Bi hài vợ đoảng
Nàng bận bịu quay cuồng với công việc, học hành và sự nghiệp, mặc góc bếp để mẹ nàng lo hết. Thế nên khi con gái lấy chồng, mẹ nàng mới giật mình vì không “hồi môn” được cho con gái món ăn nào.
Tuy nhiên, mẹ nàng không biết rằng hình ảnh mẹ trong bếp là những ký ức ngọt ngào trong nàng, và đó cũng là nơi gắn kết của mỗi gia đình.
Ngay ngày đầu tiên lấy chồng, nàng lao ngay vào bếp, thể hiện món truyền thống mà bao năm nay nàng đã quan sát mẹ làm: món gà luộc. Hí hửng khoe thành quả thì được chồng xuýt xoa khen: “Món gà tần của em nấu ngon quá!”. Nàng giận lắm, mới cưới mà chàng đã thay đổi 360 độ, biết nói bóng gió xa xôi. Còn chàng ra sức phân bua rằng chàng luôn thuộc lòng điều cuối cùng trong 5 điều Bác Hồ dạy: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, chàng thưc sự không biết tên của món ăn này.
Chiến tranh đầu tiên liên quan đến góc bếp đã phải nhờ đến sự hoà giải của đứa em nàng. Sau này, em gái nàng mới bảo chàng đã gọi đúng tên món ăn nàng nấu, vì nó thực sự giống như món gà tần, có thể nàng nghĩ chàng cũng như bố mình, răng hơi yếu hoặc có thể nàng quán triệt ăn chín uống sôi nên món gà hơi nhừ quá thôi. Rút kinh nghiệm lần sau, khi nàng vào bếp, chàng phải hỏi dò trước thực đơn, chứ khen không khéo cũng thành thảm họa lớn của gia đình.
Ngay ngày đầu tiên lấy chồng, nàng lao ngay vào bếp, thể hiện món truyền thống mà bao năm nay nàng đã quan sát mẹ làm (Ảnh minh họa).
Từ ngày đó, nàng quyết tâm cải tổ hoàn toàn và toàn diện tài năng của mình, để chàng không bị lâm vào tình huống trớ trêu khen cũng không được mà chê cũng không xong. Nàng lùng sục khắp các cửa hàng sách ở Nguyễn Xí, mua các thể loại sách nấu ăn ngon… Nàng cảm nhận rõ bàn tay run run khó tả của chàng cầm cuốn “500 món ăn ngon”, do sức nặng của sách hay do chàng đang nghĩ đến viễn cảnh của cái dạ dày yêu quý hơn 500 ngày sắp tới không biết nữa.
Video đang HOT
Bây giờ, không chỉ là 500 món ăn ngon mà là hàng triệu món ăn từ người bạn thân thiết “Gu gờ”. Bằng cách này, nàng đã học được nhiều hơn những bí kíp nấu ăn từ khắp mọi nơi và tự nâng cao tay nghề.
Nàng rất rõ sở trường sở đoản của mình, nàng hiểu vì sao thỉnh thoảng chàng nằm ngủ lại mơ màng: “Em định thử nghiệm món gì thế?”, vì sao mặt chàng tái xanh khi được mời làm chuột bạch cho các món ăn nàng kỳ công chế biến và vì sao hai con trai bé bỏng của nàng luôn thảng thốt dặn dò mẹ: “Mẹ phải nấu ăn ngon mẹ nhé!”. Nàng cảm nhận rất rõ các chàng trai ấy lo sợ thế nào khi được nếm những món ăn mới toanh của nàng. Và cả hàng xóm đôi lần cũng bị dọa một phen hú vía.
Hôm ấy, nàng thử nghiệm món thịt bò khô, một tay điện thoại để nghe bí quyết của mẹ, một tay lướt web để tìm kiếm công thức… Kết quả của thí nghiệm này là món bò khô được chàng gọi bằng một cái tên hết sức mĩ miều: thịt bò Châu Phi, vì nó bị đen như cột nhà cháy. Mùi khét lẹt, khói bốc lên mịt mù làm cho bác bảo vệ hoảng hốt chạy lên nhà nàng, một tay cầm bình cứu hoả, tưởng có vụ hỏa hoạn nào đang xảy ra. Khu nhà chung cư mini của nàng được một phen chạy toán loạn.
Lần này, nàng thử nghiệm món mới, nàng khoe rối rít với chàng và hồi hộp nhìn chàng thử (Ảnh minh họa).
Sau những sự cố cười chảy ra nước mắt nơi góc bếp nhà mình, tưởng nàng sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Nhưng nàng rất mạnh mẽ, không lùi bước trước khó khăn vì nàng giác ngộ tư tưởng “Những bữa ăn do mẹ nấu, vợ nấu bao giờ cũng là những bữa ăn ấm cúng và ngọt ngào nhất. Mặc dù họ có thể không phải là những đầu bếp chuyên nghiệp nhưng họ chắc chắn là người luôn khát khao nấu được những món ăn ngon nhất cho những người thương yêu của mình”. Và thời gian đã làm thay đổi tất cả.
