Bi kịch của người chồng bị vợ cùng nhân tình sát hại
Ở quê, Mẩy bị chồng đánh nên thường gọi điện tâm sự với Tông. Cặp nhân tình này sau đó xuống Hà Nội ở với nhau như vợ chồng.
Sau một thời gian chung sống, Mẩy đã rủ Tông về quê sát hại chồng mình.
Sáng 23/1, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Phàn Sần Tông (33 tuổi, trú tại bản Tân Séo Phìn, xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ) để điều tra về hành vi giết người, sau 83 giờ hung thủ gây án.
Nạn nhân là anh Phàn Vần K. (41 tuổi, trú tại bản Lùng Than, xã Mù Sang, huyện Phong Thổ).
Theo cơ quan công an, nguyên nhân anh K. tử vong là do tác động của ngoại lực, phần đầu và mặt bị biến dạng, nghi bị giết hại.
Khu vực phát hện thi thể anh Phàn Vần K. (Ảnh: Công an cung cấp).
Ngay sau khi nhận tin báo, Ban giám đốc Công an tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp xác lập Chuyên án truy xét mang bí số 0122G, tập trung tối đa lực lượng điều tra. Qua áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định Phàn Sần Tông và Tẩn Ú Mẩy, 33 tuổi (vợ anh K.) là 2 nghi phạm chính liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, lúc này Mẩy đã bỏ trốn.
Vợ cùng nhân tình giết chồng khi bị đe dọa?
Trao đổi với PV Dân trí, đại diện Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Lai Châu cho biết, tại cơ quan điều tra, bước đầu Tông khai nhận, hơn một năm trước, khi Mẩy bị chồng đánh đã thường xuyên gọi điện tâm sự với Tông. Hai người sau đó rủ nhau xuống Hà Nội làm thuê và chung sống như vợ chồng.
Quá trình chung sống, Mẩy nghe tin chồng hay đánh đập con cái, dọa “giết cả nhà Mẩy” nên Mẩy đã nhiều lần rủ Tông đi giết K., nhưng Tông không đồng ý.
Đầu tháng 1/2022, khi nghe tin chồng lấy vợ mới, Mẩy dọa nhân tình nếu không cùng mình đi giết K., thì sẽ bỏ đi Trung Quốc và bảo con mình nói với anh K., việc hai người chung sống ở Hà Nội. Vì vậy, Tông đã đồng ý cùng Mẩy về Lai Châu lên kế hoạch giết anh K.
Đối tượng Tẩn Ú Mẩy (Ảnh: Công an cung cấp).
Sau khi về Lai Châu, Tông gọi điện lừa anh K. mình có ma túy và rủ tìm người mua, nếu bán được sẽ chia nhau tiền. Lúc này, K. đồng ý và hẹn gặp Tông để xem “hàng”.
Khoảng 22h ngày 19/1, trong lúc Tông lừa K. xem gói ma túy giả, trên đoạn đường vắng thuộc khu vực nương ruộng bản Lùng Than, Mẩy lao từ bụi cây phía sau dùng thanh sắt phi 25, dài 70 cm đập liên tiếp vào đầu khiến K. khiến nạn nhân gục tại chỗ.
Video đang HOT
Chưa dừng lại, Mẩy tiếp tục đưa thanh sắt cho Tông đập thêm một nhát vào cổ anh K., rồi lấy lại đoạn sắt đập liên tiếp khiến đầu và mặt nạn nhân biến dạng. Sau đó, Tông chở Mẩy đi vứt công cụ gây án và về nhà Tông ngủ. Sáng hôm sau, Tông dậy vứt bỏ giày và quần áo mặc khi gây án, còn Mẩy bỏ trốn.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu đang tích cực điều tra và huy động lực lượng truy bắt Tẩn Ú Mẩy.
Hiện trường vụ án mạng (Ảnh công an cung cấp).
Hung khí là thanh sắt mà các đối tượng dùng để sát hại anh K. (Ảnh: Công an cung cấp).
Hai kẻ sát nhân có quan hệ ngoài luồng
Liên quan đến vụ án, trao đổi với PV Dân trí, đại diện Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Lai Châu cho biết, tại địa phương Mẩy và anh K. đã có với nhau 3 người con, trong cuộc sống hàng ngày cả 2 cũng thường xuyên xảy ra cãi vã, nhưng chưa được chính quyền can thiệp, hòa giải.
