Bi hài ly hôn: Ra tòa chỉ vì không có tên trong sổ đỏ.
Nhiều người biết chuyện không khỏi buồn cười và tê tái vì hạnh phúc gia đình lại được đem ra cân đong với những thứ vật chất, để rồi gia đình tan vỡ, những đứa trẻ đứng giữa ngã ba đường không biết theo cha hay theo mẹ.
Khi tình yêu không được đặt ở trái tim
Buổi hòa giải vụ án ly hôn đầu tháng này mới vừa kết thúc trong sự giận dữ, trách móc của đôi bên. Người chồng tuyên bố sẽ mời luật sư. Người vợ cung không chịu thua kém: “Anh có luật sư, dễ tôi không có?”. Vùng vằng, thách thức và cả nỗi chua chát khi nhiều người thấy hai vợ chồng mỗi người một chiếc xe máy chạy ra khỏi phòng hòa giải của tòa án sau khi không quên ném lại cho nhau cái nhìn thiếu thiện cảm.
Kể chuyện với mọi người, người phụ nữ bảo rằng thực sự mình không muốn dứt tình, việc nộp đơn chỉ như một phép thử tình cảm của chồng, để chồng coi lại bản thân. Vì vậy, tại phiên hòa giải, chị bảo mình vẫn còn muốn đoàn tụ nhưng chồng phải cho mình chủ động trong gia đình, và phải có tên trong sổ đỏ của căn chung cư mua từ 4 năm về trước. Tuy nhiên, người chồng lại không tha thiết gì với yêu cầu của vợ và nói: “Cô ấy thích ly hôn thì chiều”. Đến nước này thì người vợ cương quyết ly hôn. Cố gắng lắm, chị mới bộc bạch được: “Nhìn dáng vẻ bề ngoài của chồng tôi, không một ai nghĩ rằng anh ta lại có thể tính toán và nhỏ nhen ích kỉ đến như thế. Anh ta lúc nào cũng tỏ ra nhã nhặn, ăn nói hiền hòa nhưng thực chất lại là một người đáng sợ. Cũng chính vì cái vẻ ngoài tưởng như tử tế đó mà tôi đã bị lừa, đã yêu anh ta quá nhiều và rồi cuộc đời giờ đây “mang họa” vì anh ta!”.
Ảnh minh họa.
Người vợ bảo, trước khi cưới chị, người chồng vốn không nghề nghiệp, tay trắng từ TP. Hồ Chí Minh ra Nha Trang lập nghiệp. Do có một tiệm bán quần áo là tài sản cha mẹ để lại cho chị mưu sinh nên chị cũng có đồng ra đồng vào. Ngày anh chị quen nhau cũng từ sự tình cờ khi gặp nhau tại một hội chợ. Chị thì xinh xắn giỏi giang, anh chồng thì cao ráo đẹp trai. Chẳng mấy chốc hai người gắn với nhau như sam và tính tới chuyện một đám cưới. Chị đã không tiếc gì, đầu tư cho chồng học lái xe, rồi xin cho làm ở một hãng taxi. Thế nhưng mọi chuyện lại bắt đầu xảy ra mâu thuẫn vì chuyện tiền bạc. Chị bảo nhiều lần tiền hàng quần áo chị đã cất cẩn thận ở trong phòng 30 triệu đồng nhưng hôm sau đem ra kiểm chỉ còn lại 26 triệu. “Mỗi xấp tiền mất một ít chứ không phải mất luôn như bị trộm thông thường. Như thế ai mà nghi ngờ bị trộm đột nhập, tôi gọi hỏi anh thì anh nói không lấy bớt tiền. Không anh lấy thì ai nữa”, chị kể.
Không chỉ có lần đó, trước đó nhiều lần, chị kiểm đếm tiền bán hàng đều phát hiện bị “rút ruột” chút ít. Chỉ có hai vợ chồng giữ chìa khoá tủ đựng tiền nên vợ chồng bắt đầu nghi ngờ lẫn nhau. Ai cũng cho rằng người kia lén lút lấy bớt tiền giấu làm của riêng hay ăn chơi riêng lẻ. Người chồng thì bị vợ nghi ngờ ngoại tình đã trộm tiền chung đem cho tình nhân. Nghi ngờ nhưng không có chứng cứ, hai vợ chồng đã sinh ra nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết. Mâu thuẫn dồn nén lâu ngày rồi cũng đến lúc bùng nổ, hai vợ chồng chị xảy ra cãi vã thường xuyên bởi không ai tin tưởng ai.
