Bi hài những cặp vợ chồng ‘yêu’ qua… webcam
Hàng đêm, khi các con đã lên giường đi ngủ, anh bắt đầu khóa chặt cửa phòng, bật skype nói chuyện với vợ và… “yêu” qua mạng.
Anh Thanh và chị Thùy mới cưới được 3 tháng thì anh nhận được học bổng du học ở nước ngoài. Điều lấn cấn nhất đối với vợ anh là sợ chồng không “giữ mình” được ở xứ người. Hơn ai hết, chị Thùy biết chồng là người có nhu cầu tình dục khá cao. Chị lại nghe nhiều người kháo chuyện “có người qua trời Tây du học, đã khỏa lấp nỗi cô quạnh bằng những mối tình tạm bợ”, nên đâm lo. Thời gian đầu xa cách, anh đặt vấn đề được “đáp ứng” qua internet. Dù lạ lẫm với cách “thể hiện” trước webcam, chị vẫn nỗ lực đáp ứng.
Thật không đơn giản để “yêu” từ xa. Cả hai phải bắt đầu dè dặt làm quen với cách nói chuyện khiêu khích, khơi gợi, và buộc phải chọn những ngôn từ mà trước đây họ vẫn thấy quá “mặn” để dùng. Vượt qua được những gượng gạo ban đầu, lại là lúc vợ anh Thanh bắt đầu nản, khi múi giờ trái nhau
Lần đầu tiên anh Thanh “muốn” lên vào lúc nửa đêm. Anh gọi cho vợ để cần sự “trợ giúp” thì oái oăm thay khi đó lại là 8 giờ sáng ở Việt Nam. Đang giờ làm việc, thấy chồng gọi về, Thùy hào hứng nghe máy. Nào ngờ những âm thanh rên rỉ từ đầu máy bên kia làm cô giật thót mình. Phải mất vài giây chị mới xác định được tình hình. Nhưng khi ấy, chị ngồi bên cạnh đã kịp nghe thấy những âm thanh “kì cục” phát ra vì máy điện thoại của cô có hệ thống loa khá tốt, người ngồi gần có thể nghe được nội dung cuộc nói chuyện. Thùy ngượng chín cả mặt không biết nói gì.
“Vì hai vợ chồng không tính toán chuyện giờ giấc nên đột ngột thay đổi nên không lường trước được tình huống đó. Khổ thân anh ấy ở đầu dây bên kia cứ khẩn khoản: &’Em nói gì đi chứ, nói gì cho anh có cảm giác đi, anh thèm em quá. Sao em cứ im lặng mãi vậy?’. Khổ nỗi giữa chốn đông người như thế mình không biết phải nói gì. Cuống quá mình tắt điện thoại đi để cho chồng tự “xoay xở”". – Thùy ngượng ngùng tâm sự.
Đối với chị Thùy cũng vậy, khi màn đêm buông xuống, những rạo rực trong người lên đến đỉnh điểm. Chị điện thoại cho chồng với hi vọng chồng có thể giúp cô thỏa mãn. Nhưng anh liên tục tắt máy đi không nghe. Sự hậm hực vì chồng không nghe máy cộng thêm sự bứt rứt trong người vì nhu cầu lên cao mà không được thỏa mãn, Thùy bực tức. Khi chồng gọi điện thoại lại, cô cáu kỉnh gắt lên: “Xong hết rồi còn đâu nữa mà anh điện”. Anh chỉ còn biết mếu máo nói: “Nhưng khi em gọi anh đang trong lớp học mà”.
Về sau, vợ chồng Thùy buộc phải tìm cách khác để thỏa mãn nhu cầu của mình. Bởi mỗi lúc Thùy có “cảm giác” cần tới chồng thì bên đó cũng là giờ hành chính và ngược lại. Thành thử hai vợ chồng chỉ biết khóc mếu vì “thèm” không đúng lúc, đúng chỗ.
Hàng đêm, đợi khi các con đã lên giường đi ngủ, anh bắt đầu khóa chặt cửa phòng, bật skype nói chuyện với vợ và… làm tình qua mạng.
Video đang HOT
Cùng chung cảnh “yêu” xa như vợ chồng anh Thành là vợ chồng anh Sơn.
