Bi kịch của người vợ chung chồng với tiếp viên nhiễm HIV
Tuổi thơ cay đắng, khi lấy chồng Trang càng thêm khổ hạnh khi phải “ chung chồng” với một tiếp viên quán bia ôm nhiễm HIV.
Trang nhiều đêm sống trong nỗi lo sợ mình nhiễm HIV.
Không được bàn tay mẹ chăm sóc từ lúc 2 tuổi, Nguyễn Xuân Trang (SN 1983, ngụ khu phố 6, tổ 56 thị trấn Hóc Môn, TP.HCM) đã chịu nhiều thiệt thòi. Cuộc đời cô chẳng vui vẻ hơn khi lấy phải người chồng có thói trang hoa, từng nhiều đêm sống cùng sợ hãi khi người tình của chồng mới qua đời do nhiễm HIV giai đoạn cuối.
Trang sinh ra trong một gia đình có đầy đủ cha mẹ ở Hóc Môn, nhưng người mẹ có “máu” cờ bạc nên chẳng có thời gian chăm con. Những cuộc đỏ đen thâu đêm khiến đứa con nhỏ khóc ngằn ngặt vì thiếu sữa, Trang trở thành đứa trẻ suy dinh dưỡng. Khi được hai tuổi, người mẹ cũng theo tình nhân để lại cô cùng người bố khổ hạnh, Trở về được bà nội nuôi nấng, Trang học hết lớp 12. Phần vì bà nội cũng già yếu, bản thân cũng không muốn thành gánh nặng gia đình nên Trang không tiếp tục theo con đường học hành mà phụ giúp gia đình.
Năm 22 tuổi, Trang đi chơi cùng một nhóm bạn, thấy ai cũng có đôi có cặp, mình thì lẻ bóng nên bạn bè gán ghép, giới thiệu cho một người trai trong nhóm. “ Lúc đó tôi chỉ nghĩ là quen để “chơi”, vì trong nhóm ai cũng có bồ, mình không thể kém mặt được. Vì vậy, tôi nhận lời quen chàng trai hơn mình hai tuổi, cũng chưa có nghề nghiệp gì”, cô nhớ lại. Một thời gian sau, thấy không hợp, hai người chia tay. Nhưng đời đúng là không ai biết được chữ ngờ, bà của anh chàng này lại quen bà nội của Trang, hai người rất muốn hai cháu nên đôi. Bà nội Trang lúc này cũng già yếu, lại hay bệnh tật, một mực khuyên nhủ “cháu lập gia đình để bà chết cũng được “nhắm mắt”.
Thế là hai người quay lại, rồi tổ chức đám cưới. Ban đầu cuộc sống của Trang khá hạnh phúc khi người chồng hiền lành, thương và biết chiều vợ. Tuy nhiên, mọi sự thay đổi khi chị sinh đứa con đầu lòng, người chồng không có việc làm, lại sa đà vào rượu chè, cờ bạc. Thấy vậy, người chú của Trang tạo điều kiện cho chồng cô về làm tại lò mổ heo của gia đình. Công việc thường bắt đầu từ nửa đêm, đến 3h sáng mới kết thúc. Người chồng càng được thể đi sớm về khuya, càng có cớ để chơi bời. “Có những ngày anh ấy đi làm về rồi nhậu tới sáng, ngủ được hai tiếng lại đi nhậu tiếp, đến tối mới khật khưỡng về. Số tiền anh ấy mang về không đủ để nuôi gia đình, con được một tháng, tôi đã phải nhận kết cườm gia công để lấy tiền nuôi con. Vậy mà nhiều khi nhà thiếu tiền, anh còn mắng tôi không làm ra tiền thì đừng ăn”, Trang nhớ lại.
Video đang HOT
Nhẫn nhục chịu đựng cho gia đình êm ấm, nhưng khi biết người chồng cặp bồ với một cô gái bán bia ôm trong thị trấn, cô không khỏi bàng hoàng. Với quan niệm “xấu chàng hổ ai”, cô không dám lớn chuyện mà tìm mọi cách khuyên nhủ chồng, nhưng thường nhận lại những trận đòn “bầm da tím thịt”. Nín nhịn, cô càng bị lấn lướt, người chồng công khai cặp bồ, nhậu nhẹt triền miên, nhiều làn cô được chủ quán nhậu gọi điện đến… trả tiền rồi đưa chồng về.
