Bị hại vụ Alibaba cần làm gì khi không nhận được bản án của tòa?
Trong vụ án địa ốc Alibaba, nhiều bị hại không kháng cáo nhưng lại tốn tiền để đi trích lục bản án phúc thẩm, trong khi đó chỉ cần nộp bản án sơ thẩm cho cơ quan thi hành án là sẽ được thi hành.
Nhiều bị hại phải tốn tiền, mất thời gian
Phản ánh với Thanh Niên, nhiều bị hại trong vụ án địa ốc Alibaba cho biết để có được 2 bản án nộp cho Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.HCM khi làm hồ sơ yêu cầu thi hành án, họ phải đến TAND TP.HCM và TAND cấp cao tại TP.HCM xin trích lục bản án. Sau đó, họ phải đóng phí tổng cộng khoảng 400.000 đồng và có trường hợp phải chờ gần 2 tháng mới có kết quả.
Người dân làm thủ tục thi hành án vụ án địa ốc Alibaba tại Cục THADS TP.HCM. Ảnh Ngân Nga
Có mặt tại Cục THADS TP.HCM, ông L.N.T (được tòa sơ thẩm tuyên buộc vợ chồng Nguyễn Thái Luyện phải trả cho ông 150 triệu đồng, ông không kháng cáo bản án) cho hay do không nhận được bản án của tòa, nên ông đã làm đơn đến cả 2 cấp tòa để trích lục bản án, đóng phí khoảng 160.000 đồng cho bản án sơ thẩm và khoảng 250.000 đồng cho bản án phúc thẩm. Tuy nhiên, cán bộ tòa hẹn gần 2 tháng mới được nhận.
Vì lo lắng, nên ông T. đã tìm cách liên lạc với nhiều bị hại trong vụ án, may mắn trong số đó có 1 người đã có được cả 2 bản án. Từ đó, nhóm ông khoảng 10 người chưa có bản án, xin “đi ké” với người đã nhận được bản án trích lục, cùng đến Cục THADS TP.HCM để nộp chung hồ sơ.
“TAND TP.HCM, TAND cấp cao tại TP.HCM và Cục THADS TP.HCM ở cách xa nhau, mà tôi phải đến tòa nhiều lần chỉ để xin trích lục bản án. Tôi thấy Cục THADS TP.HCM làm việc rõ ràng nhất, khi đến nộp hồ sơ, cán bộ đã soạn sẵn văn bản, tôi chỉ cần xem lại nội dung và ký tên là xong, không phải mất thời gian chờ đợi”, ông T. nói.
Tương tự, trường hợp của bà V.T.H.H và bà V.T.A.H, là bị hại trong vụ án, cũng thở dài vì nhà ở tận tỉnh Đồng Nai, mà phải đi lại nhiều lần để xin trích lục bản án vừa tốn kém thời gian, tiền bạc và sức lực…
TAND TP.HCM, TAND cấp cao nói gì?
Trả lời Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Duy, Chánh văn phòng TAND TP.HCM, cho biết: “Nếu đương sự nào chưa nhận được bản án sơ thẩm thì liên hệ với thư ký của hội đồng xét xử để được nhận bản án hợp lệ, không phải đóng tiền. Còn trong trường hợp muốn có thêm bản án thì liên hệ với văn phòng của tòa để được trích lục, theo Nghị quyết 326 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thì người dân phải tốn phí”.
Còn Chánh tòa Dân sự TAND cấp cao tại TP.HCM Võ Văn Khoa (Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm) cho biết theo điều 262 bộ luật Tố tụng hình sự, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày ra quyết định, tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án cho Viện kiểm sát cùng cấp; cơ quan thi hành án; người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện của họ… Những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
“TAND cấp cao tại TP.HCM đã tống đạt đủ bản án cho hơn 100 bị hại, những người liên quan có kháng cáo. Tòa phúc thẩm không có trách nhiệm phải tống đạt bản án cho những người không có kháng cáo”, ông Khoa nhấn mạnh.
Cũng theo ông Khoa, khi nộp đơn yêu cầu thi hành án bản án, đối với người có kháng cáo bản án sơ thẩm thì phải nộp cả 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm; còn nếu không kháng cáo thì chỉ cần nộp bản án sơ thẩm là đủ.
Video đang HOT
“Hiện nay TAND cấp cao tại TP.HCM vẫn nhận được rất nhiều yêu cầu trích lục bản án phúc thẩm của những người không có kháng cáo. Trong khi đó bản án rất dày, gây tốn kém không cần thiết”, ông Khoa nói.
Thông tin từ cục THADS TP.HCM
Ông Nguyễn Văn Hòa, Cục trưởng Cục THADS TP.HCM, cho biết Cục THADS TP.HCM đang tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án của các bị hại trong vụ án địa ốc Alibaba.
