Bi kịch của bác sĩ trẻ Nhật Bản phải làm ngoài giờ hơn 200 tiếng/tháng
Một bác sĩ 26 tuổi ở Nhật Bản đã lựa chọn kết thúc cuộc đời mình sau khi bị căng thẳng vì làm ngoài giờ tận 200 tiếng/tháng và không hề có ngày nghỉ trong 3 tháng liền.
Junko Takashima, mẹ của Shingo Takashima, một bác sĩ tự tử năm ngoái, phát biểu tại cuộc họp báo ở Osaka, Nhật Bản, vào ngày 18/8/2023. Ảnh: AP
Theo đài tuyền hình NHK, bác sĩ Takashima Shingo làm bác sĩ nội trú tại một bệnh viện ở thành phố Kobe đã tự tử vào tháng 5/2022.
Luật sư của gia đình Takashima cho biết bác sĩ trẻ này đã làm thêm 207 giờ đồng hồ so với số giờ quy định trong một tháng ngay trước khi chết. Anh cũng không nghỉ bất kỳ ngày nào trong 3 tháng.
Trong một cuộc họp báo ngày 18/8, gia đình Takashima miêu tả anh là một chàng trai trẻ bị đẩy đến tuyệt vọng. “Không có ai để ý đến con cả, Takashima luôn nói với tôi như vậy. Tôi nghĩ môi trường làm việc đã đẩy thằng bé đến bờ vực thẳm”, Junko Takashima – mẹ của nạn nhân – phát biểu tại họp báo.
“Con trai tôi không còn có thể trở thành một bác sĩ tốt bụng, nó cũng sẽ không thể cứu bệnh nhân và đóng góp cho xã hội nữa. Tuy nhiên, tôi chân thành mong muốn môi trường làm việc của các bác sĩ sẽ được cải thiện để điều tương tự không xảy ra nữa trong tương lai”, bà Junko nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cũng trong cuộc họp báo, Trung tâm Y tế Konan – nơi Takashima làm việc – đã bác bỏ những cáo buộc từ phía gia đình. Người phát ngôn Trung tâm Y tế Konan cho biết: “Có nhiều lúc các bác sĩ dành thời gian tự học và ngủ theo nhu cầu sinh lý. Do mức độ tự do rất cao nên không thể xác định chính xác số giờ làm việc. Chúng tôi không coi trường hợp này là tử vong do làm việc ngoài giờ và sẽ ngừng bình luận về vấn đề này trong tương lai”.
Hồi tháng 6, cơ quan thanh tra lao động của chính phủ Nhật Bản đã kết luận cái chết của Takashima là sự cố liên quan đến tình trạng anh phải làm việc nhiều giờ đồng hồ.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, từ lâu quốc gia này luôn phải đấu tranh với văn hóa làm việc quá sức, khi người lao động ở nhiều lĩnh vực khác nhau bị phạt bằng hình thức làm thêm giờ trước sức ép từ người tuyển dụng và công ty.
Căng thẳng từ sức ép này dẫn đến tổn hại về sức khỏe tâm thần, thậm chí còn gây ra hiện tượng gọi là “ karoshi” hay “tử vong do làm việc quá sức”, buộc Nhật Bản phải ban hành luật nhằm ngăn chặn các ca tử vong và thương tích do làm thêm nhiều giờ.
Một số trường hợp làm việc quá sức trước đây đã trở thành tiêu điểm của dư luận Nhật Bản và quốc tế. Năm 2017, các quan chức Nhật Bản kết luận một phóng viên 31 tuổi, qua đời vào năm 2013, đã bị suy tim do làm việc nhiều giờ. Theo NHK, nữ phóng viên đã làm việc ngoài giờ 159 tiếng trước khi qua đời.
Thực trạng này còn đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy hơn 1/4 bác sĩ toàn thời gian tại bệnh viện làm việc tới 60 giờ/tuần, trong khi 5% làm việc tới 90 giờ và 2,3% làm việc tới 100 giờ.
Mặc dù những cải cách về luật lao động và quy định làm thêm giờ trong năm 2018 đã đạt được một số thành tích nhỏ, khi số giờ làm việc trung bình hàng năm của mỗi nhân viên giảm dần, song số giờ làm thêm vẫn biến động qua các năm.
Tàu sân bay Trung Quốc trở lại Biển Đông lúc tàu sân bay Mỹ thăm Thái Lan
Nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc đã tiến vào Biển Đông hôm 24.4 sau 19 ngày di chuyển ở biển Philippines, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Tàu sân bay Sơn Đông và các tàu hộ tống đã đi qua eo biển Ba Sĩ, nằm giữa Đài Loan và Philippines, vào ngày 5.4 và hiện đã rời đi qua cùng một tuyến đường, theo chuyên trang USNI News ngày 25.4.
Văn phòng Tham mưu liên quân (JSO) của Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 25.4 cho hay nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc được nhìn thấy đang di chuyển trong một khu vực cách đảo Yonaguni hơn 358 km về phía nam lúc 20 giờ ngày 24.4 rồi sau đó đi vào Biển Đông.
Cũng trong ngày 24.4, các quan chức Nhật Bản đã quan sát thấy máy bay chiến đấu J-15 xuất kích từ tàu sân bay Sơn Đông. Khi đó, máy bay chiến đấu của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản đã được điều động để theo dõi J-15.
Một trực thăng cất cánh từ tàu sân bay Sơn Đông ở Thái Bình Dương, trong ảnh được chụp vào ngày 15.4 và do Văn phòng Tham mưu liên quân (JSO) của Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố
Reuters
Trong khi đó, tàu sân bay Mỹ USS Nimitz đã chạm cột mốc lịch sử, 350.000 lần đón máy bay hạ cánh, khi một chiếc chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet hạ cánh trên boong tàu ở Biển Đông hôm 22.4, theo báo Star and Stripes ngày 24.4 dẫn thông báo từ Hải quân Mỹ.
USS Nimitz là một phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay 11 của Hạm đội 3. Hải quân Mỹ cho biết tàu sân bay này đang được triển khai theo lịch trình tại khu vực hoạt động của Hạm đội 7 ở Biển Đông.
Sau đó, nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz của Mỹ đã cập cảng Thái Lan hôm 24.4, bắt đầu chuyến thăm quốc gia Đông Nam Á này đến ngày 29.4, theo USNI News.
Các bộ trưởng IPEF nhất trí tăng cường chuỗi cung ứng khu vực Ngày 8/9, 14 quốc gia tham gia đàm phán Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) đã nhất trí tăng cường các chuỗi cung ứng khu vực, qua đó thúc đẩy bước tiến gần hơn đến việc tiến hành các cuộc đàm phán chính thức về sáng kiến này. Nội dung trên đạt được trong ngày làm...