Bi kịch của điệp viên ‘James Bond’ Liên Xô
Yakov Serebryansky chỉ đạo nhiều nhiệm vụ tình báo chấn động thế giới, nhưng lại bị cáo buộc làm gián điệp cho nước ngoài và qua đời trong tù.
Vào đầu thập niên 1930, mạng lưới tình báo Liên Xô có biệt danh “Nhóm của chú Yasha” khiến châu Âu, châu Á và Mỹ rúng động sau một loạt nhiệm vụ, từ bắt cóc tướng bảo hoàng đến cho nổ tung nhiều con tàu được bảo vệ chặt chẽ.
Tài liệu về hoạt động của nhóm này, đặc biệt là chỉ huy Yakov Serebryansky, vẫn được coi là tài liệu mật trong kho lưu trữ của các cơ quan tình báo Nga. Gần một thế kỷ sau, tên của điệp viên huyền thoại này vẫn kích thích trí tưởng tượng của người Nga hơn mọi nhân vật gián điệp trên phim ảnh.
Điệp viên Yakov Serebryansky. Ảnh: RBTH .
Yakov “Yasha” Serebryansky sinh năm 1891 ở thủ đô Minsk của Belarus trong một gia đình Do Thái. Như nhiều người Do Thái bị tước hết các quyền trong đế quốc Nga, ông tham gia các phong trào phản kháng và bị chính quyền Sa hoàng kết án tù vì sở hữu “những bức thư có nội dung bất hợp pháp”.
Sau khi được trả tự do, Serebryansky tham chiến trong Thế chiến I và bị thương nặng. Sau đó, ông gia nhập phong trào cách mạng ở Bắc Kavkaz. Sau cách mạng tháng 10, ông tới Ba Tư, ngày nay là Iran, đúng lúc lực lượng Bolshevik được cử tới đây thực hiện nhiệm vụ thu hồi các con tàu bị quân Bạch vệ thu giữ, cũng như thành lập nước Cộng hòa Xô viết Xã hội Chủ nghĩa Ba Tư (còn gọi là Cộng hòa Xô viết Xã hội Chủ nghĩa Gilan).
Serebryansky được tin tưởng giao nhiệm vụ trinh sát, thuộc biên chế “cơ quan đặc biệt” mới được thành lập của Hồng quân. Tuy nhiên, Moskva và Tehran đạt thỏa thuận ngừng bắn sau đó, khiến nước cộng hòa trên bị giải thể. Serebryansky trở về nước cùng Hồng quân.
Yakov Serebryansky trở về Moskva và gia nhập Cheka, lực lượng an ninh của chính quyền Bolshevik. Năm 1923, ông đến Palestine, nơi Liên Xô có các sĩ quan tình báo hoạt động dưới vỏ bọc sâu, với nhiệm vụ chính là tìm hiểu kế hoạch của Anh trong khu vực và thái độ của người dân địa phương.
Serebryansky nhận được nhiều sự hỗ trợ nhờ xuất thân Do Thái. Dưới vỏ bọc là một người Do Thái phục quốc đang đấu tranh để thành lập nhà nước Do Thái, ông đã tuyển mộ nhiều người Nga lưu vong và thành lập mạng lưới gián điệp ở Palestine, cũng như trong cộng đồng Do Thái ở các nước khác.
Video đang HOT
Ngoài tiếng Nga, Serebryansky còn thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Do Thái. Ông được giao nhiệm vụ tuyển mộ điệp viên ở Bỉ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Một mình ông đã tuyển hơn 200 điệp viên, nhiều người trong số họ sau này trở thành những huyền thoại tình báo, khiến Serebryansky được coi như một “James Bond” của Liên Xô.
Một trong những chiến dịch tình báo nổi tiếng nhất do “Nhóm của chú Yasha” thực hiện là vụ bắt cóc tướng Bạch vệ Alexander Kutepov, người đứng đầu “Liên minh Toàn quân Nga” giai đoạn 1928-1930. Đây là tổ chức chiến đấu do những thành viên Bạch vệ Nga ở Pháp lập ra. Lực lượng an ninh Cheka phát hiện tổ chức này chuẩn bị tấn công khủng bố trong nước nên đặt mục tiêu vô hiệu hóa kẻ cầm đầu và đưa về Liên Xô.