Nếu ai không quen biết, đến nhà anh Sơn cũng ý tứ đoán già, đoán non mà không dám hỏi thẳng “Vợ anh mất rồi ư?”; “Anh chị ly hôn à?” bởi một lẽ dù là sáng, trưa, chiều, tối hay đêm thì họ cũng chỉ thấy anh vò võ một mình với cậu con trai 4 tuổi. Họ sợ rằng khi hỏi thẳng lại đụng chạm vào nỗi đau cô quạnh của anh mà không biết rằng vợ anh Sơn vẫn còn sống.
Anh chị cũng không ly hôn và chị đang ở tận bên kia bán cầu. Anh Sơn và chị Oanh cưới nhau khi cả hai bên gia đình điều kiện kinh tế khó khăn, không hỗ trợ được gì cho các con. Bởi thế, cưới nhau xong, hai anh chị gồng gánh một khoản nợ tiền cưới khá lớn.
Nhìn căn nhà vắng vẻ, có phần luộm thuộm do thiếu bàn tay người phụ nữ, anh Sơn cho biết: “Cưới xong lại sinh luôn con nên đã khó khăn lại càng thêm chật vật. Cả hai vợ chồng tính toán nát óc, xoay đủ kiểu để có tiền trả nợ nhưng đâu vẫn hoàn đấy, không thay đổi được gì”. Bởi thế, khi chị nằm trong diện kỹ sư được xét duyệt sang công tác ở nước ngoài với mức lương cao thì anh chị coi đó là “điều kiện mở” để thay đổi cuộc sống của hai vợ chồng. 3 năm chị vắng nhà, anh thay chị đảm nhận luôn phần làm mẹ của đứa con còn chưa kịp cai sữa. Và chính anh cũng phải tạm thời… cai vợ.
Nhớ và thèm vợ đến cỡ nào anh cũng chỉ được giải tỏa bằng những cuộc điện thoại và chat Skype.
Ban ngày, lu bù với công việc, chiều đến tíu tít với cậu con nhưng đêm đến khi chỉ còn một mình trong căn phòng của hai vợ chồng là lúc anh nhớ và thèm hơi vợ phát điên.
Nhớ vợ, lại lo vợ ở bên kia cũng vì nhớ mình mà “làm càn”, anh liền đề nghị với chị sẽ “yêu” trên mạng.
Vậy là hàng đêm, đợi khi các con đã lên giường đi ngủ, anh bắt đầu khóa chặt cửa phòng, bật skype nói chuyện với vợ và… làm tình qua mạng.
Ban đầu cả hai cảm thấy ngượng ngùng vì không biết phải bắt đầu từ đâu, nói những gì để khơi mào cảm xúc cho đối phương. Và để “bổ túc văn hóa” hai anh chị quyết định đọc truyện sex.
“2 năm nay rồi vợ chồng tôi đều phải “yêu” nhau như thế. Nhiều khi nghĩ thấy cứ bệnh bệnh thế nào ấy, nhưng thà vậy còn hơn là bồ bịch, lang chạ bên ngoài. Sang năm vợ tôi về rồi, sắp không phải giải tỏa cho nhau bằng cái cách quái gở này nữa rồi”, anh Sơn tâm sự.
Theo VNE
Cái chết của ngôn ngữ trong kỷ nguyên số
Chưa tới 5% ngôn ngữ thế giới hiện nay được dùng trên mạng, theo một nghiên cứu công bố cuối năm 2013 của nhà ngôn ngữ nổi tiếng người Hungary Andras Kornai. 95% ngôn ngữ còn lại có thể bị Internet tống tiễn xuống mồ!
Đây là kết luận rút ra từ một nghiên cứu công bố trên tạp chí Plos One nhan đề "Cái chết số của ngôn ngữ". Cuộc nghiên cứu nhằm tìm trả lời cho câu hỏi: Có bao nhiêu ngôn ngữ được sử dụng trên không gian kỹ thuật số, và ngược lại có bao nhiêu ngôn ngữ bị "diệt chủng" trên Internet?
Kornai cung cấp con số: Hiện trên thế giới có 7.776 ngôn ngữ được sử dụng "offline". Để tính được bao nhiêu ngôn ngữ được dùng trên Internet, Kornai thiết kế một chương trình lọc ra những miền web hàng đầu và lập danh mục số từ của mỗi ngôn ngữ trên Internet.
