Bị hạn nghiêm trọng, Triều Tiên nguy cơ rơi vào nạn đói
Triều Tiên đang hứng chịu một đợt hạn hán nghiêm trọng đến mức quân đội phải điều động binh sĩ ra đồng để tưới nước bảo vệ mùa màng.
Chỉ riêng ở tỉnh Bắc Pyongan, “hàng trăm nghìn công chức và công nhân, phối hợp với binh lính, đang chật vật tưới nước cho những cánh đồng mỗi ngày”, báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc trích dẫn một bản tin trên nhật báo Rodong Sinmun của Triều Tiên hôm 21/6.
Cánh đồng khô hạn ở Triều TIên. (Ảnh: NKNews)
Những hình ảnh mà hãng thông tấn Nhà nước Triều Tiên KCNA đăng tải cho thấy nông dân trên một nông trang tập thể ở Bình Nhưỡng đang dùng xô nhựa để xách nước tưới ruộng.
KCNA gọi đợt hạn năm nay là “tồi tệ nhất kể từ năm 2001″. Đây là một thực tế rất nghiêm trọng bởi trong bài phát biểu đầu năm, Chủ tịch Kim Jong-un xác định nông nghiệp là “mục tiêu chính” trong các dự án kinh tế của ông và yêu cầu tăng sản lượng ngành này.
Video đang HOT
Rodong Sinmun nói rằng việc vượt qua hạn hán “không đơn giản là một vấn đề thực tiễn mà còn là một nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành các mục tiêu cao cả của Đảng”.
Một cảnh trên cánh đồng ngoại ô Bình Nhưỡng hồi giữa tháng 5. (Ảnh: AP)
Với 2/3 dân số Triều Tiên đang đối mặt với nạn thiếu lương thực, theo ước tính của Liên Hợp QUốc, và khoảng một nửa đang sống trong nghèo khổ triền miên, đợt hạn hán tồi tệ này được cho là sẽ đẩy thêm nhiều người nữa vào cảnh đói ăn.
Theo hãng tin Reuters, hồi những năm 1990, tình trạng thiếu lương thực ở Triều Tiên đã dẫn tới nạn đói khủng khiếp. Khoảng 1 triệu người dân nước này được cho là đã chết đói.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Biến đổi khí hậu làm gia tăng xung đột, lũ lụt và nạn đói
Biến đổi khí hậu, cụ thể là lượng khí thải carbon tăng lên, sẽ làm gia tăng nguy cơ xung đột, nạn đói, lũ lụt và làn sóng di cư ồ ạt trong thế kỷ này, Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết ngày 31.3.
Theo LHQ, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình hình lũ lụt. Ảnh minh họa: Reuters
IPCC dự đoán nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên khoảng 0,3 - 4,8 độ C trong thế kỷ này và mực nước biển dự kiến tăng 26 - 82 cm vào năm 2100, AFP dẫn báo cáo IPCC công bố ngày 31.3.
Nếu không kiểm soát lượng khí thải carbon thì biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại cho tài sản con người và các hệ sinh thái, làm nhiệt độ tăng cao, dẫn đến các hậu quả kể trên, IPCC cảnh báo.
IPCC được thành lập vào năm 1988 có nhiệm vụ tiến hành các nghiên cứu khoa học đánh giá về tình hình biến đổi khí hậu nhằm cung cấp thông tin cho chính phủ các nước.
Tuy nhiên, đến nay các nước trên thế giới vẫn chưa đạt được sự nhất trí về chính sách biến đổi khí hậu, theo AFP.
Cụ thể là các nước phát triển và các nước đang phát triển không nhất trí về việc cắt giảm khí thải carbon.
Các nước đang phát triển đổ lỗi cho các quốc gia phát triển gây ra biến đổi khí hậu và ngược lại.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết báo cáo này của IPCC là một hồi chuông báo động "không thể phớt lờ".
IPCC kêu gọi chính phủ tăng cường những chính sách về biến đổi khí hậu.
Theo TNO
Dân bị vây hãm ở Syria phải ăn giun để sống Tình cảnh trong thành phố Homs bi đát đến mức người dân đã phải đào giun, cắt cỏ ăn để sống sót qua ngày. Ngày 13/2, những người dân Syria trong thành phố bị vây hãm Homs chạy thoát ra ngoài nhờ lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc đứng ra dàn xếp cho biết cuộc sống trong thành phố này không khác...