Bi kịch của những người nổi tiếng chết vì phát minh để đời
Một số nhà khoa học, nhà sáng chế gây tiếng vang với những phát minh để đời góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhân loại. Thế nhưng, họ chẳng thể ngờ rằng sẽ có một ngày họ mất mạng vì phát minh đó.
Marie Curie (1867 – 1934) là nhà khoa học người Pháp gốc Ba Lan nổi tiếng thế giới với nhiều phát minh để đời. Trong số này có việc bà là người phát hiện ra một số các nguyên tố hóa học mới, bao gồm Radium và Polonium.
Với những thành tựu trong nghiên cứu về tính phóng xạ, năm 1903, Marie Curie và chồng là Pierre Curie nhận giải Nobel. Nhưng trong quá trình nghiên cứu, Marie Curie không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo hộ nào. Bởi lúc đó, chưa ai biết ảnh hưởng của phóng xạ với sức khỏe.
Chính bởi vậy, thói quen để ống nghiệm chứa nguyên tố phóng xạ trong ngăn kéo hoặc túi áo của Marie Curie khiến bà gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Sau một thời gian dài tiếp xúc với các chất phóng xạ, Marie Curie qua đời vào ngày 4/7/1934. Theo các nghiên cứu của giới khoa học, nguyên nhân tử vong của bà là vì phơi nhiễm chất phóng xạ.
Nhà phát minh người Mỹ William Bullock nổi tiếng với sáng chế máy in quay hoạt động với tốc độ nhanh và có hiệu quả cao. Ông giới thiệu với công chúng phát minh này vào năm 1863.
Sau khi phát minh của ông Bullock ra đời, ngành in ấn trên thế giới có sự thay đổi lớn. Thế nhưng, nhà phát minh này không thể ngờ rằng “đứa con đẻ” này sẽ cướp đi mạng sống của mình.
Trong lúc sửa máy in, Bullock đã đưa một chân vào dưới máy với ý định đẩy ròng rọc vào đúng vị trí. Do không cẩn thận, chân của ông bị thương dẫn tới hoại tử. Trong lúc phẫu thuật cưa chân, ông Bullock qua đời.
Kỹ sư người Đức Otto Lilienthal ghi tên mình vào lịch sử với kỷ lục là người đầu tiên thiết kế thành công tàu lượn. Chính vì vậy, ông được mọi người ca ngợi và gọi với biệt danh “ông vua bay lượn”.
Vào năm 1896, ông Lilienthal thực hiện chuyến bay bằng tàu lượn. Do gặp phải gió to nên ông không thể kiểm soát được phát minh của mình.
Kết quả là tàu lượn rơi xuống mặt đất khiến nhà phát minh Lilienthal bị thương nặng và qua đời vào ngày hôm sau.
Mời độc giả xem video: Phát minh độc đáo cứu người khỏi biển lửa. Nguồn: VTC14
Bật mí vũ khí chết chóc nổi tiếng nhất thời Trung Cổ
Một số vũ khí chết chóc thời Trung Cổ được con người phát minh có sức sát thương cao. Do đó, chúng được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến.
Trường kiếm là một vũ khí chết chóc và nổi tiếng thời Trung Cổ. Nó được sử dụng phổ biến từ thế kỷ 14 - 16.
Giống như tên gọi, trường kiếm có kích thước tương đối lớn, hơn 40 cm. Vũ khí này có lưỡi thẳng, mũi nhọn và hai cạnh đều sắc bén.
Khi sử dụng trường kiếm, người dùng có thể cầm bằng cả 2 tay để có thể ra đòn một cách mạnh mẽ và chính xác nhất.
Vũ khí nổi tiếng này thích hợp trong các cuộc chiến khi đối đầu với lực lượng kỵ binh.
Máy bắn đá được phát minh vào khoảng thế kỷ 12. Loại vũ khí này hoạt động hiệu quả trong các cuộc chiến vây thành, công phá pháo đài.
Theo thiết kế, máy bắn đá có thể phóng những tảng đá có trọng lượng gần 160 kg.
Nhờ máy bắn đá, quân đội nhiều nước gặt hái được những thắng lợi lớn khi tấn công, chiếm đóng các thành trì, pháo đài thời Trung cổ.
Giáo mác xuất hiện trên chiến trường vào khoảng thế kỷ 13. Loại vũ khí này thường được lực lượng bộ binh sử dụng.
Theo thiết kế, mỗi chiếc giáo có chiều dài khoảng 5,5 m. Binh sĩ châu Âu sử dụng loại vũ khí này trong nhiều cuộc chiến thời Trung Cổ.
Binh sĩ sử dụng giáo mác hiệu quả trong phòng thủ cũng như tấn công. Nó thích hợp trong những cuộc cận chiến.
Mời độc giả xem video: Cuộc hội ngộ 37 năm sau chiến tranh. Nguồn: VTC14.
Thực hư về "tia tử thần" Vũ khí phát ra chùm tia có sức hủy diệt hàng loạt thường là sản phẩm của phim ảnh, tác phẩm khoa học viễn tưởng. Nhà khoa học Harry Grindell Matthews "biểu diễn" tia tử thần trong phòng thí nghiệm của ông. Một thời gian dài, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới từng ấp ủ tham vọng chế tạo loại tia được...