Đây là vụ án có số lượng bị hại lớn (hơn 4.900 người). Cơ quan này đã xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành; thành lập tổ tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án, tổ chấp hành viên; thiết kế các phần mềm, biểu mẫu… Mục đích là để khi người dân liên hệ sẽ được cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác không phải chờ đợi lâu, tránh việc tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
Cũng theo ông Hòa, để bớt tốn kém, lãng phí, mất thời gian đi lại, nếu bị hại nào chưa được tòa tống đạt bản án, thì liên hệ tòa án yêu cầu trích lục bản án và phần phụ lục có tên, quyền lợi của mình nộp cho Cục THADS. Từ đó cơ quan THADS sẽ căn cứ vào đó để ra quyết định thi hành án.
“Đối với số tiền đã thu được theo nội dung án tuyên, chúng tôi sẽ tiến hành chia theo tỷ lệ cho các bị hại trong vụ án. Không có trường hợp phải có đơn yêu cầu thi hành án thì mới được chia tiền”, ông Hòa khẳng định.
Để đảm bảo quyền lợi cho các bị hại chưa có đơn yêu cầu thi hành án, Cục THADS TP.HCM sẽ thực hiện các thủ tục thông báo và hướng dẫn quyền làm đơn yêu cầu thi hành án theo quy định.
Như Thanh Niên đã thông tin, năm 2016, Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP địa ốc Alibaba, thành lập công ty với vốn điều lệ 1 tỉ đồng; tiếp đó thành lập 22 pháp nhân giao cho người thân và nhân viên đứng tên. Luyện và các đồng phạm rao bán 58 dự án bất động sản không có thật tại Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Thuận. Các công ty này đã tự phân lô, tách thửa trái pháp luật, quảng cáo gian dối để bán cho hàng nghìn người.
Cuối năm 2022, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Luyện mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; các đồng phạm từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 30 năm tù. Sau đó Luyện và 14 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 19.5, TAND cấp cao tại TP.HCM đã bác kháng cáo, y án tù chung thân đối với Luyện. Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc vợ chồng bị cáo Luyện liên đới bồi thường toàn bộ số tiền chiếm đoạt hơn 2.400 tỉ đồng cho các bị hại mà các bị cáo đã lừa đảo.
ối với 58 trường hợp được phiên tòa sơ thẩm tuyên cho nhận đất, HXX phúc thẩm nhận định các thửa đất này bị cáo Luyện có được do hành vi phạm tội mà có. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên giao đất cho các trường hợp này là không có căn cứ. Nhưng do không có kháng cáo, kháng nghị nên HXX phúc thẩm kiến nghị TAND tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
Vụ Alibaba: 4.548 bị hại nhận bồi thường bằng cách nào?
Cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành cho những người có đơn yêu cầu thi hành án.
Ngày 19-5, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên án phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty CP Địa ốc Alibaba do Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm thực hiện. Về phần dân sự, HĐXX tuyên vợ chồng bị cáo Nguyễn Thái Luyện liên đới bồi thường hơn 2.446 tỉ đồng cho hơn 4.548 bị hại.
PV Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với ThS Hồ Quân Chính, Trưởng bộ môn Đào tạo các chức danh thi hành án dân sự (THADS) tại Cơ sở TP.HCM của Học viện Tư pháp, để làm rõ các vấn đề liên quan đến việc THA trong vụ án có số lượng bị hại và số tiền được bồi thường đặc biệt lớn này.
Phải có đơn yêu cầu THA
. Phóng viên: Thưa ông, án phúc thẩm đã được tuyên, vậy theo quy định thì các bị hại cần làm gì để có thể được nhận tiền bồi thường một cách sớm nhất?
ThS Hồ Quân Chính, Trưởng bộ môn Đào tạo các chức danh THADS tại Cơ sở TP.HCM của Học viện Tư pháp
Ông Hồ Quân Chính: Cơ quan THA chỉ ra quyết định và tổ chức thi hành, giải quyết cho những người có đơn yêu cầu THA. Do vậy, bị hại phải làm đơn yêu cầu THA tại Cục THADS TP.HCM để yêu cầu được bồi thường theo bản án.
Trong vụ án này, hầu hết bị hại đều có quyền lợi ngang nhau. Do vậy, các bị hại đã làm đơn yêu cầu THA sẽ được cơ quan THADS giải quyết như nhau và được thanh toán theo tỉ lệ do Luật THADS quy định. Không có việc người này được ưu tiên giải quyết nhanh hơn những người khác.
. Sẽ có trường hợp bị hại nộp đơn yêu cầu THA sớm và bị hại nộp đơn yêu cầu THA trễ. Vậy có cần đợi đủ số lượng bị hại trong vụ án thì mới bắt đầu THA và chia đều số tiền bồi thường theo tỉ lệ bị hại?
Cần cơ chế riêng về việc cấp bản án và thủ tục yêu cầu THA
. Các bị hại có thể lấy bản án trên trang thông tin điện tử của tòa án để phôtô làm căn cứ yêu cầu THA hay phải đến tòa án đề nghị cấp bản án?
