Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ 3)
Một người đàn ông nói giọng Đức bị cho là nghi phạm của vụ án khi cảnh sát phát hiện 14.000 đôla tại nhà riêng có seri trùng với số tiền đại tá Lindbergh chuẩn bị.
Đi một vòng quanh khu nghĩa trang, không thấy ai xuất hiện như đã hẹn, Codon đang quay lại cổng nghĩa trang nơi đại tá Lindbergh đang đợi thì bất ngờ có một giọng nói với tới. Cả Condon và đại tá Lindbergh đều nghe thấy tiếng gọi đó.
Giọng nói lại tiếp tục vọng lên, ” Này ông, hãy qua đây.”
Condon quay lại phía trong nghĩa trang và nhìn thấy một tờ giấy hướng dẫn. Condon làm theo hướng dẫn đi sâu vào nghĩa trang, ông giật mình khi nghe thấy có ai đó gọi mình.
Condon cùng người đàn ông lạ mặt trao đổi với nhau về khoản tiền chuộc. Condon quay lại xe để lấy tiền và trao cho hắn 50.000 đô la để nhận được một tờ giấy hướng dẫn đến nơi giấu cậu bé. Theo đó, họ biết được cậu bé Lindbergh đang trên một con tàu có tên là Nelly. Người đàn ông lạ biến mất khỏi nghĩa trang. Condon quay trở lại xe của đại tá Lindbergh, cả hai lao xe đi trong đêm. Nhưng thật đáng buồn, đó chỉ là một trò lừa đảo.
Điều tra
Việc phát hiện ra xác cậu bé vào ngày 12/5 tại khu rừng chỉ cách khu nhà bốn dặm khiến cuộc điều tra càng trở nên gấp rút hơn.
Người trực tiếp khám nghiệm tử thi là Tiến sĩ Charles H. Mitchell cùng với bác sĩ khoa nhi, Tiến sĩ Philip Van Ingen. Cả hai đã thực sự bị sốc khi lần đầu tiếp cận nơi phát hiện cái xác.
Kết quả giám nghiệm cho biết cậu bé chết do bị đánh mạnh vào đầu, có vết máu đông trong não. Có thể cậu bé đã chết trước khi bị mang đến đây. Thời gian chết được xác định sau hôm xảy ra vụ bắt cóc vài ngày.
Chiếc thang được bắc với cửa sổ phòng cậu bé Lindbergh
Không có bất cứ dấu vết nào liên quan đến hung thủ được tìm thấy tại hiện trường.
Trong vụ án này, bằng chứng xác thực nhất có thể tiến hành điều tra đó là chiếc thang hung thủ dùng để leo lên tầng hai qua đường cửa sổ.
Video đang HOT
Các chuyên gia về gỗ được mời đến bởi đại tá Schwarzkopf, một trong số đó là chuyên gia Arthur Koehler, thuộc phòng nghiên cứu lâm sản Mỹ ở Madison, Wisconsin. Arthur biết đại tá Lindbergh và tình nguyện tham gia quá trình điều tra. Tuy nhiên, kết quả cũng không khả quan.
Cảnh sát đặt ra giả thiết hung thủ có thể là một trong số những người làm và quen với gia đình Lindbergh. Người này biết rõ thói quen của gia đình đại tá và biết được rằng tuần đó hai người sẽ không trở về vào thứ hai và biết chính xác phòng của cậu bé Lindbergh.
Thanh tra Wals nghi ngờ Violet Sharpe, người giúp việc 28 tuổi của gia đình Morow. Violet biết rõ việc thay đổi trong kế hoạch của gia đình Lindbergh hôm đó. Có một số nghi ngờ trong hành động của Violet vào đêm 1/3/1932. Cô tỏ ra lo lắng và có những biểu hiện bất thường so với mọi ngày. Theo như thông tin cảnh sát có được, tối hôm đó Violet có ra ngoài cùng với một người đàn ông. Nhưng khi được hỏi, cô lại không thể đưa ra danh tính của người đó.
Bị điều tra trong gần 2 tháng, đến tháng 6/1932, Violet có những dấu hiệu bất thường về tâm lý. Thanh tra Wals và đại tá Schwarzkopf linh cảm có gì đó không ổn ở cô gái này. Cả hai gọi điện tới gia đình Morrow và thông báo sẽ quay lại vì có một số thông tin cần hỏi Violet. Ngay khi nhận được thông tin đó, Violet đi lên lầu hai và nói rằng cô không thể chịu đựng thêm được nữa. Vài phút sau, gia đình Morrow phát hiện Violet đã chết trong phòng do uống thuốc tự tử.