Có ý định ly hôn, nhưng cô nhìn con mà không nỡ. Cô tâm sự: “Tôi cũng là người không được bàn tay mẹ chăm sóc nên hiểu rõ nỗi khổ thiếu gia đình. Tôi không muốn con mình cũng rơi vào hoàn cảnh ấy. Do vậy, tôi cố chịu đựng vì đứa con, hy vọng cuộc sống của chúng sẽ được tốt đẹp hơn”. Một thời gian sau, người chồng trở về với vẻ hối cải, cả ngày ở nhà chăm sóc con. Được một tuần, anh bàn với chị vay tiền mở riêng một lò heo quay. Suy tính kĩ càng, chị nghĩ “của chồng công vợ”, anh tu chí làm ăn là chị mừng. Ai ngờ khi cầm tiền trên tay, anh lại đi biền biệt với cô tình nhân khiến chị uất nghẹn không nó lên lời. Thỉnh thoảng lại nhận được cuộc gọi của tình địch “trêu ngươi”, càng khiến chị “điên lộn cả tiết”.
Đầu năm 2009, cô bồ này còn hả hê tuyên bố đã có con với chồng chị và đề nghị chị “giải thoát” cho người chồng. Lại đúng lúc bà nội chị ốm, một lần đi ra ngoài vườn bị vấp ngã, khi ấy chị thấy chồng ngồi ngoài hiên, gọi anh ra đỡ nhưng anh dửng dưng như không nghe thấy gì. Ý định ly dị đã có trong tâm thức, nay lại trỗi dậy quẫy đạp.
Sống trong sợ hãi
Cuộc sống đang khốn khó, bỗng dưng thêm nỗi sợ hãi. Đó là cú điện thoại ngày giáp Tết 2009 khiến cô hoảng loạn, phập phồng lo sợ. “Cô ấy gọi điện cho tôi tâm sự rất nhiều. Không có vẻ dương dương tự đắc nữa, cô ấy nghẹn ngào nước mắt với những tâm sự, xin tôi tha lỗi về thời gian vừa qua. Cô ấy đã bị nhiễm HIV giai đoạn cuối, đứa con cô ấy cũng đã bỏ”, Trang nhớ lại.
Tết năm ấy, mọi người không thấy Trang nhanh nhẹn, hoạt bát như thường, lúc nào cũng âu sầu, mệt mỏi. Nhiều đêm cô thức trắng, sống trong sợ hãi việc mình bị lây nhiễm, rồi những đứa con sẽ ra sao. Cơ thể cô ngày càng gày gò, xuống sắc, trong khi người chồng cũng lao vào uống rượu nhiều hơn. Cuộc sống với cô lúc này trở nên bế tắc, không thể nói với ai vì sợ mọi người kỳ thị. Nhưng khi cô gái kia chết, mọi người xầm xì bàn tán, có người cho rằng chồng cô bị lây nhiễm và Trang cũng là nạn nhân tiếp theo. Thời gian đó, cô không dám ra ngoài vì sợ ánh mắt tò mò, những miệng lưỡi cay độc của người đời. Suốt một năm, Trang sống trong lo sợ, sau này cô mới quyết định nói cho bà nội biết. Được bà khuyên đi xét nghiệm, nhưng Trang còn lần chần không đi vì sợ. Tuy nhiên, cô cũng chuẩn bị tâm lý cho việc “ra đi” của mình: Sẽ gửi con vào một ngôi chùa vì bà nội và bố mình đều không có điều kiện nuôi. Từ đây, Trang và chồng cũng ly thân.
Bà nội Trang khuyên cháu nên đi làm để lấy tiền nuôi con, vì vậy cô ra đi mang theo bao nỗi niềm, đâu biết đó là lần cuối mình được gặp bà. Bà nội mất đột ngột sau đó một tuần. Nỗi đau mất người thân, thêm niềm ân hận, ám ảnh về bệnh tật khiến Trang như rơi xuống vực thẳm. “ Nhiều lần tôi muốn dùng cái chết để giải thoát, nhưng nhìn đứa con tôi lại không nỡ“, Trang nghẹn ngào. Năm 2012, Trang ly hôn mà không nhận được bất kỳ một khoản tiền trợ cấp từ người chồng.
Số phận Trang run rủi gặp lại “cố nhân” thời niên thiếu. Mặc dù tám năm mất liên lạc nhưng như có sợi dây vô hình hai người vẫn gắn bó. Khi gặp lại cũng là lúc cả hai đều gặp đổ vỡ trong hôn nhân nên có cái nhìn đồng cảm. “Tình cũ không rủ cũng tới” anh là người động viên, khuyên cô nhiều nhất, giúp cô dần lấy lại sự cân bằng cuốc sống. Mới đây, khi xem vô tuyến thấy nhiều hoàn cảnh nhiễm HIV vẫn cố gắng sống, cô mới quyết tâm đi khám, mặc dù niềm hi vọng đó mong manh. Cầm tấm phiếu xét nghiệm âm tính với HIV trên tay, hạnh phúc trong cô vỡ òa. Cô tiếc rằng mình không đi khám sớm hơn để một thời gian dài sống trong bất an.
