Bi hài nghề lái taxi – Kỳ 4: Những bà đỡ bất đắc dĩ
Kỷ niệm khó quên trong đời người tài xế taxi là trở thành những bà đỡ bất đắc dĩ và hạnh phúc khi thấy “mẹ tròn con vuông” trên xe của mình.
Tài xế Vũ (giữa) được lãnh đạo công ty tặng thưởng sau khi đỡ đẻ thành công cho sản phụ Lạc ngay trên xe taxi của mình – Ảnh: Taxi Mai Linh cung cấp
Cô bé mang tên Mai Linh
“6 năm lái taxi gặp nhiều chuyện bi hài nhưng chuyện đỡ đẻ cho bé Mai Linh là kỷ niệm không bao giờ tui quên được”, tài xế Nguyễn Tấn Vũ nhớ lại.
Đó là một buổi chiều tối tháng 10.2013. Sau một ngày chạy xe đã thấm mệt, anh Vũ đón hai vợ chồng anh Võ Châu Khanh và chị Phạm Ngọc Lạc đi từ H.Củ Chi về Tây Ninh. Khi lên xe, chị Lạc bắt đầu đau bụng. Từng chở nhiều sản phụ đi sinh nên anh Vũ cũng chẳng lạ với những tiếng la oai oái của các bà đẻ. Thế nhưng, khi nghe giọng nói run run của người chồng vang lên từ hàng ghế sau: “Anh ơi, hình như vợ em sắp sinh rồi”, thì anh Vũ toát mồ hôi hột, tay chân luống cuống. “Lúc đó, tui chỉ biết trấn an vợ chồng họ: bình tĩnh, để tui chạy đến trạm y tế gần nhất, ráng lên…”, anh Vũ kể. Nhấn ga cho xe chạy về phía H.Trảng Bàng (Tây Ninh), anh Vũ cầu mong có một trạm y tế hiện ra trước mắt ngay tức khắc. Lúc này, chị Lạc không ngừng kêu la làm anh thêm bối rối. Chạy được một lúc, anh Khanh la lớn: “Anh ơi! Chắc vợ em không chịu được nữa đâu”. Hoảng hồn, anh Vũ ngoái lại phía sau thì thấy đầu em bé đã gần ra ngoài.
Video đang HOT
“Đã từng đưa vợ đi sinh, tui hiểu rằng khi vợ sinh người chồng thường hoang mang cực độ nên lúc này mình phải bình tĩnh để xử trí. Tui trấn an tinh thần tự nhủ mình phải bình tĩnh để cứu mẹ con chị này”, anh Vũ tâm sự. Lúc này trời bắt đầu tối lại gặp quãng đường vắng nhưng anh Vũ đành cho xe dừng lại bên vệ đường cùng người chồng đỡ chị Lạc nằm xuống băng ghế sau xe và từ từ lôi em bé ra ngoài. “Khi em bé vừa ra ngoài tui nghe nó khóc mà thở phào nhẹ nhõm, vậy là đứa bé không sao rồi. Nhưng sau đó tui với người chồng lại tiếp tục bối rối không biết làm sao. Người mẹ thì gần như đã kiệt sức nằm ở băng ghế sau, đứa bé thì không ngừng gào khóc. Tui vội vàng tiếp tục phóng xe về phía trạm y tế”, anh Vũ kể.
Nhớ lại chuyện cũ, anh Võ Châu Khanh không giấu được niềm vui: “Vợ chồng tôi làm công nhân ở Bình Dương. Hôm đó tôi chở vợ về nhà mẹ ở Tây Ninh để sinh con. Khi đến Củ Chi thì vợ kêu đau bụng nên không thể ngồi xe máy được. Tôi đành gửi xe máy ở nhà dân gần đó và đón taxi Mai Linh để về. Ai ngờ đi giữa đường thì vợ sinh. Lúc đó tôi không thể giữ được bình tĩnh, chân tay cứ cuống cả lên nên không làm gì được, may nhờ có anh Vũ kịp thời giúp vợ con tôi…”, anh Khanh tâm sự.
