Bi hài thủ tướng bị cách chức quyết “bám” ghế
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe sau khi bị cách chức vẫn nhất quyết cố thủ trong phủ thủ tướng khiến cảnh sát nước này không còn cách nào khác phải xin lệnh tòa án buộc ông rời đi.
Ngày 27-10, Tổng thống Maithripala Sirisena đã cho rút toàn bộ đội an ninh và xe chính phủ khỏi phủ Thủ tướng của ông Ranil Wickremesinghe sau khi tuyên bố cách chức ông ta một ngày trước đó.
Trong khi đó, người được ông Sirisena chọn kế nhiệm vị trí Thủ tướng – ông Mahinda Rajapakse đã tới chùa ở quận trung tâm Kandy xin phước lành trước khi tiếp nhận nội các mới.
Thủ tướng Sri Lanka mới được bổ nhiệm Rajapaksa (phải) tươi cười bên cạnh Tổng thống Sirisena trong cuộc họp ở Colombo hôm 27-10 Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Đảng cầm quyền yêu cầu ông Wickremesinghe rời khỏi dinh thự Temple Trees chậm nhất vào sáng 28-10, theo giờ địa phương.
Theo báo giới địa phương, tới ngày 28-10, giới chức Sri Lanka cho hay Thủ tướng bị cách chức Ranil Wickremesinghe khăng khăng việc sa thải ông là bất hợp pháp và yêu cầu một phiên họp khẩn cấp để chứng minh ông vẫn được đa số ủng hộ.
Đồng thời, ông Wickremesinghe nhất quyết không chịu rời khỏi phủ Thủ tướng để nhường chỗ cho người đã được bổ nhiệm thay thế ông. Vị quan chức này cho rằng hành động của Tổng thống Sirisena là vi hiến và chỉ có Quốc hội mới có thể ra quyết định bãi nhiệm ông.
Tuy nhiên, Tổng thống Sirisena đã lệnh cho đóng cửa Quốc hội trong gần 3 tuần để ngăn chặn bất kỳ thách thức nào với việc bổ nhiệm cựu Tổng thống Rajapakse lên làm thủ tướng mới.
Thủ tướng Sri Lanka bị cách chức Ranil Wickremesinghe trong buổi họp báo ở Colombo Ảnh: Reuters
Các tờ báo tư nhân mô tả động thái của Tổng thống Sirisena là một “cuộc đảo chính hiến pháp” khiến đất nước Ấn Độ Dương này rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng thấy.
Tất cả cảnh sát đang được đặt ở trạng thái báo động khẩn cấp với tình hình căng thẳng tăng cao ở Colombo, nhiều binh lính được huy động gần Temple Trees và văn phòng Tổng thống.
Các quốc gia phương Tây bày tỏ mối quan ngại và yêu cầu tất cả các bên phải hành động kiềm chế cũng như tôn trọng hiến pháp. Trợ lý của ông Rajapakse cho biết ông có thể sẽ bổ nhiệm một vài bộ trưởng nội các và bắt đầu làm việc vào ngày 29-10. Ông vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức hay hành động nào kể từ khi được bổ nhiệm lên vị trí mới. Cựu Tổng thống Rajapakse là một nhân vật gây tranh cãi trong và ngoài Sri Lanka, là người đã đàn áp cuộc nổi dậy của đội quân Những con hổ giải phóng Tamil trong nhiều thập kỷ.
Linh San (Theo Guardian)
Theo nld.com.vn
Trung Quốc cách chức quan chức cấp cao liên quan vụ bê bối vắcxin
Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định cách chức một số quan chức cấp cao tại tỉnh Cát Lâm liên quan vụ bê bối vắcxin khiến dư luận hoang mang về mức độ an toàn của các loại vắcxin được sản xuất tại nước này.
(Nguồn: lalibre.be)
Quyết định được đưa ra trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 16/8 do Chủ tịch Tập Cận Bình làm chủ tọa.
Theo đó, cách chức Phó Chủ tịch tỉnh Cát Lâm Kim Dục Huy. Ông này phụ trách giám sát an toàn thực phẩm và dược phẩm tại tỉnh Cát Lâm từ tháng 4/2017.
Ngoài ra, cuộc họp cũng quyết định cách chức 6 quan chức khác tại tỉnh này liên quan vụ việc, gồm thị trưởng thành phố Trường Xuân Lưu Trường Long cùng các quan chức chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm và dược phẩm của tỉnh.
Cuộc họp đã kết luận vụ bê bối vắcxin của Công ty Công nghệ sinh học Trường Xuân Trường Sinh đã bộc lộ sự tắc trách nghiêm trọng và các lỗ hổng trong hệ thống quản lý.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh những đối tượng liên quan vụ việc sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc theo luật pháp.
Ngày 22/7 vừa qua, Tổng cục Giám sát và quản lý thực phẩm và dược phẩm quốc gia Trung Quốc (CFDA) thông báo đã phát hiện công ty sản xuất dược phẩm hàng đầu nước này Trường Xuân Trường Sinh làm giả các thông tin dữ liệu sản xuất và các dữ liệu về thử nghiệm sản phẩm, khai khống tỷ lệ thành công của vắcxin phòng dại, đồng thời tự ý thay đổi trang thiết bị và thông số quy trình sản xuất một loại vắcxin phòng bệnh dại thường được sử dụng cho trẻ nhỏ.
CFDA đã thu hồi giấy phép sản xuất loại vắcxin trên và yêu cầu Trường Xuân Trường Sinh dừng sản xuất và bán sản phẩm này, đồng thời đình chỉ cấp phép tất cả các sản phẩm khác của công ty.
Theo một nhà phân phối, trong năm 2017, công ty trên đã bán tổng cộng 252.000 liều vắcxin DPT phòng bệnh bạch cầu, ho gà và uốn ván dùng cho trẻ em.
Ngày 23/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ thị các cơ quan chức năng điều tra và nghiêm trị những đối tượng chịu trách nhiệm trong vụ bê bối.
Ngày 29/7, cảnh sát thành phố Trường Xuân đã đề nghị viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt giữ 18 người tại công ty Trường Xuân Trường Sinh./.
Theo vietnamplus
Mỹ: Triều Tiên thay 3 tướng quân đội cấp cao Triều Tiên mới đây đã thay 3 quan chức quân đội cấp cao trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết ngày 3/6. Một binh sĩ Triều Tiên (Ảnh minh họa: AFP) Quan chức giấu tên của Mỹ từ chối nêu cụ thể danh tính của 3 tướng quân đội Triều Tiên...