Năm 1930, nhóm điệp viên của Serebryansky khống chế Kutepov ở ngay trung tâm thủ đô Paris và tìm cách đẩy ông này vào ô tô đang chờ sẵn, nhưng vấp phải sự chống cự quyết liệt. Kutepov chết sau khi bị một đảng viên cộng sản Pháp cải trang đâm vào lưng.
Giấy tùy thân của Serebryansky khi hoạt động ở Mỹ. Ảnh: RBTH .
Trong Nội chiến Tây Ban Nha, Serebryansky thực hiện các điệp vụ được coi là không tưởng và được trao Huân chương Lenin danh giá. Ông mua và vận chuyển nhiều vũ khí cho phe cộng hòa Tây Ban Nha thân Liên Xô. Một trong số này là 12 máy bay quân sự dưới vỏ bọc thiết bị kiểm tra bay.
Năm 1936, nhóm điệp viên thực hiện một nhiệm vụ chấn động khác ở Paris. Serebryansky đã cài cắm một điệp viên vào đoàn tùy tùng của Lev Sedov, con trai Leon Trotsky, người bị cáo buộc mang theo lượng lớn tài liệu quan trọng khi bỏ trốn ra nước ngoài. Dưới sự chỉ huy của Serebryansky, điệp viên trên đã đánh cắp và chuyển một phần tài liệu về Moskva.
Nhiệm vụ tiếp theo là bắt cóc Sedov bởi Liên Xô lo ngại người này có thể kêu gọi tiến hành các hoạt động phản cách mạng trong nước. Tuy nhiên, khi kế hoạch bắt cóc sẵn sàng triển khai thì con trai Trotsky đột tử.
“Cha tôi hoạt động gọn ghẽ đến mức cho tới gần đây cả Nga và nước ngoài đều không biết thông tin chính xác về ông ấy”, con trai Anatoly của Serebryansky cho biết trong cuốn “Các điệp viên huyền thoại”.
Anatoly còn không biết chính xác cha mình đã làm gì ở Trung Quốc hay Mỹ, nhưng có một số chuyện anh biết rõ.
Năm 1932, Serebryansky phải phẫu thuật ruột thừa ở Mỹ. Ông thuyết phục bác sĩ chỉ gây tê cục bộ, thay vì gây mê toàn thân nhằm tránh vô tình để lộ thân phận khi nói tiếng Nga. Tuy nhiên, các bác sĩ đã sai sót và thực hiện gây mê toàn thân. Y tá cho biết Serebryansky đã nghiến chặt hàm răng của mình đến nỗi kíp mổ sợ ông có thể nuốt lưỡi của mình.
“Nếu cha tôi thốt ra một từ không phải tiếng Anh, đó sẽ là dấu chấm hết cho huyền thoại”, Anatoly nhấn mạnh.
Với những chiến công đã đạt được, Serebryansky được tặng thưởng nhiều huân huy chương các loại của Liên Xô và nằm trong số ít những người hai lần nhận được phần thưởng cao quý nhất là huy hiệu “Nhân viên Danh dự của Cheka-GPU”.
Serebryansky hồi năm 1941. Ảnh: RBTH .
Năm 1938, ở thời kỳ đỉnh điểm của biến động chính trị trong nước, Serebryansky bị triệu tập về Moskva và bị tống vào tù ngay khi xuống máy bay.
Tại đây, ông bị tra tấn để buộc phải nhận mình là gián điệp của Anh và Pháp chuẩn bị tấn công khủng bố Liên Xô. Ông bị kết án tử hình vì cáo buộc này.
Tuy nhiên, bản án đã không được thực hiện vì Liên Xô vẫn cần các sĩ quan tình báo tầm cỡ như Serebryansky trong bối c ảnh Thế chiến II sắp diễn ra. Ông được ân xá và quay trở lại công việc tình báo.
Trong suốt cuộc chiến, Serebryansky thực hiện các chiến dịch phá hoại khắp châu Âu. Năm 1953, sau khi Stalin qua đời, ông lại bị bắt và kết án 25 năm tù vì các cáo buộc trước đó. Ba năm sau, Serebryansky qua đời ở tuổi 65 do đau tim trong quá trình thẩm vấn.
Điều ít biết về xe tăng hạng nặng cuối cùng T-10 do Liên Xô chế tạo
Cách đây đúng 67 năm, Liên Xô bắt đầu sản xuất xe tăng T-10, và đó là phương tiện chiến đấu hạng nặng cuối cùng do quân đội Xô Viết chế tạo.
