Bị kẻ gian phá hoại, doanh nghiệp điện mặt trời ở Bình Dương cầu cứu
Lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái để phục vụ cư dân trong nhà ở xã hội nhưng liên tục bị kẻ gian phá hoại, một doanh nghiệp ở Bình Dương phải cầu cứu các cơ quan chức năng.
Sáng nay (15/1), lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại đầu tư xây dựng Quốc Dũng (trụ sở tại Q.Bình Tân, TP.HCM) gửi đơn tới các cơ quan báo chí, chính quyền địa phương ở Bình Dương cầu cứu về việc công ty này bị thiệt hại nặng nề do bị kẻ gian phá hoại hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái của Khu nhà ở an sinh xã hội Hòa Lợi
Trước đó, vào ngày 14/1, Công an phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một phối hợp với các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc này.
Công ty TNHH Thương mại đầu tư xây dựng Quốc Dũng là chủ đầu tư của công trình hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Khu nhà ở an sinh xã hội Becamex Hòa Lợi (phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một).
Theo đại diện công ty này, từ chính sách khuyến khích lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà của Nhà nước, vào tháng 10/2020, họ ký hợp đồng thuê mái nhà với Ban quản trị Khu nhà ở an sinh xã hội Hòa Lợi để lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái với công suất dưới 1 MW.
Video đang HOT
Hệ thống này gồm nhiều tấm pin năng lượng mặt trời được lắp trên mái của Khu nhà ở an sinh xã hội Hòa Lợi, bắt đầu vận hành vào đầu tháng 1/2021, đảm bảo các quy định về an toàn xây dựng, môi trường,…
Tuy nhiên, khi mới hoạt động được ít ngày thì nhiều cư dân bất ngờ phản đối việc lắp đặt này, yêu cầu công ty không được vận hành do Ban quản trị tòa nhà không thông qua ý kiến của người dân, dù trước đó các đơn vị liên quan đã có nhiều cuộc họp dân để lên phương án thực hiện.
Nghiêm trọng hơn, trong ngày 12/1, một số kẻ gian lợi dụng việc cư dân phản đối việc này đã leo lên mái nhà cắt phá dây cáp truyền điện, làm hệ thống phát điện bị tê liệt.
Kiểm tra toàn bộ hệ thống, công ty phát hiện tại nhiều khu vực khác trong công trình cũng có dấu hiệu bị kẻ gian phá hoại tài sản.
Ông Nguyễn Trường Sơn – Giám đốc Công ty Quốc Dũng cho biết, việc liên tục bị phản đối, kẻ gian phá hoại đã gây thiệt hại lớn về kinh tế cho doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến tâm lý của cư dân đang sinh sống tại khu vực này.
Dây cáp truyền điện bị kẻ gian cắt đứt gây khiến hệ thống bị tê liệt
Trao đổi với PV, Chủ tịch UBND phường Hòa Phú Nguyễn Văn Ân cho biết, ngay sau khi nắm vụ việc trên, UBND phường đã cử lực lượng đến hiện trường phối hợp với các đơn vị liên quan xác minh, hiện đã xác định được một số đối tượng có hành vi phá hoại tài sản của công ty và cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu viết cam kết không tái phạm.
Cảnh sát tìm Giám đốc sàn thương mại điện tử Leflair
Công an TP HCM phát thông báo tìm ông Loic Erwan Kevin Gautier (30 tuổi, quốc tịch Pháp) - Giám đốc Công ty cổ phần Leflair, do nhiêu ngươi tô cao không tra tiên.
Động thái này được Công an TP TP HCM đưa ra ngày 2/7, sau thời gian điều tra việc nhiều doanh nghiệp cầu cứu vì Công ty cổ phần Leflair (Sàn thương mại điện tử Leflair, chuyên bán hàng hiệu) không thanh toán gần 6,5 tỷ đồng tiền hàng. Công ty này cũng không hoạt động ở trụ sở cũ thuộc quận 10.
Ông Loic Erwan Kevin Gautier là Giám đốc và đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Leflair. Cảnh sát đã đến nơi cư ngụ của ông này tại phường Thảo Điền, quận 2, nhưng ông Gautier không có mặt.
"Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo, nếu ông Loic Erwan Kevin Gautier không đến làm việc, Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật", thông báo của Công an TP HCM nêu.
Truy cập vào sàn thương mại điện tự Leflair chiều 2/7 thất bại.
Sàn thương mại điện tử Leflair hoạt động tại Việt Nam từ năm 2015, do ông Loic Erwan Kevin Gautier và người bạn thành lập, được giới thiệu là "mang lại một phong cách mua sắm đẳng cấp, người mua chỉ cần một cú click chuột là có thể mua những hàng hiệu yêu thích với giá ưu đãi".
Không như chợ trực tuyến, Công ty Leflair xây dựng mô hình kinh doanh là giữ hàng qua kho để đảm bảo việc kiểm tra quản lý chặt chẽ. Trong 4 năm (2015-2019), Leflair có hàng trăm nghìn hội viên, doanh thu mỗi năm đạt hàng chục triệu USD, duy trì giá trị đơn hàng trung bình cao nhất thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam.
Hồi đầu tháng 2, Leflair bất ngờ thông báo tạm ngưng hoạt động tại thị trường Việt Nam do khó khăn. Lãnh đạo công ty cũng không ra mặt, các khoản nợ doanh nghiệp cung cấp hàng lên lến nhiều tỷ đồng.
Trang Leflair.vn khi còn hoạt động.
Theo cơ quan điều tra, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đều ký hợp đồng nguyên tắc ký gửi, mua bán hàng hóa với Công ty Leflair. Thời hạn để Leflair thanh toán cho các doanh nghiệp là 30-35 ngày, kể từ ngày báo cáo nhập hàng cuối cùng được xác nhận cho đơn hàng. Tuy nhiên, quá thời gian nhưng Công ty Leflair không thanh toán tiền theo thỏa thuận.
Khoảng nửa tháng trước khi tuyên bố ngưng hoạt động, Công ty Leflair có biên bản xác nhận dư nợ đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi xác nhận công nợ, đến nay công ty này vẫn không thanh toán, không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Lật tẩy dự thảo vòi tiền DN được đóng dấu mật của đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng Dự thảo kết quả kiểm tra được Kim Anh ghi dòng chữ "Yêu cầu bảo quản tài liệu theo chế độ Mật", trong đó các kiến nghị xử lý vi phạm đều rất nặng nhằm dọa DN. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bà Nguyễn Thị Kim...