Bị khiếu nại, nhà hàng Nhật Bản ngừng dịch vụ ‘tát cho tỉnh rượu’
Chuỗi nhà hàng Nhật Bản nổi tiếng với dịch vụ “tát cho tỉnh rượu” dừng phục vụ loại hình này sau khi thực khách khiếu nại bị thương.
Chuỗi nhà hàng Yotteba có mặt tại hơn chục địa điểm trên khắp Nhật Bản, nổi tiếng với dịch vụ “tát cho tỉnh rượu”, được gọi là “binta”.
“Món” tát do nữ nhân viên nhà hàng phục vụ với giá 500 yên (khoảng 82.000 đồng). Nếu chi thêm 100 yên (khoảng 16.000 đồng), khách hàng có thể chọn nhân viên thực hiện cú tát.
Nhân viên nhà hàng Yotteba phục vụ cái tát cho một thực khách.
Dịch vụ “tát cho tỉnh rượu” dường như khá được ưa chuộng. Các đoạn clip trên mạng xã hội cho thấy cảnh thực khách vỗ tay hưởng ứng sau khi một khách hàng ăn cú tát mạnh thẳng mặt mà không phàn nàn.
Tuy nhiên, công ty điều hành chuỗi nhà hàng – Project M – gần đây tuyên bố dừng dịch vụ “tát cho tỉnh rượu”.
“Các nhà hàng cung cấp dịch vụ đó hơn hai năm nay nhưng chúng tôi không nghĩ rằng nó thực sự được ưa chuộng. Dịch vụ này giống như một trò đùa và chúng tôi cho rằng khách hàng không còn thích điều đó nữa” , nhân viên marketing của công ty cho biết. “Thêm vào đó, chuỗi nhà hàng của chúng tôi ngày càng phát triển và chúng tôi muốn thay đổi hình ảnh”.
Người này xác nhận rằng quyết định ngừng dịch vụ “tát cho tỉnh rượu” được đưa ra hai tháng trước, sau khi một khách hàng khiếu nại bị thương do “thưởng thức” cái tát tại một nhà hàng chi nhánh.
Yotteba không phải là chuỗi nhà hàng đầu tiên ở Nhật Bản cung cấp dịch vụ như vậy. Chuỗi nhà hàng Shachihoko-ya từng cung cấp loại hình dịch vụ tương tự nhưng dừng phục vụ trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và không khôi phục lại.
Video đang HOT
Thuật ngữ “binta” được cho là có nguồn gốc từ vùng Kagoshima ở miền nam Nhật Bản, có nghĩa là “đầu” trong một phương ngữ địa phương.
Sau đó, trở thành từ đồng nghĩa với cái tát vào thời Minh Trị (1868 – 1912) khi cảnh sát trên khắp Nhật Bản được biết đến với việc thực thi công lý bằng cách tát vào đầu người khác.
Những cụ ông, cụ bà tốt nghiệp đại học ở tuổi ngoài 90
Tuổi già có thể là thời điểm lý tưởng để tiếp tục theo đuổi việc học. Không ít người già nhìn nhận việc học tập ở tuổi xế chiều giúp họ giữ được sự minh mẫn và thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.
Bà Nola Ochs tốt nghiệp đại học ở tuổi 95 (Ảnh: Super Scholar).
Bà Nola Ochs sống tại bang Kansas, Mỹ, từng tốt nghiệp Đại học Fort Hays ở tuổi 95 trong năm 2007. Bà Ochs theo học chuyên ngành nghiên cứu đại cương. Tại lễ nhận bằng, bà Ochs tốt nghiệp cùng với một người cháu gái.
Năm 1930, bà từng theo học tại Đại học Fort Hays, nhưng rồi bà dừng việc học để lập gia đình. Trong những năm tháng tuổi già, bà Ochs quyết định đi học trở lại. Không dừng lại ở việc nhận bằng cử nhân, bà còn học lên thạc sĩ và nhận được bằng tốt nghiệp năm 98 tuổi.
Bà Twila Boston tốt nghiệp đại học ở tuổi 98 (Ảnh: Super Scholar).
Bà Twila Boston tốt nghiệp Đại học bang Utah (Mỹ) với tấm bằng cử nhân chuyên ngành Nước Mỹ học ở tuổi 98 hồi năm 2012. Bà Boston cho biết trong quá trình nuôi dạy con cháu trong nhà, bà luôn khích lệ các thành viên trong gia đình theo đuổi con đường học vấn, nhưng bản thân bà lại chưa hoàn thành việc học ở bậc đại học.
Vì vậy, bà quyết định hoàn tất việc học còn dang dở năm xưa để nhận được tấm bằng cử nhân. Bà Boston là sinh viên tốt nghiệp lớn tuổi nhất trong lịch sử Đại học bang Utah.
Ông Shigemi Hirata tốt nghiệp đại học ở tuổi 96 (Ảnh: Super Scholar).