Sau cái chết của Violet, có một người đàn ông cùng một cặp vợ chồng trẻ xuất hiện xác thực cho lời khai đêm hôm xảy ra vụ bắt cóc cậu bé Lindbergh của Violet, nhưng tất cả đã quá muộn.
Richard Hauptmann, người đàn ông nói giọng Đức
Người đàn ông nói giọng Đức
Một chi tiết khác khá quan trọng cho quá trình điều tra đó là sự xuất hiện của những tờ tiền có seri trùng với những tờ tiền đại tá Lindbergh giao cho kẻ bắt cóc vào đêm ngày 2/4/1932.
Ngày 15/9/1034, một người bán hàng tại trạm xăng tên là Walter Lyle đã nhận được tờ 10 đôla có số seri được thông báo. Walter đã nhìn chăm chú người khách hàng rất lâu, người này đã hỏi Walter, “Có chuyện gì vậy? Đó là tiền thật, anh yên tâm.” Người khách hàng sau đó lái xe đi, Walter đã cẩn thận ghi lại biển số xe.
Theo điều tra của cảnh sát, người khách hàng tên là Richard Hauptmann, sống tại Bronx. Điều đặc biệt, người đàn ông này nói giọng Đức.
Richard nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ năm 1923 khi 23 tuổi. Richard đã từng tham gia Thế chiến thứ nhất năm 17 tuổi. Sau chiến tranh, Richard đã có thời gian đi tù vì trộm cắp tài sản. Trong một phi vụ trộm cắp của mình, Richard đã từng sử dụng một chiếc thang.
Sau khi nhập cư vào Mỹ, năm 1925 Richard kết hôn với một cô hầu bàn người Đức tên là Anna. Richard đã có thời gian làm thợ mộc. Cuối năm 1932, Richard bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu.
Khi cảnh sát có mặt tại nhà Richard. Tiến hành khám xét, cảnh sát sát bất ngờ thu được 14.000 đôla. Số tiền này là số tiền đại tá Lindbergh đã giao cho tên bắt cóc.
Theo VNN
Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ 2)
Một bức thư được để lại bên cửa sổ phòng cậu bé Lindbergh, tên bắt cóc yêu cầu một khoản tiền chuộc được xem là khiêm tốn so với gia đình đại tá Lindbergh, 50.000 đôla.
Cuộc điều tra được tiến hành ngay trong đêm hôm đó. Trên cửa sổ phòng cậu bé, có một chiếc phòng bì được để lại, Lindbergh đã phát hiện ra nó trước khi cảnh sát tới.
Trước khi chiếc phong bì được mở, cảnh sát cẩn thận lấy dấu vân tay để lại trên chiếc phòng bì. Nhân viên cảnh sát Schoeffel cẩn thận cắt chiếc phong bì bằng con dao nhíp của mình. Trong đó là một tờ giấy nhỏ được viết mực xanh.
" Ngài đại tá,
Hãy chuẩn bị 50.000 đôla, với 25.000 đôla loại tiền 20 đôla, 15.000 đôla tiền 10 đôla và 10.000 đôla loại 5 đôla. Sau 2 đến 4 ngày, chúng tôi sẽ thông báo cho ông nơi giấu con trai ông.
Chúng tôi cảnh báo trước rằng, bất cứ thông báo nào với cảnh sát cũng sẽ khiến con trai ông gặp nguy hiểm. "
Phía cuối bức thư cũng có chữ kí được để lại. Ở góc phía dưới bên phải có vẽ hai hình tròn được lồng vào nhau. Giữa hai vòng tròn được tô màu đỏ. Có ba lỗ bấm trên bức thư. Chỉ có duy nhất một vết bẩn nhỏ trên phong bì thư, không có dấu vân tay để lại.
Vài giờ sau khi vụ bắt cóc xảy ra, rất nhiều các phóng viên đã có mặt ở khu nhà của Lindbergh. Điều này gây nhiều bất lợi cho quá trình điều tra. Người quản gia của gia đình Lindbergh và vợ ông bận rộn với việc chuẩn bị bánh mì và cà phê cho cảnh sát, các phóng viên. Các đường dây điện thoại mới được bổ sung. Các tờ báo còn đặt cả trung tâm tạm thời ngay tại một khách sạn nhỏ ở Hopewell để thoi dõ diễn biến cuộc điều tra.