Ông cũng phân tích các trang Wikipedia, được ông cho là chỉ dấu then chốt cho độ lan tỏa của mỗi thứ tiếng, cũng như chọn lựa ngôn ngữ của các hệ điều hành và các bộ kiểm tra chính tả trên Internet. Kết quả: chưa tới 5% ngôn ngữ thế giới hiện hữu trên mạng.
Còn theo Liên minh vì sự đa dạng ngôn ngữ (ALD), hơn 40% ngôn ngữ trên thế giới đang bị đe dọa. Ngay cả những ngôn ngữ mà về kỹ thuật không bị đe dọa biến mất đi nữa có thể cũng chỉ có vài nghìn người sử dụng. Đó là các ngôn ngữ ở vùng châu Phi hạ Sahara, Đông Nam Á và Nam Mỹ, nơi sự thâm nhập của Internet vào đời sống còn thấp.
Nhà nghiên cứu Andras Kornai
Một ngôn ngữ sống về mặt kỹ thuật là ngôn ngữ mà ít nhất vẫn còn một người nói. Cần nhiều năm từ khi một ngôn ngữ bắt đầu suy tàn cho đến khi người cuối cùng sử dụng nó qua đời, trong khi giới trẻ chưa kịp làm quen và đưa vào ứng dụng trong cuộc sống, chẳng hạn trên Internet.
Kornai đưa ra một thí dụ ở Na Uy. Chính phủ nước này công nhận hai phiên bản của tiếng Na Uy: tiếng Bokmal và tiếng Nynorsk. Trong khi Bokmal được coi là phổ biến hơn Nynorsk, với 10-15% người dân, tương đương 500.000-750.000, nói tiếng Nynorsk. Và như thế đủ để ALD không xếp Nynorsk vào nhóm các thứ tiếng "đang gặp nguy cơ".
Tuy nhiên, phân tích của Kornai chỉ ra rằng chỉ một cộng đồng nhỏ những người nói tiếng Nynorsk sử dụng nó trên mạng, trong khi đa số người Na Uy sử dụng tiếng Bokmal cho quảng cáo, nhạc pop, thời trang, giải trí và thế giới công nghệ... Như vậy, theo cách nói của Kornai, "mặc cho chính sách nhà nước hỗ trợ tiếng Nynorsk, người Na Uy đã chỉ chọn tiếng Bokmal đi theo họ vào kỷ nguyên số".
Liệu có thể ngăn chặn cái chết của Nynorsk và những ngôn ngữ tương tự? Rất nhiều tổ chức, kể cả Wikipedia và ALD, đầu tư nguồn lực vào công việc này. ALD đã có một bách khoa toàn thư lớn về những ngôn ngữ bị diệt chủng, với những đoạn mẩu văn bản các thứ tiếng đó, như tiếng Nganasan (có 500 người nói, ở Nga) và Maxakali (802 người nói, ở Brazil). Wikipedia có một lô dự án ngôn ngữ mới (hay rất cũ).
Kornai cho rằng để một ngôn ngữ sống sót, rất cần một nhóm những người yêu thích nó, giống như những người đang cầm trịch Wikipedia hay những nhà phát triển các ứng dụng giáo dục trên không gian số. Chẳng hạn người Cherokee (người Mỹ bản địa, trước sống ở các bang Georgia, Bắc và Nam Carolina, Đông Tennessee) đã soạn ra một bộ Cherokee Wiki để người dùng có thể sử dụng tiếng bản xứ Cherokee.
Tuy nhiên ngay cả thế cũng không đủ để giữ một ngôn ngữ lụi tàn có thể sống sót trong dài hạn, nhất là khi có một ngôn ngữ thống trị khác dễ hơn cho người ta sử dụng trên mạng.
Và điều chắc chắn là kho ngôn ngữ tương lai sẽ không giàu có như hiện nay.
Theo TTCT
Chống ngán với 6 món ngon từ măng Măng có vị chua nhẹ để kết hợp với những thực phẩm giàu dinh dưỡng sẽ đỡ ngán hơn rất nhiều. Sau đây là 6 món ngon từ măng mà bạn nên thử! 1. Ếch xào măng Măng tươi và thịt ếch là một sự kết hợp điệu nghệ trong ẩm thực, hương vị của nó rất thơm ngon. Nếu thưởng thức món...