Lần này, nàng thử nghiệm món mới, nàng khoe rối rít với chàng và hồi hộp nhìn chàng thử, còn chàng mặt không còn giọt máu, miệng méo xệch và bàn tay to tướng của chàng chỉ dám lấy một miếng nhỏ xíu. Rồi chàng cười, nhảy lên như một đứa trẻ, giải toả bao nhiêu ngày lo lắng về món ăn mới của nàng. Chàng mang đĩa món ăn mới vào khoe với bố mẹ, ép ông bà ăn món mới vợ làm, không quên chào mời “Ngon lắm đấy ạ!”. Ông bà chắc cũng đã nghe tiếng tăm lừng lẫy của con dâu, bình thường chối không nể nang gì, nhưng lần này rất hào hứng thử. Không khí gia đình thật là náo nhiệt và ấm cúng…
Quả thật nấu ăn chính là một cách mà vợ thể hiện tình yêu với gia đình. Cái bếp lửa ấm áp trong nhà, đâu phải chỉ vì nấu được những món ngon nhất nên mới tuyệt vời, mà chính những món ăn nấu dở, những món ăn quá lửa hay những món ăn không đúng công thức… mới là góc bếp dày màu kỷ niệm. Quan trọng là các bạn hãy giống nàng, không bao giờ lãniadg quên góc bếp – trái tim của một gia đình.
Theo Giadinh
Người yêu cũ có người yêu mới
Người cũ luôn là một góc nhỏ trong trái tim ta, để mỗi khi bắt gặp một điều gì quen thuộc, ta sẽ cười bình yên cho những điều xưa cũ.
Ai đó nói với em rằng: "Ngày đầu tiên chia tay, người cũ là tất cả. Ngày thứ hai trở lại là một nửa. Ngày thứ ba còn một phần tư. Và cứ thế giảm dần theo cấp số nhân cho đến mãi mãi. Nhưng theo quy luật của Toán học, dẫu chia đến vô cùng lần vẫn không thể bằng 0 nên người cũ không bao giờ là không gì cả...". Vì không bao giờ là không gì cả, nên khi người cũ có người mới, cảm giác buồn là thật, nhói lòng cũng là thật, bi thương cũng là thật.
Ta không bao giờ chọn lựa cô đơn và có muôn vàn lý do cho sự đổ vỡ. Chỉ là không thể ở bên nhau dài lâu, chỉ là có nhiều mỏi mệt, chỉ là mỗi ngày yêu đương đều có những nỗi buồn vô cớ túm lấy nhau một cách khó nhọc. Vì thế chúng ta quyết định chia xa, quyết định tạm thời không có nhau bên đời nữa, quyết định rời xa "một nửa" của mình, để rồi khi trái tim ấy tìm thấy mảnh ghép khác, vẫn thấy có gì như mất mát, vẫn thấy có gì như ghen tỵ.
Không ghen tỵ sao được khi bàn tay ấy đã từng là của mình, bờ vai ấy đã từng là của mình, vòng ôm đó đã từng là của mình, nụ hôn nồng nhiệt ấy đã từng dành cho mình mà bây giờ bỗng thành của người khác...
Con người luôn ích kỷ như thế, những ngọt ngào của tình yêu, dù đã cũ, nhưng vẫn không thích nó sẽ thuộc về ai đó, không phải mình. Rồi có khi nào tự hỏi, người mới kia có được người-cũ-của-mình dắt tay qua những con đường, qua những phố cũ, được ngồi hàn huyên, cầm cốc trà nóng thật ấm lòng? Nghĩ về những điều mênh mang ấy, lại có gì như xót xa, lại có gì như xao xuyến, lại có gì như ước mong...
Ảnh minh họa
Khi người yêu cũ có người yêu mới, ta không thể thản nhiên mà gửi họ một lời chào, một lời chúc hạnh phúc, coi như không có chuyện gì cả. Ta ngắm nghía những bức ảnh chụp chung, những món quà nhỏ xíu, nhớ nụ cười tít mắt đến là vui lạ. Lại có lúc vu vơ post những status, những bài hát buồn tênh để mong người ấy có thể nghe thấy, rồi hoài niệm như là một điều duy nhất có thể bấu víu vào.
Bởi vì không thể quên, nên những vết yêu cũ ùa về không báo trước. Một người mình từng gắn bó giờ đã xa thật, một người mình cùng chung niềm ước mơ đã không còn bên cạnh nữa, một người mình từng tựa vai nhau rồi "mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ", giờ đang bước cùng người khác trên con đường quen thuộc, quả thực không cam tâm nhưng vẫn phải chấp nhận.
Rồi ai cũng phải bước qua tổn thương để đi tiếp, rồi ai cũng có người để chở che, nhưng chắc hẳn ta sẽ không bao giờ quên được, người cũ luôn là một góc nhỏ trong trái tim ta, để mỗi khi bắt gặp một điều gì quen thuộc, ta sẽ cười bình yên cho những điều xưa cũ.
Người yêu cũ có người yêu mới, có niềm vui mới, có hạnh phúc mới. Còn ta gặm nhấm những niềm vui đã qua, những hạnh phúc đã qua, những nhớ nhung đã qua như một cách để ta đối xử tốt với bản thân mình, với tình yêu mà ta đã từng xem như hơi thở.
Người yêu cũ à, đừng quên hết mảnh ký ức đã qua...
Theo VNE
Người tình của mẹ làm em kinh hãi Em choáng váng, xấu hổ vì lần đầu tiên bị kẻ khác giới nhìn cơ thể &'lõa lồ' của mình chỉ là một phần, tủi nhục hơn bởi ý nghĩ: sao má mình lại có thể yêu và lấy hắn... Sau tiếng kéo lại cánh cửa rất mạnh, ông ta mới bỏ ra. Không hiểu ông đã ngắm nhìn em như vậy bao...