Bức thư kẻ bắt cóc để lại
Đại tá Lindbergh và luật sư Breckinridge cho rằng cách tốt nhất để bọn bắt cóc thả cậu bé là chuẩn bị tiền và làm bất cứ điều gì chúng yêu cầu. Điều này khiến cho đại tá Schwarzkopf cảm thấy bất ngờ về đồng nghiệp của mình. Tuy biết Lindbergh không còn sự lựa chọn nào tốt hơn, nhưng bản thân Lindbergh cũng biết được rằng không thể nhân nhựơng đồng ý theo yêu cầu của bọn bắt cóc.
Chỉ trong vài ngày, hàng ngàn bức thư đã được gửi đến Hopewell. Có ba nhân viên của sở cảnh sát nhận nhiệm vụ phân loại những lá thư này.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra. Thứ nhất, những kẻ bắt cóc là những kẻ chuyên nghiệp. Thứ hai, những kẻ bắt cóc khá quen với ngôi nhà, vị trí căn phòng nới cậu bé ngủ, và yêu cầu một khoản tiền chuộc khá khiêm tốn so với gia đình Lindbergh. Đại tá Schwarzkopf cho rằng những kẻ bắt cóc này không chuyên và có thể là băng nhóm tội phạm địa phương.
Ngày 4/3, bức thư đồi tiền chuộc lần thứ hai được gửi đến. Lindbergh bị cảnh cáo về sự tham gia của cảnh sát trong vụ này, và số tiền chuộc được nâng lên 70.000 đôla. Trên bức thư này vẫn có biểu tượng những vòng tròn được lồng vào nhau.
Vài ngày sau đó, một bức thư với nội dung tương tự được gửi đến văn phòng của luật sư Breckinridge, có thể những kẻ bắt cóc sợ bức thư của chúng sẽ bị chặn bởi cảnh sát.
Trong khi Lindbergh và những đồng nghiệp của mình đang gấp rút điều tra thì đại tá Lindbergh có những hành động riêng của mình bởi quá sốt ruột về sự biến mất của cậu con trai.
John F. Condo
Một tuần sau khi vụ bắt cóc xảy ra, John F. Condon đã đề xuất với Lindbergh một vài ý kiến nhằm giúp cuộc điều tra.
John F. Condo được biết đến như một người đàn ông hai tính cách, là một người đàn ông lập dị, hay khoe khoang và luôn coi mình là người quan trọng, đồng thời ông cũng là một người tận tâm, hết mình với công việc như một trinh sát của mình. John Condo coi Lindbergh là thần tượng của mình, vì thế ông hi vọng mình có thể làm gì đó trong vụ án này.
John Condon là người trung gian trong cuộc đàm phán giữa Lindbergh và những kẻ bắt cóc. Linbergh chấp nhận yêu cầu của bọn bắt cóc.
Condon đặt một tin quảng cáo trong tờ báo New York, theo đó thông báo cho nhưng kẻ bắt cóc biết số tiền đã được chuẩn bị sẵn.
Ngày 12/3, Condon nhận được một lá thư chỉ dẫn được viết tay do một người lái taxi gửi đến. Không có khoản tiền chuộc trong tay, Condon vẫn hẹn với nhưng tên bắt cóc tại nghĩa trang Woodlawn, Bronx. Tên bắt cóc nói giọng Đức và yêu cầu khoản tiền chuộc. Condon yêu cầu được nhìn thấy cậu bé trước khi giao tiền. Tên bắt cóc hứa sẽ gửi cho Condon một bức ảnh chụp cậu bé đang ngủ vào sáng thứ 2.
Đúng như lời hứa của kẻ bắt cóc, sáng thứ 2, Condon nhận được bức ảnh chụp cậu bé Charles A. Lindbergh Jr đang ngủ. Một điểm hẹn mới cho cuộc trao đổi được sắp xếp.
Đêm ngày 2/4/1932, một ngày một tháng kể từ khi cậu Lindbergh bị bắt có, Lindbergh đã lái xe đưa Condon đến vị trí đã hẹn, vẫn là một nghĩa trang. Condo một mình vào khu nghĩa trang trong khi Lindbergh đợi trong xe với một khẩu súng lục. Không có ai ở đó.
Theo Khampha
Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ 1) Đại tá Chearles đã có một cuộc sống gia đình hạnh phúc bên vợ và cậu con trai bé nhỏ ở New Jersey cho đến khi cậu con trai bất ngờ bị bắt cóc vào ngày 1/3/1932. Bi kịch Chearles Lindbergh là một trong những phi công trẻ nổi tiếng của nước Mỹ. Năm 25 tuổi, Chearles thực hiện thành công chuyến bay...