Cô đang có một gia đình nhỏ với người chông hiện tại biết quan tâm, lo lắng cho mình và hai đứa con. Niềm hạnh phúc được nhân lên khi anh chị có thêm một bé gái xinh xắn. Mặc dù gia đình anh nghèo, nhưng tài sản lớn nhất cô có được là tình cảm chân thành. Hiện cô có cuộc sống mới. Những ngày qua với cô là một cơn ác mộng, nhưng vì thế mà cô biết trân trọng cuộc sống này hơn. Nỗi buồn chia sẻ, niềm vui nhân đôi, hi vọng thì muốn nhân lên nhiều lần. Người phụ nữ trải lòng: “Qua câu chuyện của tôi, hi vọng rằng những người gặp phải hoàn cảnh tương tự không nên bi quan. Tôi vẫn nhớ một câu nói: “Khi một cánh cửa đóng lại, sẽ có một cánh cửa khác được mở ra”.
Nhiều người cho rằng sống và làm việc với người HIV cũng có thể bị lây nhiễm HIV, Đó là một quan điểm sai lầm vì thật ra HIV không dễ lây nhiễm như nhiều người vẫn nghĩ. Ngoài 3 đường lây: Qua máu, mẹ truyền sang con, tình dục thì HIV không thể lây truyền qua các đường tiếp xúc thông thường giữa người với người như bệnh cúm, lao, muỗi đốt, hôn (chỉ khi hai người bị loét, xước, trong miệng hoặc chảy máu chân răng mà hôn sâu thì mới có khả năng lây do tiếp xúc má), tiếp xúc thông thường (tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không quan hệ tình dục), làm việc cùng cơ quan, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không làm cho ai bị nhiễm HIV).
Theo xahoi
Ngôi nhà "sáu bà một ông"
"Tôi lấy vợ chỉ vì tình thương chứ không có yêu đương gì. Họ tình nguyện thì tôi chấp nhận chứ không có chuyện ép buộc ai ở đây cả".
Đó là lời trần tình của ông Nguyễn Văn Tiến (SN 1959), trú bản Cam, xã Cam Lâm, huyện Con Cuông (Nghệ An) - người được cho là đào hoa nhất miền Tây tỉnh Nghệ An khi cưới được đến... 6 người phụ nữ. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian, các bà vợ đã lần lượt phải tự ra đi vì không thể chịu được cảnh chung chồng. Họ đành sống cô đơn với nỗi ân hận vì đã từng lú lẫn vì tưởng đó là tình yêu.
Yêu là... cưới
Ông Nguyễn Văn Tiến là người đàn ông cường tráng với dáng người cao, khuôn mặt chữ điền, đặc biệt ánh mắt đa tình khiến ông trẻ hơn nhiều so với độ tuổi 60 của mình. Thêm vào đó, cách nói chuyện hóm hỉnh với nụ cười có lúm đồng tiền trên má là một điểm cộng của người đàn ông đào hoa nổi tiếng nhất miền Tây Nghệ An này. Chia sẻ về chuyện đưa 6 người phụ nữ đến về ở chung một nhà với mình, ông nói: "Tôi lấy vợ chỉ vì tình thương chứ không có yêu đương gì. Họ thương yêu mình thì mình chấp nhận chứ tôi cũng không ép buộc gì".
Hiện nay, gia đình ông Tiến thuộc dạng khá giả nhất bản Cam. Ngoài làm nương rẫy, ông còn kiêm thêm nghề bốc thuốc chữa bệnh và buôn bán, do vậy cuộc sống luôn đầy đủ, sung túc. Ông vốn sinh ra trên mảnh đất nghèo của huyện Tương Dương (Nghệ An), lớn lên phiêu dạt khắp nơi với nghề buôn bán. Cho đến một ngày khi đi qua huyện Quỳ Hợp ông đã có tình cảm với bà Lý Thị Hoan (SN 1961). Không lâu sau đó họ nên duyên vợ chồng rồi cùng nhau lên huyện Con Cuông lập nghiệp. Mặc dù khi lên đây chỉ với hai bàn tay trắng nhưng với kinh nghiệm buôn bán từ trước nên cuộc sống của hai vợ chồng nhanh chóng ổn định. Hai người có chung với nhau ba mặt con, gia đình lúc nào cũng rộn rã tiếng cười.
