Bị Interpol truy nã, vẫn được chỉ định là bộ trưởng tại Afghanistan
Ông Mohammad Haidari, 52 tuổi, người được Tổng thống Ashraf Ghani lựa chọn là Bộ trưởng Nông nghiệp, đã nằm trong danh sách đen của Interpol.
Theo Reuters, ông Haidari bị Interpol truy nã vì đã trốn thuế tại Estonia. Tuy nhiên, người phát ngôn của Tổng thống Ghani ngày 17/1 tuyên bố, ông Ghani không hề biết thông tin này khi quyết định lựa chọn ông Haidari là bộ trưởng.
Trong danh sách truy nã của Interpol, ông Haidari có dính líu đến các vụ lừa đảo và trốn thuế quy mô lớn tại Estonia vào năm 2003. Mặc dù ông Haidari đã bị Interpol đưa vào danh sách truy nã nhiều năm nay, thông tin này lại không hề được công bố rộng rãi tại Afghanistan.
Ảnh truy nã ông Haidari của Interpol
Tổng thống Ghani, người lên nắm quyền tại Afghanistan vào năm 2014, đã cam kết sẽ nhổ tận gốc những kẻ tham nhũng tại quốc gia này và khẳng định ông sẽ lựa chọn các Bộ trưởng vì khả năng của họ chứ không phải vì các mối quan hệ.
Cũng trong ngày 17/1, ông Haidari đã thừa nhận ông nằm trong danh sách đen của Interpol nhưng vẫn khăng khăng cho rằng mình vô tội.
Video đang HOT
“Tôi là mục tiêu của các thủ đoạn chính trị. Khi bạn bước chân vào giới kinh doanh và chính trị thì điều này sẽ xảy ra”, ông Haidari nói.
Ông Haidari cho biết, ông không phải trả số tiền thuế đó vì người phải làm việc này là người đã mua công ty của ông tại Estonia.
Trong hồ sơ của mình, ông Haidari khai ông đã từng mở một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông nghiệp hoạt động tại Đông Âu và Nga.
Hiện công ty của ông tập trung vào mảng xây dựng và công nghệ thông tin nhưng vẫn giữ nguyên mảng buôn bán sản phẩm nông nghiệp./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Đức mong Nga giảm cấm vận nông sản: Điều gì tiếp theo?
Chính phủ Đức bày tỏ hy vọng phía chính phủ Nga sẽ giảm nhẹ các lệnh cấm vận đối với hàng nông nghiệp của Đức
Truyền thông Đức ngày 11/1/2015, Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Christian Schimidt đã cho biết ông hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận đối với phía Nga để giảm nhẹ các lệnh cấm vận nông sản của Đức.
Ngày 16/1 tới, ông Schimidt sẽ tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Nikolai Fyodorov tại triển lãm sản phẩm nông nghiệp Green Week tổ chức ở Thủ đô Berlin. Sau đó, theo dự kiến, hai Bộ trưởng Nông nghiệp sẽ có những cuộc tiếp xúc để đàm phán về vấn đề này.
Trả lời báo giới, Bộ trưởng Schimidt khẳng định giữa hai quốc gia có những mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, và những quan hệ này sẽ nhanh chóng sớm quay trở lại. Tuy nhiên, ông Schimidt khẳng định hi vọng của Đức không nhằm biểu lộ rằng các biện pháp trừng phạt với Nga đã kết thúc hay nơi lỏng.
Thời gian vừa qua, chính phủ Đức đã nói nhiều về việc đã tới lúc cần chấm dứt các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt với kinh tế Nga. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng năng lượng Sigmar Gabriel hôm 4/1/2015 đã khẳng định EU nhận tác động xấu từ những biện pháp trừng phạt này.
Phó Thủ tướng Đức nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt kinh tế này không nhằm vào mục đích làm suy sụp nền kinh tế Nga, mà tập trung vào việc tạo sức ép để đạt được các thỏa thuận để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Christian Schimidt
Câu hỏi đặt ra ở đây là đã đến lúc để gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đó chưa? Bởi bản thân Thủ tướng Đức Angela Merkel sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 10/1/2015 đã thừa nhận rằng phía Nga có những yêu cầu hợp lý cho cuộc khủng hoảng Ukraine, và Berlin đã nhìn thấy sự tích cực của Moscow.
Và trước đó, một đồng minh lớn của Đức là Pháp, Tổng thống Francois Hollande còn mạnh miệng hơn khi tuyên bố cần gỡ bỏ các hành động trừng phạt kinh tế vì Pháp đã thấy những chuyển biến đáng ghi nhận của Nga, và Moscow không có ý định chiếm miền Đông Ukraine.
Có thể thấy rằng, Đức đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi về các biện pháp trừng phạt kinh tế. Quốc gia này hiện đang là đầu tàu kinh tế của châu Âu, và để làm được điều đó, Đức đã cần tới nền kinh tế Nga như một đối tác tin cậy.
Giao dịch thương mại Nga - Đức đã tạo cho người Đức 300.000 việc làm. Năm 2013, thương mại hai nước vượt qua mức 100 tỷ USD, Đức phải nhập khẩu một phần ba lượng dầu và khí đốt cần dùng từ Nga. Còn ở hướng ngược lại, người Nga nhập khẩu 14% là các mặt hàng của Đức.
Nông sản mà Nga đang cấm vận Đức chỉ là một lĩnh vực rất nhỏ trong khối giao dịch khổng lồ giữa hai quốc gia này. Tuy nhiên, để cải thiện tình hình, tất nhiên họ phải có từng bước phá băng, bắt đầu từ những động thái nhỏ, đến cả quá trình to lớn sau đó. Rất có thể, sẽ có những Bộ trưởng Công nghiệp, năng lượng của Đức mở lời với Nga, tương tự như cách làm của Bộ trưởng Nông nghiệp Christian Schimidt.
Song một vấn đề duy nhất còn cản trở sự hòa giải trong mối quan hệ Nga - Đức, đó là các lệnh trừng phạt Nga chưa hề được phía Berlin giảm nhẹ. Và như Tổng thống Vladimir Putin từng tuyên bố trong cuộc họp báo quốc tế cuối năm 2014 rằng Nga sẽ chỉ xem xét về nối lại quan hệ với các nước phương Tây nếu nhìn thấy những hành động thiện chí tích cực từ phía họ.
Theo NTD
Kịch bản nào cho nhà nước đoàn kết dân tộc mới ở Afghanistan? Afghanistan đã trải qua một cuộc chuyển giao dân chủ hòa bình nhất trong lịch sử. Sau cuộc bầu cử đầy tranh cãi, ông Ashraf Ghani đã trở thành Tổng thống Afghanistan sau khi đạt được sự thỏa hiệp với đối thủ, Abdullah Abdullah được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry làm trung gian. Chính phủ đoàn kết dân tộc đã tạo ra một...