Một thời gian sau, thấy anh chồng than vãn công việc vất vả, thu nhập không cao, chị lại bỏ tiền cho chồng đi học chụp ảnh, quay camera, rồi thuê một căn nhà mặt phố, vay cha mẹ đẻ 200 triệu đồng đầu tư kinh doanh dịch vụ chụp ảnh, cho thuê áo cưới. Công việc đang thuận lợi, hai vợ chồng cung vừa xây được căn nhà trên đất cha mẹ vợ thì cô phát hiện chồng co bồ. Hận người chồng bạc tình, phụ nghĩa, chị quyết định ra Tòa, đòi bằng hết những gì đã đầu tư cho chông.
Video đang HOT
Bi hài chuyện ly hôn có một không hai
Ngày ra tòa hòa giải, người chồng cũng thừa nhận anh được như bây giờ là nhờ vợ. Anh cũng thưa nhận đã vay của cha mẹ vợ để đầu tư tiệm áo cưới và cam kết hoàn trả hết, tự nguyện cấp dưỡng nuôi con 5 triệu đồng/tháng. Nhưng lúc đọc biên bản, anh lại giãy nảy, nhất định không chịu ký bởi văn bản co ghi từ “trả nợ”. Anh bảo ghi thế nào cũng được nhưng không ghi la “trả nợ”. Người vợ bực bội: “Đã thế thi chia đôi tiệm áo cưới đang thuê!”. Không vừa, anh chồng cũng thách thức: “Chia hết đi, chia cả miếng đất nữa!” Cô vợ quát: “Đất nào của anh mà đòi chia?”. “Không chia đất thì chia nhà, tôi sẽ mời luật sư!”, anh chồng đáp trả. Buổi hòa giải hôm ấy diễn ra đầy kịch tính như thế.
Ảnh minh họa.
Ra Tòa ly hôn, người chồng tiếp tục “gây ấn tượng” bởi “phong cách” y như lần ly hôn đầu. Anh kiên quyết đòi vợ phải cấp dưỡng nuôi con 5 triệu đồng/tháng. Chị nhất quyết không chịu vi cho răng minh bị lừa, căn nhà anh mua trước khi họ cưới nhau có phần tiền của chị góp vào để hoàn thiện. Chị cứ đinh ninh nhà đứng tên hai vợ chồng, nhưng không ngờ, anh đứng tên một mình, hóa ra anh phủi sạch công sức đóng góp của chị. Bây giờ, anh còn đòi chi cấp dưỡng nuôi con. Anh bảo, nếu chị đã rạch ròi vài đồng bạc góp vào thì anh cũng tính cho mà biết. Rồi anh liệt kê chiếc máy lạnh, máy giặt, thậm chí cả chiếc điện thoại mua tặng, số quần áo sắm cho vợ… để cấn trừ! Tình hình chẳng khác gì nhiều lần hòa giải trước. Hai bên cung căn ke nhau từng chiếc đũa, khiến người vợ nước mắt lưng tròng e chừng phải tuốt hết nhẫn, vòng vàng trả lại để đổi lấy một chữ ký của chồng.
Nhiều người thân của chị cũng buồn bã vì kết cục của vụ việc khi đã xin ly hôn, bởi hai vợ chồng đã cạn tình. Bây giờ, cái hậu của vụ li hôn ấy vẫn chưa được giải quyết khi chị đang tìm luật sư, anh chồng cũng không kém cạnh đáp trả cũng sẽ có luật sư. Dẫu vậy, họ vẫn còn nghĩa. Đó là quãng thời gian chung sống, vun đắp cho hạnh phúc chung, là những đứa con chung mà cả hai còn trách nhiệm nuôi dưỡng. Tuy nhiên, lòng oan hận, sự hằn học, bực bội dồn nén lâu ngày đã khiến họ quên đi cach ứng xử văn hóa cần thiết, cố tình dồn đẩy bên kia vào chân tường cho thỏa cơn tức, cho vơi trách cứ. Trong vụ việc ấy, chị vợ trách chồng vô ơn, anh chồng lại bứt khỏi gánh nặng ơn nghĩa bằng viêc ngoại tình. Người chồng cũng chẳng rút kinh nghiệm được gì từ những lời vận động hòa giải của nhiều người mà tiếp tục điệp khúc “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”.
Ảnh minh họa.
