Bị hoại tử bàn chân do tắc mạch
Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, nhiều người bị đau nhức chân thường nghĩ đến các bệnh lý xương khớp mà không nghĩ đến bệnh lý tắc mạch.
Gần đây, các bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân điều trị bệnh tắc mạch chi dưới, trong đó có bệnh nhân phải cắt bỏ chân hoặc có chỉ định phải tháo bỏ bàn chân dù tuổi đời còn rất trẻ.
Hoại tử bàn chân, đau nhức, sốt nhiều ngày không dứt… Đó là tình trạng của bệnh nhân L.K.M, 31 tuổi ở tỉnh Hải Dương hiện đang điều trị tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực – Mạch máu – Bệnh viện Bạch Mai. Có tiền sử khỏe mạnh, lại còn ít tuổi, nên gia đình và bệnh nhân đều không nghĩ đến bị tắc mạch. Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân có thể sẽ bị phải cắt bỏ bàn chân do đến viện muộn.
Bác sĩ Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực – Mạch máu – Bệnh viện Bạch Mai đang thăm khám cho bệnh nhân.
Tiến sĩ – bác sĩ Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực – Mạch máu – Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết thêm một trường hợp khác, là bệnh nhân 67 tuổi cũng bị tắc mạch chi dưới. Ông có bệnh lý nền cao huyết áp, có bệnh lý mạch máu đã đặt stent. Do đến bệnh viện sớm, nên bệnh nhân đã giữ lại được chân. Trước khi phẫu thuật, chân của bệnh nhân tím tái, lạnh ngắt. Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ đã làm cầu nối từ trên đùi xuống cẳng chân. Hiện tại chân đã hồi phục tương đối tốt, đã bắt đầu đi lại được.
“Tắc động mạch chi cấp tính xảy ra do sự tắc nghẽn đột ngột lòng động mạch bởi cục máu đông hay một mảng xơ vữa, dị vật… Hậu quả của tình trạng thiếu máu nuôi này không được giải quyết kịp thời thì phần chi sẽ bị hoại tử trong vòng vài giờ đến vài ngày, thậm chí nặng có thể dẫn đến tử vong. Trên thực tế, các triệu chứng ban đầu của tắc động mạch chi cấp tính dễ nhầm lẫn với căn bệnh khác như xương khớp, thoái vị đĩa đệm nên người bệnh thường chủ quan, bỏ sót hoặc chậm trễ đi khám.
Bàn chân của bệnh nhân L.K.M ở Hải Dương bị hoại tử có nguy cơ phải cắt bỏ
Yếu tố thời tiết nóng chuyển sang lạnh cũng làm gia tăng các bệnh nhân mắc các bệnh lý mạch máu. Nếu bệnh nhân đến viện muộn, dễ đối mặt với khả năng tử vong khi vỡ động mạch chủ bụng. Với bệnh nhân tắc mạch có thể bị cưa chân, có thể chất độc của khu hoại tử sẽ lan sang toàn cơ thể khiến bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc. Tùy từng giai đoạn, bệnh nhân sẽ được tiến hành thăm dò và can thiệp phù hợp. Nếu bệnh nhân vào sớm, chỉ cần dùng dụng cụ thông mạch. Còn nếu ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể phải thay động mạch, phẫu thuật bắc cầu và làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân”, bác sĩ Ngô Gia Khánh cho biết.
Tắc mạch chi thường gặp ở người lớn tuổi, có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, hút thuốc lá nhiều… Tuy nhiên, cũng nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh này, đặc biệt ở những nhóm người nghiện thuốc lá hoặc có chế độ ăn nhiều mỡ. Bệnh lý này có thể phát hiện bệnh thông qua việc thăm khám lâm sàng, chụp mạch, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, sau phẫu thuật, bệnh nhân cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ tác động đến tiến trình xơ vữa mạch máu bao gồm tránh hút thuốc lá chủ động và bị động, ổn định chuyển hóa mỡ bằng chế độ dinh dưỡng ít béo, nhiều rau; vận động hoặc thể dục đầy đủ giúp tăng lưu lượng máu qua tim và toàn thân giúp tránh tắc cầu nối động mạch./.
Nguy cơ đột quỵ khi trời chuyển lạnh: Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh
Thời tiết miền Bắc đang trở lạnh và bước vào mùa đông. Thời điểm này cũng là lúc tình trạng đột quỵ có nguy cơ gia tăng, đặc biệt ở người cao tuổi.