Anh Khanh cho hay điều khiến anh xúc động hơn là sau khi đưa vợ và con gái vào Trung tâm y tế H.Trảng Bàng, biết anh chỉ còn vài chục ngàn đồng, anh Vũ đã không lấy tiền xe mà còn rút ví đưa anh 300.000 đồng để mua sữa và tã cho bé. “Bác sĩ bảo nếu không đỡ kịp thì con gái tôi khó lòng sống được. Vợ chồng tôi cảm kích vô cùng ơn cứu mạng của anh Vũ”, anh Khanh nói.
Để nhớ về kỷ niệm khó quên trong ngày con gái chào đời, vợ chồng anh Khanh quyết định đặt tên con gái của mình là Mai Linh. Khi nhắc lại câu chuyện này, tài xế Vũ cười mãn nguyện: “Đó là cái duyên mà không phải ai làm nghề cũng có được. Một phen hú vía nhưng kết cục có hậu như phim, gặp bà đẻ nào nữa tui cũng sẵn sàng đỡ”.
“Chết rồi, chắc tui sanh ở đây quá”
Chị Hồ Thị Phi Yến, tài xế của hãng Mai Linh tại Tiền Giang vào nghề mới 2 năm, nhưng đã hai lần làm bà đỡ bất đắc dĩ. 25 tuổi, Phi Yến theo nghiệp lái taxi vì lý do đơn giản: “Từ nhỏ đã thích cảm giác ngồi điều khiển vô lăng”.
Lần đầu Phi Yến đỡ đẻ là vào giữa năm 2013. Lúc đó, chị đón khách là một bà bầu đang đứng trên đường nhăn nhó với những cơn đau chuyển dạ. Vừa chuẩn bị đỡ bà bầu lên xe, thì bất ngờ vị khách này ngồi thụp xuống bên vệ đường kêu lớn: “Chết rồi, chắc tui sanh ở đây quá”. Lúc này, thấy nước ối của sản phụ ra rất nhiều nên chị nhanh chóng lấy chiếc dù ra che cho người phụ nữ, đồng thời hô hoán mọi người xung quanh đến giúp đỡ. Chưa đầy 5 phút sau, một bé trai kháu khỉnh đã cất tiếng khóc chào đời trên tay chị Yến. Chị Yến vội lấy chiếc áo khoác của mình quấn lại cho đứa bé rồi cùng mọi người nhanh chóng đưa hai mẹ con sản phụ vào bệnh viện gần đó.
Như có duyên với những ca đẻ rơi, cuối năm 2013, một lần nữa chị Yến lại gặp một ca sinh ngay trên xe của mình khi đang hành nghề tại Mỹ Tho, Tiền Giang. “Khi đó có hai người cùng đưa bà bầu đi đẻ, tui dìu chị ấy lên xe chạy chưa được hai phút thì người nhà la lớn: cái đầu em bé ra rồi nè. Tui hết hồn dừng xe lại vội vã chạy ra phía sau để cùng đỡ đẻ. Có chút kinh nghiệm lần trước nên lần này đỡ bỡ ngỡ hơn. Cháu bé là con gái. Sau khi sơ cứu cho mẹ và bé, tui nhanh chóng đưa hai mẹ con vào bệnh viện”, chị Yến nhớ lại.
Còn trẻ, chưa lập gia đình nhưng bản năng của một người phụ nữ cộng với tính tình nhanh nhẹn nên cả hai lần chị Phi Yến đều xử trí hai ca đỡ đẻ một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Hai khách hàng sau đó không còn giữ liên lạc gì với chị nữa vì sau khi giúp họ đến được bệnh viện an toàn chị lại vội vã với những chuyến xe của mình.