Ông Shigemi Hirata sống tại Kyoto, Nhật Bản, từng nhận bằng cử nhân chuyên ngành nghệ thuật gốm sứ của Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Kyoto hồi năm 2016. Ở thời điểm nhận bằng, ông đang ở tuổi 96. Năm 2005, ông Hirata bắt đầu việc học đại học ở tuổi 85, ông đã dành ra 11 năm kiên nhẫn học tập để có bằng cử nhân trong năm 2016.
Bà Joyce DeFauw tốt nghiệp đại học ở tuổi 90 (Ảnh: Super Scholar).
Bà Joyce DeFauw sống tại bang Illinois, Mỹ, tốt nghiệp Đại học Northern Illinois trong năm 2022. Khi tốt nghiệp, bà đang ở tuổi 90. Trong lịch sử Đại học Northern Illinois, bà DeFauw là sinh viên lớn tuổi nhất khi tốt nghiệp ra trường. Bà DeFauw từng đăng ký theo học chuyên ngành nghiên cứu đại cương tại Đại học Northern Illinois trong những năm tháng tuổi trẻ.
Khi đang đi học, bà gặp được tình yêu của cuộc đời mình và quyết định dừng việc học để kết hôn. Trong cuộc đời mình, bà đi qua 2 cuộc hôn nhân và có tổng cộng 9 người con. Năm 2019, khi đang ở tuổi U90, bà quyết định tiếp tục việc học để có được tấm bằng cử nhân mà bà từng bỏ dở năm xưa.
Ông Allan Stewart tốt nghiệp thạc sĩ ở tuổi 97 (Ảnh: Super Scholar).
Ông Allan Stewart sống tại Australia là một bác sĩ nha khoa đã nghỉ hưu. Cả cuộc đời, ông Stewart luôn theo đuổi việc học và coi đây là cách để giữ cho tư duy luôn nhạy bén.
Năm 2012, khi đang ở tuổi 97, ông nhận được tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành khoa học lâm sàng của Đại học Southern Cross (Australia). Ông Stewart cho biết bản thân luôn tìm cách kiểm soát tốt thời gian để có thể làm được nhiều việc cùng lúc, chẳng hạn như vừa làm việc vừa đi học những gì khiến ông hứng thú. Ngay cả khi đã dừng làm việc, ông Stewart vẫn tiếp tục việc học.
Ông Wally Taibleson có bằng thạc sĩ thứ 3 ở tuổi 90 (Ảnh: Super Scholar).
Ông Wally Taibleson bắt đầu việc học đại học trong năm 1993 khi đang ở tuổi 70. Trải qua quá trình học tập trong những năm tháng tuổi già, ông có một bằng cử nhân và 3 bằng thạc sĩ. Ông nhận được tấm bằng thạc sĩ thứ 3 ở tuổi 90 hồi năm 2013, đó là bằng thạc sĩ chuyên ngành giáo dục của Đại học bang California (Mỹ).
Ông Taibleson cho biết ông theo đuổi việc học trong những năm tháng tuổi già bởi muốn giữ cho tư duy và tâm hồn luôn được trẻ trung.
Ông Bertie Gladwin cùng vợ nhận bằng thạc sĩ ở tuổi 90 (Ảnh: Super Scholar).
Ông Bertie Gladwin nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành lịch sử tình báo tại Đại học Buckingham (Anh) ở tuổi 90 hồi năm 2012. Ông Gladwin quyết định đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ cùng với vợ của mình, khi hai ông bà đều đang trong những năm tháng tuổi già có nhiều thời gian rảnh rỗi.
Chia sẻ về lý do theo đuổi việc học khi đã già, ông Gladwin cho hay: "Ở tuổi này, tôi thường chỉ ngồi ở nhà, cũng không có nhiều chuyện đáng kể xảy ra trong cuộc sống của tôi nữa. Lúc này, điều quan trọng là phải tiếp tục việc học và mở rộng tầm nhìn, để đầu óc được hoạt động, tránh khỏi sự trì trệ".
Ông Gladwin đã tích cực học tập trở lại từ trước tuổi 60. Ở tuổi 60, ông nhận bằng cử nhân chuyên ngành tâm lý học. Trước tuổi 70, ông có thêm bằng cử nhân chuyên ngành sinh học phân tử. Đối với ông Gladwin, học tập trong những năm tháng tuổi già đưa lại cho ông nhiều hiểu biết thú vị và giúp ông cảm thấy cuộc sống trở nên sinh động, ý nghĩa hơn.
Phát hiện loài sinh vật giống lai giữa cá mập và cá đuối Đó là loài cá giống mõm tròn, thích sống sát đáy biển và phía trên các rạn san hô ở khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương khá rộng, trải dài từ bờ biển Nam Phi đến Nhật Bản, Papua New Guinea và New South Wales ở Australia. Cá giống mõm tròn (Rhina ancylostoma) có vẻ ngoài đặc biệt bởi đuôi...