Ông Nguyễn Văn Tiến - Người đàn ông có 6 người vợ
Mặc dù đã có gia đình hạnh phúc, kinh tế khá giả, thế nhưng nhờ cách nói chuyện hóm hỉnh, cộng với sự đào hoa nên không lâu sau thời gian sống với người vợ đầu tiên, ông Tiến đã khiến một người phụ nữ khác là bà Lô Thị Xuyên say như điếu đổ. Năm 1992, người đàn ông này quyết định cưới thêm bà Xuyên về làm vợ. Mặc dù, đã cố gắng khuyên bảo nhưng do yếu thế không cản được chồng, bà Hoan đành lặng lẽ chấp nhận cảnh chung chồng. Sống kiếp chồng chung, lúc đầu hai bà có nhiều xích mích, ghen tỵ trong cuộc sống nhưng sau đó ông Tiến đã dàn xếp ổn thỏa. Một số người làng còn kể lại: "Mỗi bà một công việc, không ai tị nạnh ai, không những vậy họ còn xem nhau như chị em ruột trong nhà".
Cuộc sống của đại gia đình cứ thế êm đềm trôi qua cho đến một ngày, ông Tiến trở về thăm quê ở huyện Tương Dương. Lần này, ông phải lòng một cô gái mới lớn tên là Lô Thị Phượng. Và cũng như lần trước, sau khi "tán" đổ cô gái này ông về nhà đòi cưới thêm vợ ba. Hai người vợ trước kịch liệt phản đối nhưng cuối cùng đã không thắng được chồng mình. Một đám cưới lại được tổ chức linh đình dưới sự chứng kiến của hai người vợ trước và bà con bản làng. Vậy là, một lúc ông Tiến cùng chung sống với ba người vợ trong một mái nhà. "Thời gian đầu, các bà cãi nhau chí choé nhưng sau một thời gian họ lại thương yêu nhau như chị em trong nhà. Người dân trong bản ai cũng ngạc nhiên về cách đối xử của ba người vợ ông Tiến. Đặc biệt những đứa con chung được các bà yêu thương chăm sóc như con của mình vậy", anh Lô Văn Nộ, một người hàng xóm kể.
Tưởng chừng cưới đến ba vợ đã là quá lắm nhưng sau đó ông lại tiếp tục "chiêu" cũ lấy thêm... ba bà nữa. Nói về sự "quá đáng" này, ông Tiến trần tình: "Tôi biết cưới nhiều vợ là vi phạm luật hôn nhân gia đình. Nhưng tất cả những người vợ của tôi đều đem lòng yêu thương tôi, muốn chung sống cùng tôi, tôi cũng không ép buộc họ điều gì cả. Họ thương mình thì mình thương lại thôi". Im lặng một lát ông còn nói thêm: "Tôi biết đời con gái chỉ có một lần trong đời được lên xe hoa nên phải tổ chức đám cưới linh đình cho họ đỡ tủi thân".
Lô Thị Lý - 1 trong 6 người phụ nữ tình nguyện làm vợ người đàn ông đào hoa
Bi kịch "chồng chung"
Bà Xuyến, người vợ thứ hai tâm sự: "Tôi cũng không hiểu vì sao lại yêu và quyết định lấy ông ấy nữa, mặc dù biết ông đã có vợ con nhưng từ khi gặp mặt, đêm nào tôi cũng thấy nhớ ông ấy. Nhiều lần tôi đã hạ quyết tâm sẽ yêu và lấy người đàn ông khác chưa có gia đình, nhưng tôi không thể nào làm được điều đó. Vẫn biết làm vợ bé sẽ chịu nhiều thiệt thòi, nhưng không hiểu vì sao tôi vẫn chọn ông ấy". "Ngày xưa tôi vẫn thầm ước ao, mình sẽ lấy một người chồng trẻ, rồi ra thị trấn hoặc một nơi giao thông thuận tiện, đời sống khá hơn để có một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng từ khi yêu ông ấy, tôi như người mộng mị, chỉ muốn lên miền núi để được sống với ông ấy", bà Xuyên ngậm ngùi nói.
Chính quyền bó tay?