Về phía đối tượng Phàn Sần Tông, tại địa phương cũng đã lập gia đình và có 3 người con, nhưng hiện Tông đã bỏ vợ.
Đại diện Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Lai Châu cho biết, giữa Mẩy và Tông đã nảy sinh tình cảm ngoài luồng trước khi gây án sát hại anh K.
“Địa điểm phát hiện thi thể anh Phàn Vần K. chỉ cách biên giới với Trung Quốc khoảng vài trăm mét. Hiện các lực lượng chức năng đang huy động nhân lực để truy bắt đối tượng Mẩy”, đại diện Phòng Cảnh sát hình sự thông tin.
Đối tượng Phàn Sần Tông (Ảnh: Công an cung cấp).
Trước đó, Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Lai Châu cho biết, đơn vị này đang điều tra vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Quá trình điều tra xác định đối tượng Tẩn Ú Mẩy (SN 1989) trú tại: xã Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là đối tượng liên quan đến vụ án.
Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Lai Châu thông báo đến toàn thể nhân dân, nếu ai phát hiện đối tượng thì thông báo ngay cho Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Lai Châu hoặc Cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp giải quyết. Số điện thoại liên hệ: Phòng CSHS: 02133.876.490; hoặc Công an huyện Phong Thổ: 02133.896.378
Lai Châu: Cả năm "giấu" loài hoa quý trên rừng, giáp Tết khiêng về bán dễ dàng kiếm trăm triệu
Anh Vàng A Chỉnh, trưởng bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) vừa khoe, dù còn 20 ngày nữa mới đến Tết Nhâm Dần 2022, nhưng khách về bản mua địa lan rất nhiều.
Nhờ khách về mua địa lan chơi Tết sớm mà đến nay bà con ở bản đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Đường vào bản Sin Suối Hồ và thác Trái Tim là khu vực trồng nhiều địa lan nhất ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Người đầu tiên có công phát hiện và đưa địa lan trở thành cây "vàng" làm giàu cho người dân trong bản Sin Suối Hồ là trưởng bản Vàng A Chỉnh. Anh Chỉnh kể: "Năm 2009, mình hay đi rừng, đi nương, thấy một loại cây cho hoa rất đẹp liền lấy về nhà trồng thử ở trước cửa...".
Tình cờ phát hiện ra "kho báu"-địa lan trong rừng
Anh A Chỉnh trồng 2 chậu địa lan rừng, thấy cây nào cũng dễ sống. Năm 2011, khi ấy cũng giáp Tết như năm nay, cả 2 chậu hoa địa lan quý của A Chỉnh đều có nhiều nụ rất đẹp. Có mấy người dưới thị xã Lai Châu lên chơi, họ nhìn chậu hoa của anh thấy thích rồi trả giá luôn 3 triệu/ chậu.
"Phấn khởi quá mình bán luôn, rồi cứ nghĩ mãi, chỉ là một loại hoa rừng mà nó mang lại giá trị cao như thế sao mình không tuyên truyền bà con mình cùng nhân giống, trồng nhiều hơn...", anh A Chỉnh nhớ lại.
Nói là làm, khi lên là trưởng bản , anh Chỉnh đã họp mặt bà con, kể lại chuyện 2 chậu địa lan rồi hướng dẫn bà con tìm địa lan trong rừng mang về nhà trồng. Năm 2011 có 20 hộ đã cùng mình lên rừng lấy địa lan về trồng tại nhà.
Sau 2 năm thì lứa cây địa lan bắt đầu cho nụ, ra hoa bán dịp Tết, trung bình mỗi hộ thu gần 100 triệu đồng. Thấy lợi nhuận từ địa lan rất cao nên các hộ trong bản đã cùng nhau nhân giống và ngày càng mở rộng số chậu địa lan...
Hiện 100% các hộ tại bản Sin Suối Hồ đều trồng và kinh doanh địa lan bán Tết.
Trưởng bản Sin Suối Hồ Vàng A Chỉnh kể: Năm 2011, anh mới bắt đầu vận động một số hộ trồng địa lan nhưng đến nay 100% các hộ trong bản đều trồng địa lan.
Hiện nay, hoa địa lan ở Sin Suối Hồ có 4 màu: vàng, xanh, đỏ, tím, trong đó du khách chuộng nhất là màu đỏ và màu tím.