Trò chuyện với chúng tôi, thẩm phán T.V.T bộc bạch: “Sau những cuộc ly hôn như thế, phần lớn họ đều đủ mạnh mẽ để vượt qua, đủ bản lĩnh để vun vén cho cuộc sống mới. Thế nhưng tận sâu trong lòng người trong cuộc có một khoảng trống khó thể lấp đầy. Đó là khoảng trống của sự đổ vỡ, chia lìa. Điều này có trong cả cái người đã từng vội vàng dứt áo ra đi để đến với người thứ ba đang chờ đợi. Hôn nhân là duyên phận. Nếu đã hết duyên thì cũng khó lòng mà níu kéo, đó là chưa nói điều ấy đôi khi còn làm cho nhau mệt mỏi. Nhưng chỉ mong sao ai đó nếu có lỡ thấy cuộc hôn nhân mình ngột ngạt, thấy vợ mình vừa mập vừa già, thấy chồng mình không phẳng phiu như anh chàng đối tác thì hãy nhớ lại cái ngày đầu tiên đến với nhau hẹn hò, chờ đợi. Cái ngày cả hai cùng nhau chọn áo, mua nhẫn, thử giày… và cái giây phút “lạy nhau ba lạy”. Để mà cố gắng cùng nhau tìm lại những cảm xúc đầu tiên, để mà giữ tay nhau trong cuộc đời này!”.
Tiêu Dao
Bi hài ly hôn: Ra tòa vì chiếc bàn trị giá 400.000 đồng
Tình nghĩa vợ chồng mấy chục năm, thế nhưng chỉ vì mâu thuẫn dẫn tới ly thân khiến người vợ lấy chiếc bàn mang đi, người chồng tức giận đến đòi lại rồi xảy ra xô xát. Hết nghĩa hết tình, người vợ viết đơn tố cáo chồng.
Phiên tòa sơ thẩm đã tuyên án người chồng 66 tuổi, là chồng của người vợ 65 tuổi. Thế nhưng oái oăm thay khi người vợ nhất quyết không đồng ý với mức án mà người chồng của mình phải nhận. Bà khăng khăng đòi hội đồng xét xử phải tăng án đối với chồng của mình. Khi tòa hỏi lý do đòi tăng án đối với ông, bà đáp gọn không môt mảy may suy nghĩ: "Vì ổng là chồng! Chồng mà dám đánh vợ như rứa là không thể chấp nhận được!".
Được yêu cầu giải thích cặn kẽ hơn, bà nói: "Vì ổng là chồng mà kéo người thân tới quậy phá, gây thương tích cho tui thì không thể tha thứ. Tui với ổng đã hết tình hết nghĩa rồi, đã không sống với nhau mấy năm nay rồi nên giờ coi như là người dưng, ổng có bị sao thì cũng chịu. Coi như tôi đã hết trách nhiệm làm vợ rồi!". Từ hàng ghế dự khán, những tiếng thở dài nối tiếp nhau vang lên khiến không gian phòng xử vốn ngột ngạt, càng thêm bức bối. Hai đứa con trai của bà và ông L. cũng thở dài vì chẳng đặng đừng phải ra tòa làm chứng cho chuyện gia đình chẳng ai muốn xảy ra này.
Ảnh minh họa.
Nghe những lời khuyên chân thành của vị thẩm phán, bà cúi đầu thinh lặng. Tuy nhiên, bà vẫn phân bua: "Việc gì ra việc đó, gây án thì phải lãnh án. Tui có thương ổng thì tui lên trai thăm nuôi, chứ việc ổng cùng người thân đánh tôi thì tôi không thể chấp nhận được!". Nghe vợ mình nói thế, ông buồn rầu cúi đầu lí nhí bào chữa cho hành vi phạm tội của mình: "Tui thực tình cũng chẳng muốn làm điều đó, dẫu sao bả cũng là vợ tôi. Bao nhiêu năm cực khổ có nhau, nay chỉ vì mấy cái việc vụn vặt mà mâu thuẫn gia đình nảy sinh không cứu vạn được. Từ xưa tới giờ tôi chưa từng đánh bà ấy, nhưng vì lúc đó bà ấy có những lời lẽ xúc phạm người thân trong gia đình tôi nên tôi mới tức giận, không kiềm chế được. Gây thương tích cho vợ là chuyện chẳng đẹp mặt gì, tôi chỉ mong tòa xử nhanh để không xót xa thêm. Chứ bây giờ dẫn nhau ra tòa, người thân người quen đều biết chuyện, con cái cũng xấu hổ với hàng xóm láng giềng, thật chẳng đặng đừng!".
Bà cũng nhất quyết đòi tòa phải xử tội 5 người em chồng này thật nặng vì tội dám đánh chị dâu. Bà cho rằng, mức án mà tòa tuyên phạt là quá nhẹ và khăng khăng đòi tăng án với chồng. Không những thế, theo bà thì thương tích của mình do 5 người em đồng thời gây ra, chứ không riêng gì của chồng: Thế nhưng 5 người em của ông. đều cho rằng, khi đến nhà cháu, chỉ đứng bên ngoài đường, không hề vào sân nên không có chuyện cùng "đánh hội đồng" chị dâu như lời buộc tội.