Ngày 15/12/1953, xe tăng hạng nặng T-10 được Bộ Quốc phòng Liên Xô đồng ý chế tạo. Đây là loại xe tăng hạng nặng tiên tiến nhất và cuối cùng của Liên Xô được chế tạo sau chiến tranh. T-10 sau đó đã phục vụ trong quân đội Xô Viết gần 40 năm.
Khái niệm về phương tiện chiến đấu hạng nặng này, ban đầu gọi là IS-5, được trình bày bởi nhà thiết kế Joseph Kotin vào năm 1944. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Liên Xô khi đó đã xem xét các mẫu đầy hứa hẹn khác là IS-6 và IS-7.
Tuy nhiên, sau một vài năm những mẫu xe đó bị loại bỏ. Quân đội Liên Xô quay trở lại phát triển dự án của Kotin. Cuối những năm 1940, dự án xe tăng hạng nặng trên bắt đầu thực hiện với tên gọi IS-8. Sau cái chết của nhà lãnh đạo Stalin, tên gọi cuối cùng của mẫu xe tăng đã được chấp thuận là T-10.
Xe tăng hạng nặng T-10 của Liên Xô. (Ảnh: wikipedia)
Ý tưởng ban đầu là phát triển dự án nhằm nâng cao độ tin cậy và tăng cường khả năng bảo vệ áo giáp, cũng như khả năng cơ động xuyên quốc gia. Theo đó, lớp áo giáp của xe tăng được lắp ráp theo độ dốc đặc biệt, sẽ giúp độ bền của chúng tăng lên. Phần phía trước của xe tăng được chế tạo theo sơ đồ "mũi giáo", đồng thời các đường viền của tháp pháo được tối ưu hóa với điều kiện di chuyển của sóng xung kích trong vụ nổ hạt nhân.
Vũ khí chính của T-10 là pháo 122 mm D-25TA mới, có tốc độ bắn lên 3 - 4viên/phút, trong khi ở các mẫu tăng hạng nặng trước đây chỉ đạt tốc độ 2-3 viên/phút.
Ban đầu dòng xe tăng hạng nặng này được đánh giá có tiềm năng hiện đại hóa cao, vì vậy một số mẫu đã được sản xuất hàng loạt từ năm 1954 -1966. Theo đó, T-10A được trang bị thêm một khẩu súng máy cải tiến với bộ ổn định dọc, thiết bị ngắm mới và thiết bị nhìn ban đêm. Trong khi T-10B là phiên bản cải tiến theo mẫu trước đó, có bộ ổn định hai mặt phẳng và tầm nhìn tiên tiến hơn. Còn T-10BK là mẫu xe tăng chỉ huy, được lắp đặt thêm một trạm vô tuyến và một bộ phận nạp điện.
Số lượng thay đổi lớn nhất là đối với biến thể T-10M. Xe tăng này nhận được pháo M-62-T2 mới, với đạn đạo cao và bộ ổn định hai mặt phẳng mới - 2E12 Liven. Ngoài ra, thay vì trang bị súng máy 12,7 mm DShK, T-10M được lắp đặt súng máy KPVT 14,5 mm. Giáp tháp pháo được gia cố thêm ở phía trước. Tất cả các thành viên, ngoại trừ người nạp đạn, đều nhận được thiết bị nhìn ban đêm.
Tổng cộng, hơn 1.500 xe tăng hạng nặng T-10 đã được Liên Xô sản xuất. Theo một số chuyên gia, phương tiện chiến đấu này có thể duy trì sức cạnh tranh cho đến cuối những năm 1980, với điều kiện phải lắp đặt thêm hệ thống điều khiển hỏa lực mới và hệ thống bảo vệ động lực học.
Dòng xe tăng hạng nặng T-10 cuối cùng của Liên Xô hoàn thành sứ mệnh hoạt động của mình vào năm 1993.
Ý tưởng gặp ông Putin của EU bị ví như 'cuộc chiến giành mật ong với gấu' Ba Lan và các nước từng thuộc Liên Xô đã phản đối kịch liệt đề xuất hội nghị thượng đỉnh EU - Nga. Ukraine, quốc gia không thuộc EU, cũng lên tiếng yêu cầu Berlin và Paris giải thích vì sao muốn gặp Tổng thống Nga Putin. Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) trong cuộc gặp với...