Theo quy định, đơn yêu cầu THA phải nộp kèm bản chính bản án và các tài liệu kèm theo. Do vậy, để làm đơn yêu cầu THA thì người dân nên liên hệ với tòa án để được trích lục bản án theo quy định. Tuy nhiên, trong vụ án này, việc in ấn, cấp bản án sẽ rất tốn kém và lãng phí.
Theo tôi, cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu một cơ chế riêng về việc cấp bản án và thủ tục yêu cầu THA trong vụ án này cũng như những vụ việc tương tự để tránh lãng phí và phiền hà cho người dân.
Nhanh chân thì còn, chậm chân thì hết
. Việc bồi thường được cơ quan THA thực hiện như thế nào?
Cơ quan THADS sẽ xử lý những tài sản đã bị kê biên và thu giữ của người phải THA, sau đó căn cứ Điều 47 Luật THADS và các văn bản hướng dẫn có liên quan để thực hiện việc thanh toán cho các bị hại.
Tại khoản 1 Điều 36 Luật THADS quy định thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định THA theo đơn yêu cầu trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu THA. Do vậy, cơ quan THADS phải ra quyết định thi hành theo đúng thời hạn chứ không phải chờ có nhiều người yêu cầu rồi mới ra quyết định một lần.
Số tiền mà cơ quan THA thu được cũng phải thanh toán theo thời hạn luật định. Cụ thể, khoản 5 Điều 47 Luật THADS quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thu được tiền, tài sản THA, chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền, trả tài sản THA cho người được THA. Trong trường hợp tài sản bán đấu giá thì thời hạn 10 ngày được tính từ ngày giao tài sản cho người trúng đấu giá. Do vậy, những người mà tại thời điểm thanh toán chưa có đơn yêu cầu sẽ không được thanh toán.
Nguyễn Thái Luyện khẳng định tại phiên tòa rằng số tài sản đã bị thu giữ và kê biên dư sức bồi thường. Ảnh: NGUYỆT NHI
Số tiền thu được sau khi trừ các chi phí THA, trích nộp án phí, trích nộp các khoản phải nộp cho Nhà nước (nếu có) thì số tiền còn lại sẽ thanh toán cho những người đã làm đơn yêu cầu THA theo tỉ lệ số tiền mà họ được THA.
Ví dụ: Bản án có 10 người được bồi thường nhưng tại thời điểm trả tiền mới chỉ có ba người là A, B, C đã làm đơn. Theo bản án, A được bồi thường 1 tỉ đồng, B được bồi thường 600 triệu đồng và C được bồi thường 400 triệu đồng.
Số tiền thu được sau khi đã trừ các chi phí là 1 tỉ đồng. Như vậy, A, B, C sẽ được thanh toán theo tỉ lệ như sau: A được 50% là 500 triệu đồng (tỉ lệ này tính trên tổng số tiền của những người được THA đã yêu cầu thi hành), B được 30% là 300 triệu đồng và C được 20% là 200 triệu đồng.
. Nếu chia như cách trên thì phần của bảy bị hại còn lại ở đâu? Nếu bị hại nghĩ rằng "cơm chưa nấu thì gạo còn đó" nên gần hết thời hạn yêu cầu (năm năm) họ mới yêu cầu THA thì sẽ giải quyết thế nào?
Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản của người phải THA được bao nhiêu sẽ chi hết cho những người đã nộp đơn yêu cầu THA và không có phần để lại cho những người chưa nộp đơn yêu cầu THA.
Căn cứ khoản 1 Điều 49 Nghị định 33/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS, trường hợp thanh toán tiền THA theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 Luật THADS thì những người được THA đã có đơn yêu cầu... sẽ được ưu tiên thanh toán.
Vợ chồng Nguyễn Thái Luyện liên đới bồi thường hơn 2.446 tỉ đồng
Ngày 19-5, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty CP Địa ốc Alibaba.
HĐXX tuyên y án chung thân đối với Nguyễn Thái Luyện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; giảm từ 30 năm tù xuống còn 23 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội rửa tiền đối với vợ bị cáo Luyện. Về trách nhiệm dân sự, hai bị cáo này phải liên đới bồi thường hơn 2.446 tỉ đồng cho hơn 4.548 bị hại.
Người hứa thay vợ chồng Nguyễn Thái Luyện bồi thường cho bị hại đã nộp 6,4 tỷ đồng HĐXX thông báo ông Lê Viết An, bạn làm ăn chung với vợ chồng Nguyễn Thái Luyện đã nộp 6,4 tỷ đồng khắc phục hậu quả cho đôi vợ chồng này. Bị cáo Nguyễn Thái Luyện tại tòa Chiều 15-5, TAND Cấp cao tại TPHCM tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền"...