Video đang HOT
Nhận biết dấu hiệu
Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não, xuất huyết não) là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh như hôn mê, liệt nửa người, nói đớ, nuốt bị sặc... Các biểu hiện này xuất hiện nhanh, đột ngột, thường tồn tại trên 24 giờ.
Bác sĩ Lê Văn Thiệu đang thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Dựa vào tiến triển của bệnh trong 2-3 tuần đầu, giới chuyên môn chia đột quỵ thành 5 loại:
- Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: Khỏi hoàn toàn trước 24 giờ. Về sau, bệnh nhân có thể bị tai biến mạch máu não thực sự nếu không quan tâm đến việc điều trị và phòng ngừa.
- Thiếu máu não có hồi phục: Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt.
- Khỏi một phần và di chứng kéo dài.
- Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục.
- Diễn tiến đến tử vong.
Theo bác sĩ Thiệu, trong vòng vài giờ sau khi tai biến mạch máu não xảy ra, các triệu chứng đột ngột xuất hiện như:
- Yếu liệt hoặc tê rần ở vùng mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là một bên cơ thể, chỉ một tay hoặc một chân.
- Lú lẫn, rối loạn lời nói hoặc hiểu biết (khó tìm từ hoặc không hiểu từ; nói líu ríu, lắp bắp).
- Không nhìn thấy ở một hay cả hai mắt, hoặc nhìn một hóa hai.
- Khó khăn khi bước đi, mất thăng bằng, chóng mặt hoặc khó phối hợp các động tác.
- Nhức đầu dữ dội mà không biết nguyên nhân. Suy giảm ý thức nhanh chóng. Mất thăng bằng, chóng mặt, nôn, kèm theo nhức đầu.
Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số bị giảm sút tri giác (như lơ mơ, ngủ gà, có thể hôn mê). Bệnh nhân có thể liệt nửa người, liệt mặt và các cơ hầu họng (gây nuốt khó, sặc khi ăn uống, nói khó), tiểu tiện không tự chủ.
Khuyến cáo phòng tránh và điều trị
Bác sĩ Thiệu lưu ý, khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ, người nhà bệnh nhân nên thực hiện 3 việc:
- Liên hệ với trung tâm cấp cứu hoặc bệnh viện gần nhất, nơi có trang bị phương tiện điều trị tai biến mạch máu não.
- Trấn an bệnh nhân.
- Theo dõi thường xuyên tri giác và tình trạng liệt của bệnh nhân.
"Đa số bệnh nhân và gia đình không nhận biết được cơn đột quỵ đang xảy ra, hoặc không biết là cần cấp cứu ngay khi bệnh khởi phát. Do đó, họ mất nhiều thời gian cho những phương pháp dân gian như cạo gió, cắt lể... Những việc này chẳng những không có tác dụng gì mà còn làm giảm cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân. Khả năng điều trị tai biến mạch máu não rất hạn chế, khó khăn và tốn kém", chuyên gia nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các thuốc làm tan cục máu đông có thể khắc phục tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở tim và ở não khi cơn đột quỵ mới xuất hiện nhưng giá lại rất đắt (gần 20 triệu đồng/mũi). Bệnh nhân dùng thuốc này phải được theo dõi bằng các kỹ thuật hiện đại và tốn kém như chụp SPECT hoặc MRI có tiêm thuốc cản quang.
Vì vậy, theo bác sĩ Thiệu, đối với đột quỵ, cách nhất là phòng ngừa và tránh tái phát bằng các phương pháp sau:
- Ngừng hút thuốc lá, vì thuốc lá là nguy cơ chính của bệnh mạch máu não. Người hút thuốc lá nhiều có thể bị đột quỵ dù chỉ ở tuổi trung niên.
- Điều trị tốt bệnh huyết áp cao (nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não).
- Phòng và điều trị tiểu đường (yếu tố nguy cơ gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não).
- Khắc phục tình trạng tăng cholesterol máu cùng với triglyceride máu.
- Phòng và trị bệnh đa hồng cầu (có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não).
Dịch sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp ở Hà Nội Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 27/10 - 3/11, địa bàn thành phố ghi nhận 2.590 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã. Dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội diễn biến phức tạp là do năm nay mùa mưa đến sớm, nắng mưa thất thường. Ảnh minh họa Con số này đã tăng...