Hội đồng xét xử nhận định chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt, xuất phát từ một chiếc bàn mà hai vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn. Lời khai nhận tội của bị cáo phù hợp với lời khai của hầu hết nhân chứng, phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường và các chứng cứ khác.
Chuyện từ chiếc bàn đáng giá 400 ngàn đồng
Hơn 36 năm làm vợ làm chồng, chưa bao giờ ông và bà nghĩ rằng có lúc mình lại đưa nhau ra trước tòa trong tình cảnh oái oăm như thế. mấy chục năm là vợ chồng, dẫu hết tình thì vẫn còn nghĩa. Vậy nhưng, trước tòa, bị cáo và người bị hại đáp trả nhau bằng những cái nhìn hằn học, sự tức tối cùng những lời lẽ đay nghiến. Nếu không biết sự việc, hẳn không ít người lầm tưởng họ là những người xa lạ chứ không phải là vợ chồng, từng "đầu ấp, tay gối" mấy chục năm qua.
Ngậm ngùi trước tình cảnh của mình, ông bộc bạch lại mọi chuyện. Sau một thời gian yêu thương, ông và bà nên duyên vào năm 1976. Mái ấm nhỏ bé ngày càng rộn rã tiếng cười khi hai người con trai lần lượt chào đời. Cuộc sống vợ chồng đầy rẫy những khó khăn, hai vợ chồng vẫn yêu thương nhau, cùng nhau vượt qua và nuôi hai người con khôn lớn. Vậy mà, khi các con đã trưởng thành, mâu thuẫn gia đình lại thường xuyên xảy ra khiến cả hai vợ chồng ông rơi vào cảnh "đường ai, nấy đi". Ly thân với chồng, bà về sống với vợ chồng con trai đầu.
Chỉ vì chiếc bàn 400 ngàn đồng mà hai vợ chồng mâu thuẫn. (ảnh minh họa)
Chẳng hiểu sao, đến đúng sáng mồng 3 Tết, bà lại hộc tốc về nhà cùng người lái xe ba gác lấy chiếc bàn trị giá chưa đầy 400.000 đồng chở về nhà con trai. Ông can ngăn nhưng không được đành để vợ mang chiếc bàn đi. Ngồi một mình trong ngày đầu năm mới, bao tức tối dồn nén trong lòng, ông kể sự việc cho 5 người em ruột nghe rồi cùng kéo đến tìm bà, đòi lại chiếc bàn. Trước khi đi, 5 người em đã trình báo việc chị dâu mang chiếc bàn đi với cơ quan chức năng.
Vừa đến nơi, hai vợ chồng lại nảy sinh mâu thuẫn, lời qua tiếng lại. Trong cơn tức giận, ông dùng tay kéo vợ khiến bà ngã. Chưa dừng lại, ông tát vào mặt, đánh nhiều cái vào người khiến vợ mang thương tích 17%. Thấy cảnh gia đình xô xát không hay nên người con trai đã can ngăn và trình báo cơ quan chức năng đến hòa giải. Sau đó, bà nhất quyết viết đơn yêu cầu khởi tố ông và 5 người em của chồng vì cho rằng, những người này cùng có mâu thuẫn và trực tiếp gây ra thương tích cho bà. Tuy nhiên, qua điều tra, cơ quan tố tụng cho rằng, thương tích của bà chỉ do ông gây ra. Việc 5 người em cùng đi với ông chỉ nhằm lấy lại chiếc bàn.
Vụ án đã xử xong, người chồng vào tù, người vợ lầm lũi về cùng mấy đứa con. Nhưng chắc chắn người vợ ấy sẽ không thể nào yên lòng vì những chuyện đáo tụng đình này. Đã lên chức ông chức bà, vậy mà chỉ vì những mâu thuẫn không biết cách giải quyết đã khiến hai vợ chồng bà đem nhau ra tòa, để bàn dân thiên hạ cười chê, bàn tán. Giá như hai người biết kìm chế, có lẽ mọi chuyện đã êm thấm hơn rất nhiều.
Tiêu Dao
Bi hài ly hôn: Ê chề chồng cũ và tình mới vẫn ở chung nhà Sau mấy năm ly hôn nhưng hai người vẫn ở chung nhà, để rồi trong một buổi sáng người chồng đã bị người tình của vợ cũ đánh đến trọng thương. Trong phiên tòa hôm ấy, mặc dù người vợ thấy chồng ngồi ngay bên cạnh, chỉ cần với tay một chút là có thể chạm được vào chồng mình, nhưng chị lại...