Một cành hoa địa lan màu tím bán tại bản đã có giá 300.000 đồng. Một chậu địa lan giá trị là có nhiều cành hoa to, dài, nụ to, màu đậm, được uốn thành cách hình khác nhau tùy theo sở thích của mỗi khách hay thẩm mỹ chủ vườn.
Đến Sin Suối Hồ vào dịp giáp Tết, những chậu địa lan đã được uốn, tạo hình kỳ công để lên đường đến với khách khắp nơi. Là điểm du lịch, thời gian gần đây Sin Suối Hồ thu hút khách từ khắp nơi trong cả nước, địa lan Sin Suối Hồ vì vậy cũng theo du khách có mặt khắp nơi để tô điểm sắc màu cho cuộc sống.
Theo anh Vàng A Chỉnh, địa lan Sin Suối Hồ được khách từ Sa Pa (Lào Cai), Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Giang, Điện Biên ưa chuộng vì màu sắc đẹp và độ bền lâu.
Hiện nay giống địa lan hoa tím thuộc hàng hiếm nên người dân trong bản bảo nhau kết hợp nhân giống, giữ giống.
Những hộ có loại địa lan hoa tím sẽ chia sẻ giống cho những hộ khác để phát triển dần loại địa lan tím này. Về cơ bản mỗi hộ đã có từ 1 đến 2 chậu địa lan hoa tím và đang tiếp tục nhân giống để cung cấp cho khách ở các tỉnh, thành trong cả nước..
Là dòng lan rừng nên bà con ở Sin Suối Hồ thường đưa các chậu lan lên rừng, đặt dưới các tán cây to để hưởng không gian tự nhiên giúp cây được phát triển tốt và cho nhiều hoa hơn.
Theo anh Chỉnh, bản Sin Suối Hồ có 136 hộ dân, đến nay đã có 100% số hộ trong bản trồng địa lan, vừa để trang trí làm đẹp nhà, đẹp bản, vừa để làm kinh tế.
Cả bản Mông giàu lên nhờ trồng địa lan
Theo giá thị trường hiện nay, một chậu địa lan khi trổ bông cho giá thấp nhất cũng 2 triệu đồng, chậu to, hoa đẹp có thể lên tới cả chục triệu đồng.
Trong đó đã có những hộ sở hữu hàng nghìn chậu địa lan, có hộ đạt thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm như hộ Hảng A Dơ có 1.000 chậu lan quý mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng...
Khí hậu mát mẻ quanh năm ở Sin Suối Hồ là điều kiện tốt nhất để địa lan sinh sôi, phát triển. Dù chưa được học qua bất kỳ trường lớp nào, cũng chưa từng đi xa để tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ ai nhưng anh Hảng A Dơ cũng có trong tay trên 1.000 chậu địa lan, trong số đó có khoảng gần 40% là chậu địa lan hoa tím.
Anh Dơ tiết lộ: "Mô hình đưa địa lan lên rừng rất hay, giúp cây hoa này luôn khỏe, các nhánh hoa phát triển đều đẹp hơn hàng lan ở các vùng khác. Tính riêng gia đình tôi, mỗi năm cũng có nguồn thu hàng trăm triệu đồng từ loài lan quý tộc này".
Khi đến dịp gần Tết, bà con trên bản Sin Suối Hồ bắt đầu đưa các chậu lan từ trên rừng về trưng bày, bán cho khách tại nhà. "Dù có dịch nhưng năm nay khách về mua địa lan chơi Tết cũng nhiều, đến thời điểm này bà con đã bán được hàng nghìn chậu với giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng/chậu", anh A Chỉnh tiết lộ.
Vào thời điểm này, có một số loại địa lan ở Sin Suối Hồ vẫn khoe sắc rực rỡ.
Cận cảnh một chậu địa lan có giá vài triệu đồng tại bản Sin Suối Hồ.
Vừa trồng địa lan bán Tết, người dân Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) còn kết hợp làm du lịch cộng đồng ở bìa rừng thu hút rất nhiều khách.
Sin Suối Hồ - điểm du lịch hấp dẫn du khách đến với Lai Châu Sin Suối Hồ là một bản nhỏ của người Mông ở xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), cách thành phố Lai Châu gần 30km nằm ở độ cao gần 1500 m so với mực nước biển. Du khách tham quan, chiêm ngưỡng những ngôi nhà trình tường ấm về mùa Đông và mát về mùa Hè. Sin Suối Hồ...