộ
Sau gần 50 năm gắn bó với cái nghề "trần gian có một" này, ông vẫn không thể nào quên được giây phút đầu tiên xuống tay bốc mộ: "Nhớ lần đó mở nắp ván lên, nhìn giáp mặt vào xác chết rồi tận tay rửa từng khúc xương của người đã nằm lâu năm dưới đất, tôi mới cảm thấy sợ hãi với công việc này. Sau cái lần ấy cũng đã định bỏ nghề, may sao nhờ có cha nuôi luôn động viện, giúp đỡ tôi mới có thêm can đảm gắn bó lâu dài với nghề" - ông tâm sự.
Ngày đó nếu ông bỏ nghề thật, có lẽ bây giờ không thể có được cơ nghiệp như ngày nay. Hiện hai người con của ông là anh Hưng và anh Hải đều có cuộc sống ổn định, bám trụ được với nghề của cha truyền lại.
Ông Quý chia sẻ: "Nghề bốc mộ là một nghề hết sức khó khăn, không phải dễ mà ai cũng làm được. Theo nghề thì phải có cái tâm sáng, sang cát rửa xương phải làm đến nơi đến chốn, có như vậy mới không có tội với vong linh của người đã khuất ".
Nghề bốc mộ của gia đình ông bận rộn tập trung chủ yếu vào tháng 10 âm lịch. Trung bình mỗi năm gia đình ông sang cát cho 100 trường hợp, đỉnh điểm trong một đêm gia đình ông có thể sang cát được 15 đám. Tiếng lành đồn xa, nhiều hộ gia đình ở tận tỉnh thành Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương... cũng tìm về nhờ ông bốc mộ. Với những nơi ở xa như vậy ông phải xếp lịch hẹn từ trước.
Bất cứ nơi đâu, dù xa hay gần, hễ ai tìm đến là ông đều nhiệt tình nhận làm. Có những hôm trời mưa to gió lớn ông vẫn lặn lội ra nghĩa địa để làm những công việc mà chẳng ai muốn làm. Sức khỏe vì thế cũng ảnh hưởng bởi thời tiết và khí độc thoát ra từ quan tài.
Bỏ 3 ngày cơm vì xác chết chưa phân hủy
Hơn mấy chục năm làm trong nghề, ông đã phải nhiều lần hoảng hồn vì những xác chết chưa phân hủy mặc dù đã được chôn cất hàng chục năm trời. Ông kể có những trường hợp khi bật nắp quan tài lên vẫn còn thấy rõ hình hài, tóc tai... người chết nguyên vẹn như lúc mới chôn.
Ông nhớ hồi ấy, khi còn làm cùng cha nuôi, đó là một nấm mộ của thiếu nữ chết trẻ, được cha nuôi ông định lúc 2h00 và người bốc là ông. Do cỗ quan tài dày, gỗ tốt, lại bỏ nhiều quần áo bên trong, khi sống lại uống nhiều thuốc tây, thuốc bắc nên xác chết khó phân hủy. Khi đó ông phải rưới hơn 2 can rượu lên thi thể người đã khuất... Sau lần đó, ông đã bỏ ăn 3 ngày cơm vì quá sợ hãi.
Nhưng cho đến lúc này, những trường hợp như vậy không còn là hiếm. Ông luôn tâm niệm rằng: "Đối với những xác chết chưa phân hủy hết, mình phải dùng mẹo để lấy được xương ra chứ không được dùng dao để dóc như mọi người vẫn thường hay làm. Dóc như vậy là mình tự mang tội vào người".
Dẫn chúng tôi xuống buồng dưới, ông Qúy lôi 4 chiếc đèn măng sông ra và khoe rằng đây là những bảo bối quý giá nhất, đã theo ông hàng chục năm trời. Hỏi tò mò về công dụng của những chiếc đèn, ông nói những chiếc đèn này dùng để đặt cạnh áo quan, cách 30 - 50 cm, mình cứ đốt cho đến khi lấy được hết hài cốt ra thì thôi.
Cứu vớt những linh hồn xấu số
Không chỉ "tắm rửa hài cốt" cho người đã khuất, ông còn cứu vớt cho các linh hồn xấu số hơn 15 năm qua. Gần đây là vào năm 2007, bên bãi nổi Sông Hồng thuộc xã Hồng An, ông nhận được tin báo có một thi thể phụ nữ độ tuổi 30 - 35 đang trong giai đoạn phân hủy trôi dạt vào bờ. Sau khi đưa xác nạn nhân lên bờ, ông báo cáo lên chính quyền địa phương và đưa về mai táng chôn cất tại quê nhà, lo hương khói đến bây giờ.
Chăm sóc mộ phần của những thi thể chết trôi, không rõ thân nhân
Hay năm 2008, ông phát hiện thi thể hai người đàn ông trên sông, người nào cũng có của cải đi kèm, vợ chồng ông đều đưa về chôn cất cẩn thận cùng với của cải của người đó, không bao giờ tơ hào tài sản của người đã khuất.
Ngoài ra ông còn nhiều lần phát hiện thi thể và tìm cách báo tin cho gia đình nạn nhân đưa về an táng. Riêng 3 ngôi mộ của 3 người nói trên, cho đến nay vẫn được ông chăm sóc, hương khói chu toàn.
Chưa hết, ông còn "nhặt" người bất hạnh về nhà nuôi. Cách đây vài năm, có một cụ ông bị tâm thần bỏ nhà đi, không rõ lai lịch, lang thang cơ nhỡ ông đưa về nhà chăm sóc gần 1 tháng. Sau đó ông tìm cách liên hệ lại cho gia đình có người thân mất tích tới đón về. Năm 2011 ông đưa một cậu bé học lớp 7 bị lạc bố mẹ vè nhà chăm sóc, sau đó liên hệ để cha mẹ cậu bé tới đón về.
Giờ đây tuổi đã ngoài 60 nhưng ông vẫn tận tụy với công việc. Hỏi ông có ý định làm nghề đến bao giờ, ông Qúy cười vui vẻ nói: "Mong sao ông trời vẫn cho tôi sức khỏe như bây giờ để còn đi hành nghề tích đức này".
Bà Trần Thị Oanh, trưởng thôn Việt Thắng cho biết: " Ông Qúy luôn làm phúc cho mọi người. Hàng xóm láng giềng ở đây ai cũng quý, luôn coi ông là tấm gương tốt để nhìn vào. Không những làm nghề tắm rửa cho người âm, ngay khi nhận được tin báo của chính quyền về những xác chết trôi dạt tới địa phương, ông đều đến khẩn trương đến và nhận mang về nhà lo khâm liệm, chôn cất chu đáo. Mọi chi phí xã cũng chi trả nhưng không đáng kể, chủ yếu ông giúp là chính ".
Trước khi chia tay chúng tôi, ông Quý tha thiết nhắn nhủ gia đình nào có người thân mất tích như 3 nạn nhân ông đã chôn cất thì hãy tới nhận mộ phần ở nhà ông Hoàng Văn Qúy, trú thôn Việt Thắng, xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Theo VNN
Chưa thể xác định bệnh"người trẻ mãi không già" Anh Dân mang khuôn mặt trẻ con nhưng mắc một vài căn bệnh của tuổi già. Gần 50 tuổi mà dáng dấp và gương mặt anh Đỗ Quý Dân vẫn hiện hữu nét ngây thơ của đứa trẻ lên 10. Mẹ anh Dân, bà Nguyễn Thị Ba nửa thế kỉ sống và chăm sóc cho con trai. Mặc dù đã nhiều lần đưa...