Bi hài phụ nữ nông thôn: Chùm bao cao su đầu nhà hết rất nhanh!
Chuyện về bao cao su chỉ là một trong số rất nhiều chuyện cho thấy người phụ nữ nông thôn đang rất thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tiền hôn nhân.
Ngày còn làm nghiên cứu, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết, Giám đốc Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội) đã khoác ba lô đi rất nhiều vùng nông thôn theo dọc mảnh đất hình chữ S. Nhiều gia đình, nhà thì nghèo nhưng khi được hỏi lý do vì sao kinh tế khó khăn mà vẫn sinh tới 4 – 5 người con, thì những người phụ nữ ấy chỉ khóc và trả lời rằng: Làm gì bọn em có lựa chọn, vì chồng gọi lên giường là phải lên, không lên lại mang tiếng là ngoại tình, là chán chồng.
Với nhiều phụ nữ ở nông thôn, chồng gọi lên giường là phải lên – chuyện rất “xa lạ” với nữ giới ở các nước phát triển! Ảnh có tính minh họa.
Đáng buồn là những người phụ nữ ở nông thôn đang rất thiếu những kiến thức về sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tiền hôn nhân. Thế nhưng, tâm lý chung của họ vẫn là… xấu hổ khi nói ra những vấn đề được cho là rất tế nhị ấy.
Cũng là câu chuyện của những ngày còn khoác ba lô đi tới mọi vùng miền của đất nước, bác sĩ Quyết tâm sự: Khi đi tuyên truyền về sức khỏe sinh sản tới các vùng quê từ Thái Bình, Hải Dương, Nam Định… cho tới Hà Nội, khi đưa bao cao su cho những người phụ nữ, họ không lấy. Thế nhưng chùm bao cao su để đầu nhà lại hết rất nhanh. Thậm chí có người còn lấy hàng tá. Bởi lẽ, trong họ vẫn có cái gì đó xấu hổ. Chúng tôi nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và khắc phục tình trạng đó.
Tuy vậy, theo bác sĩ Quyết, không chỉ có phụ nữ mà ngay cả nam giới, những kiến thức về tiền hôn nhân, sức khỏe sinh sản… họ cũng rất yếu. “Nếu cầm thuốc tránh thai đi hỏi những người đàn ông xem thuốc này là thuốc gì, cách sử dụng ra sao… liệu chúng ta sẽ tìm được bao nhiêu người trả lời đúng?”, bác sĩ Quyết đặt ra câu hỏi.
Video đang HOT
Một vấn đề mà khiến bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết luôn đau đáu, đó là trong vài năm gần đây xuất hiện một loại người, mà anh không biết nên dùng cho họ từ gì: “thú dữ” hay “tính thú”. Đó chính là đối tượng vẫn được người đời gọi bằng cụm từ: “yêu râu xanh”.
“Năm 2012, chúng tôi có tiếp nhận một bé 5 tuổi bị xâm hại tình dục nhiều lần. Tôi không hiểu, đối tượng xâm hại em là loại người nào mà lại làm chuyện đó. Hay như ở một phường của Hà Nội, một đứa trẻ 16 tuổi lên Hà Nội làm thuê. Vì có việc phải đi ra ngoài, chủ nhà bảo người này ở nhà trông giúp đứa cháu gái mới 10 tuổi. Y đã lạm dụng tình dục đứa bé ấy”, bác sĩ Quyết tâm sự.
Qua những câu chuyện thực tế tại Trung tâm của mình, bác sĩ Quyết muốn đưa ra những cảnh báo về văn hóa phẩm đồi trụy. “Cũng có nhiều người vì muốn thăng quan tiến chức mà phải đi ngủ với đứa trẻ để lấy cái “hên”. Đây là những suy nghĩ lệch lạc. Và trách nhiệm của các phương tiện thông tin đại chúng là phải nói lên được những sự lệch lạc ấy để tăng nhận thức xã hội. Đồng thời cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các ông bố, bà mẹ trong vấn đề quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái. Cần xây dựng đạo đức làm người cho giới trẻ”, bác sĩ Quyết nhấn mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết, Giám đốc Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) – ảnh: internet
Bản thân bác sĩ Quyết cũng đã xây dựng nhiều CLB ở cộng đồng như: CLB Vì hạnh phúc gia đình, CLB tình nguyện vì hạnh phúc gia đình, CLB nam nông dân tham gia phòng chống bạo lực gia đình, CLB tiền hôn nhân… Nhưng theo đánh giá của bác sĩ Quyết thì CLB tiền hôn nhân thực tế thì nhiều nhưng vẫn kịch và cải lương quá.
Và bác sĩ Quyết đưa ra đề xuất: Nên xây dựng CLB Tiền hôn nhân tại các cơ quan; xí nghiệp; trường học cấp 3, đại học… để mỗi người đặc biệt là giới trẻ trước khi lấy chồng hiểu được thế nào là các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục an toàn; hiểu được sức khỏe của họ ra sao, lấy người chồng như thế nào cho hạnh phúc. Quá trình tìm hiểu tại CLB tiền hôn nhân cũng giúp mỗi người hiểu và đánh giá được tâm lý bạn tình để có nhiều giải pháp lựa chọn. Bởi lẽ, lựa chọn tình yêu đã khó nhưng lựa chọn để đi tới quyết định hôn nhân gồm nhiều yếu tố về mặt sức khỏe, tâm lý, học vấn, nghề nghiệp… lại càng khó hơn.
Theo VNE
Nỗi khổ của người phụ nữ mắc bệnh lạ
Xã hội ngày càng hiện đại thì lại xuất hiện càng nhiều căn bệnh quái ác - hệ quả từ những vấn đề môi trường sống, vệ sinh thực phẩm... Mới đây, một trường hợp xót xa được phát hiện tại Thẩm Tây (Trung Quốc) đã khiến dư luận không khỏi suy nghĩ.
Khuôn mặt của Lý Hồng Phương trước và sau khi bị mắc bệnh lạ
Lý Hồng Phương (40 tuổi) là một phụ nữ nông thôn bình dị, lao động nghề nông và nuôi gia súc kiếm sống. Mặc dù không xinh đẹp nổi bật nhưng nhan sắc của cô cũng được người dân trong làng khen: nữ tính, dịu dàng. Tuy nhiên, đó chỉ là những câu nói đọng lại trong quá khứ. Ba năm gần đây, trên mặt Lý Hồng Phương đột nhiên xuất hiện 7 khối u kỳ lạ, kích thước lớn khiến dung mạo của cô trở nên kỳ dị.
Cô rất khổ tâm vì chứng bệnh quái ác này
Một số lưu học sinh ngành y đang học tập và sinh sống tại Tây An khi biết được thông tin về Lý Hồng Phương và tới tận nơi để tìm hiểu hoàn cảnh của cô. Tuy nhiên, cho tới giờ ngay cả các y bác sỹ ở bệnh viện địa phương cũng không tìm ra nguồn gốc căn bệnh. Thông qua sự giúp đỡ của các bạn trẻ tình nguyện, một blog có tên Lưu Hồng Phương dũng cảm đã xuất hiện nhằm mục đích kêu gọi hỗ trợ cho người phụ nữ kiên cường và dũng cảm này.
Cô đang cần sự giúp đỡ để tìm ra nguồn gốc bệnh cũng như cách chữa trị
Theo VNN