Theo TNO
Vụ mua ve chai được 5 triệu yen: Xác HTMLVisual Mã HTML Word count: 0 nhận địa điểm mua chiếc 'thùng sắt'
Liên quan đến vụ người mua ve chai được 5 triệu yen (tương dương hơn 1 tỉ đồng) - Báo Thanh Niên đã thông tin, ngày 23.3, chị Huỳnh Thị Ánh Hồng cho biết chị và người em của mình đã được Công an P.10 (Q.Tân Bình, TP.HCM) mời đến để chứng kiến và ký xác nhận túi niêm phong hộp đựng tiền.
Chị Hồng sửa lại xe mua ve chai để chuẩn bị một ngày mưu sinh - Ảnh: Công Nguyên
Chiều 23.3, chị Hồng và anh Trịnh Minh Vương (chồng chị Hồng) kể lại: Vào đầu tháng 12.2013, chị được một người đàn ông chừng 40 tuổi, ăn mặt tuềnh toàng đứng gần ngã ba đường Trần Văn Quang - Âu Cơ thuộc P.10 (Q.Tân Bình) gọi lại bán cho cái hộp sắt với giá 100.000 đồng. "Lúc đó thấy ông ta đứng ở lề đường bán thì tôi mua, chứ đâu có để ý ông ta là ai, hay ở đâu" chị Hồng cho biết.
Sau khi đọc Báo Thanh Niên, biết mình có thể được hưởng một phần trong số tiền đó theo quy định, chị Hồng tâm sự: "Nếu quả thật vậy, thì tôi cũng cho mấy chị mua bán ve chai như tôi mỗi người một ít xem như lộc trời ban. Số còn lại về sửa lại căn nhà ngoài quê cho kiên cố để hai đứa con chui ra chui vào những ngày mưa bão. Còn lại tôi sẽ để dành nuôi hai đứa con ăn học".
Cũng vào chiều 23.3, trả lời Thanh Niên, trung tá Nguyễn Quang Vinh, Phó trưởng công an P.10 (Q.Tân Bình) cho biết đến nay tình hình an ninh trật tự tại khu vực hẻm nhà chị Hồng đã được đảm bảo. Những người lạ mặt không còn lảng vảng trước nhà chị Hồng nữa. Hiện số tiền đã được niêm phong, bảo quản kỹ lưỡng và cơ quan công an đang xác minh, điều tra chủ nhân số tiền. Sau khi được báo chí đăng tải thông tin, đến hiện tại chưa có ai đến xác nhận mình là chủ số tiền nói trên.
Một lãnh đạo Công an Q.Tân Bình cũng cho biết vụ việc đã được Công an P.10 báo cáo. Công an Q.Tân Bình đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp với Công an P.10 điều tra.
Trả lời Thanh Niên, luật sư Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP.HCM) nói rằng trong trường hợp của chị Hồng, chị mua phế liệu, trị giá chị được hưởng cũng chỉ là chiếc hộp sắt, còn số tiền trong đó là do người khác bỏ quên. Chị Hồng không đương nhiên được sở hữu số tiền này mà phải áp dụng các quy định của pháp luật hiện có. Cụ thể, UBND hoặc công an phường sẽ thực hiện việc tiếp nhận và thông báo tìm kiếm chủ sở hữu số tiền này trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 1 năm. Sau 1 năm kể từ ngày đăng thông tin, nếu không xác định được chủ sở hữu hợp pháp (không phải là chủ sở hữu phi pháp) thì theo quy định của bộ luật Dân sự, chị Hồng sẽ được hưởng 27 triệu đồng, bằng 10 tháng lương tối thiểu vùng 1 hiện nay và 50% của phần vượt quá 27 triệu đồng.
Theo TNO
Mua ve chai, được 5 triệu yen Nhật Chiều 22.3, Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) vẫn đang tạm giữ 5 triệu yen Nhật (tương đương hơn 1 tỉ đồng) của chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (35 tuổi, quê Quảng Ngãi) để bảo đảm an toàn cũng như tiến hành xác minh số tiền trên. Sau khi giao nộp 5 triệu yen Nhật cho công an, chị Hồng trở lại công việc...