Ông Lô Văn Duy, trưởng bản Cam trình bày: "Chúng tôi đã nhiều lần khuyên can và sau đó là xử phạt nhưng vẫn không được. Ông ấy cứ tự cưới chứ có đăng ký gì đâu. Xử phạt thì ông ấy nhận nhưng rồi rồi lại tiếp tục tái phạm. Do vậy số vợ của ông ngày càng nhiều".
Cũng theo bà Xuyến thì ông Tiến là một người ăn nói nhỏ nhẹ, trong sinh hoạt hằng ngày ít khi ông to tiếng với bà nào hay tỏ ra thiên vị ai quá mức. Nếu có xích mích giữa các bà vợ, người ông lại khéo léo vào cuộc để giải quyết những xung đột. Thời gian đầu, đặc biệt khi vợ còn... chưa quá nhiều, cuộc sống gia đình cũng chưa phát sinh những mẫu thuẫn quá lớn. Đối với những người phụ nữ khi đã chấp nhận số phận sống chung chồng, họ sẽ không dám tị nạnh ai, bởi lẽ việc làm của họ là tự nguyện. Hơn nữa, họ nghĩ rằng nếu muốn làm lại cuộc đời thì cũng đã quá muộn, vì vậy chỉ còn cách chấp nhận sống "kiếp chồng chung" như vậy mà thôi.
Tuy nhiên, khi ông Tiến lấy đến bà vợ... thứ sáu thì cuộc sống gia đình đã trở thành địa ngục. Ông Tiến chia nhà mình thành nhiều buồng, ngăn cách bởi những chiếc ri đô mỏng tanh cho mỗi bà vợ một "vương quốc riêng". Lịch sinh hoạt vợ chồng được ông chia đều theo một lịch có sẵn. Tuy mỗi bà đã có một "vương quốc" nhưng "biên giới" chỉ là những bức ri-đô mỏng nên hàng đêm, khi ông "thăm" một bà thì năm bà còn lại đành phải ra ngoài cho đến khi "xong việc" mới vào nhà vì không thể chịu nổi. Sau một thời gian như vậy, 4 bà vợ của ông Tiến đã tự nguyện ra đi ở riêng. Hiện giờ, ông sống cùng với bà vợ cả và vợ thứ năm cùng con của những người vợ đó. Thỉnh thoảng ông Tiến cũng có ghé qua mấy bà vợ đã ra ở riêng để thăm hỏi, động viên. "Hôn nhân là do duyên số cả, số tôi đào hoa nên các bà cứ tình nguyện theo nên tôi chấp nhận. Hết duyên thì họ bỏ đi, tôi cũng không muốn núi kéo thêm. Nếu cảm thấy không sống được thì nên giải thoát cho nhau, đó là cách tốt nhất", ông Tiến lý giải.
Bà Xuyến, người vợ thứ hai của ông Tiến ân hận nói: "Tôi cũng không hiểu ông lấy nhiều vợ như vậy để làm gì nữa. Đúng là lòng tham con người vô đáy. Không chịu đựợc cảnh chung chồng với các bà khác, tôi đã rời xa ngôi nhà đó để về quê nhà". Sau khi rời xa ngôi nhà ấy, vì phong tục của bản làng nên bà Xuyên không đi thêm bước nữa mà cam chịu sống cuộc sống cô đơn. "Không chồng, không có con cái sau này già cả tôi cũng không biết nương tựa vào ai nhưng đành chấp nhận chứ tôi không chịu được cảnh chung chạ mãi", người đàn bà này nói với giọng cứng rắn. Cùng tâm sự như những người vợ đầu, bà Nguyễn Thị Thậm, người vợ thứ 6 cũng rơi vào hoàn cảnh chán nản vì kiếp chung chồng. Đối với bà, sau lần gặp đầu tiên, mặc dù biết rõ lai lịch của người đàn ông này nhưng như ma xui quỷ khiến bà vẫn chấp nhận lấy ông làm chồng để rồi sau đó bà đã hiểu ra mọi chuyện. "Lúc đầu, tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản, chỉ cần yêu ông ấy tôi sẽ vượt qua tất cả. Nhưng sống chung một thời gian tôi mới biết được nỗi khổ vô bờ bến đó. Hơn nữa, hôn nhân mà không có đứa con gắn kết thì khó mà chung sống được với nhau. Khi đã hết tình cảm thì không còn gì để vương vấn, nên đành chấp nhận ra đi".
Theo 24h
Bao cao su: Thích mua hơn được phát miễn phí Chương trình tiếp thị bán bao cao su giá rẻ có hiệu quả hơn việc phát bao cao su miễn phí. Sáng 5/3, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thông tin trên tại hội nghị tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 và trọng tâm năm 2013 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS...