Bi hài chuyện xét xử bị cáo người nước ngoài
Nhiều vụ án, tòa “mướt mồ hôi” vì bị cáo phản cung, nói trong giai đoạn điều tra được nghe phiên dịch không phải như vậy và yêu cầu tòa dịch các văn bản tố tụng nhằm kéo dài thời gian xét xử…
Ngày 10/1, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM bác kháng cáo kêu oan, chấp nhận kháng nghị, tăng án từ tù chung thân lên tử hình đối với Ugah Victor Uchenna ( quốc tịch Nigeria) về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy (đường dây của Uchenna mua bán trái phép gần 7 kg heroin). Trong quá trình thụ lý, tòa hai lần phải hoãn xử để đáp ứng các “chiêu” làm khó của Uchenna.
Ở lần xử đầu tiên, Uchenna yêu cầu tòa phải dịch văn bản kháng nghị của VKS ra tiếng Anh. Tòa đồng ý và hoãn xử. Tuy nhiên, khi cán bộ tòa mang văn bản kháng nghị đã được dịch sang tiếng Anh đến trại giam giao cho Uchenna thì Uchenna từ chối ký nhận.
Tại phiên xử được mở lại, lúc đầu Uchenna vòng vo nói không nhận được văn bản kháng nghị. Về sau, Uchenna thừa nhận đã nhận được văn bản kháng nghị tiếng Anh nhưng lại đòi có mặt đại diện lãnh sự quán. Tòa lại phải hoãn xử để đáp ứng Uchenna. Đến phiên xử ngày 10/1 vừa qua, không còn kiếm được lý do nào nữa để yêu cầu hoãn xử, Uchenna mới chấp nhận nghe tòa tuyên án.
Một vụ tương tự, từ năm 2006, Nanji David Ete (quốc tịch Nigeria) đã thiết lập một đường dây mua bán trót lọt gần 11,5 kg heroin ở Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan về Việt Nam rồi vận chuyển sang Trung Quốc. Tháng 6/2009, đường dây này bị triệt phá.
Ngay từ đầu, dù có người phiên dịch nhưng Ete vẫn yêu cầu phải dịch các văn bản tố tụng ra tiếng Anh hoặc tiếng Nigeria. Tại phiên sơ thẩm hồi tháng 4/2011 của TAND TP HCM, Ete và các đồng phạm không đồng ý với việc tòa sử dụng các bản cung tiếng Việt (dù có chữ ký của họ). Các bị cáo nói phiên dịch viên chỉ “dịch sơ” cho họ nghe nên chưa có gì bảo đảm đúng ý của họ. Dù vậy, tòa án vẫn phạt Ete án tử hình, hai bị cáo khác tù chung thân, bốn bị cáo còn lại từ 15 năm tù đến 20 năm tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Sau đó, VKS kháng nghị yêu cầu tăng mức hình phạt với ba đồng phạm của Ete, còn các bị cáo kháng cáo xin giảm án.
Tại phiên phúc thẩm lần đầu, các bị cáo nại rằng không hiểu văn bản kháng nghị của VKS nên yêu cầu tòa hoãn xử, dịch ra tiếng Anh để họ nghiên cứu. Tòa chấp nhận. Sau khi văn bản kháng nghị cùng bản án sơ thẩm được dịch ra tiếng Anh và tống đạt cho các bị cáo, tòa mới mở lại được phiên xử, y án với Ete…
Sau khi tòa tuyên án tử hình, cảnh sát phải rất vất vả mới đưa được Ugah Victor Uchenna xuống xe về trại giam.
Một thẩm phán Tòa Hình sự TAND TP HCM cho biết hiện nay trong các vụ án có bị can, bị cáo người nước ngoài, các cơ quan tố tụng đều sử dụng tiếng Việt trong tất cả bút lục, sau đó yêu cầu phiên dịch viên đọc cho bị can, bị cáo nghe. Tình trạng này dễ dẫn đến chuyện ra tòa, bị cáo phản cung nói rằng trong giai đoạn điều tra, họ nghe phiên dịch không phải như vậy…
Theo Điều 24 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch. Theo Điều 226, nếu bị cáo không biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải đọc lại cho bị cáo nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà bị cáo biết.
Video đang HOT
Như vậy, bị can, bị cáo người nước ngoài có quyền chỉ nói và viết bằng tiếng dân tộc mình. Lúc đó cơ quan tố tụng phải có người phiên dịch. Tuy nhiên, các điều luật trên lại chưa rõ ở chỗ về phía cơ quan tố tụng thì sao, có phải dịch tất cả văn bản tố tụng ra chữ viết tiếng dân tộc của bị cáo hay một ngoại ngữ nào đó để tống đạt cho họ hay không? Ngay cả đối với bản án, luật cũng chỉ quy định người phiên dịch đọc lại cho bị cáo nghe bằng thứ tiếng mà bị cáo biết chứ không nói là dịch ra văn bản để tống đạt.
Theo luật sư Bùi Quang Nghiêm (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM), dù có khó khăn thì cũng cần thiết phải nghiên cứu hướng đến việc ban hành các văn bản tố tụng bằng hai thứ tiếng khi xử lý hình sự người nước ngoài phạm tội. Nếu ngại ngôn ngữ bản xứ của bị can, bị cáo không phổ biến thì có thể quy định dịch văn bản tố tụng ra ngôn ngữ quốc tế thông dụng là tiếng Anh. Điều này phù hợp với xu hướng tố tụng tiến bộ, hạn chế chuyện bị can, bị cáo lợi dụng gây khó dễ cho cơ quan tố tụng.
Tuy nhiên, kiểm sát viên cao cấp Nguyễn Thanh Sơn (Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao) lại cho rằng nguyên tắc xét xử trong tố tụng hình sự là bằng tiếng Việt. Cơ quan tố tụng chỉ cần phiên dịch cho bị can, bị cáo người nước ngoài nghe để hiểu chứ không thể đòi hỏi phải có văn bản tố tụng bằng một ngoại ngữ khác. Bởi lẽ dịch văn bản tố tụng ra tiếng Anh thì cơ quan tố tụng có thể làm được nhưng nếu bị can, bị cáo yêu cầu dịch văn bản sang một ngoại ngữ ít phổ biến, thậm chí không ai biết thì sao? Lúc đó, vụ án sẽ rơi vào bế tắc.
Thẩm phán Vũ Phi Long, Phó chánh Tòa Hình sự TAND TP HCM cho rằng, người nước ngoài vào Việt Nam ít nhiều cũng phải biết tiếng Anh để giao dịch. Nhưng khi đụng chuyện, họ làm như không biết và yêu cầu có phiên dịch tiếng mẹ đẻ. Một số thứ tiếng hiện rất khó tìm người phiên dịch, có trường hợp phải dùng hai phiên dịch viên nối nhau. Chỉ riêng vấn đề phiên dịch tiếng Hoa cũng đã phức tạp bởi nhiều bị cáo không đồng ý phiên dịch viên tiếng phổ thông mà phải phiên dịch tiếng địa phương. Điều này gây khó khăn không ít cho việc xét xử của tòa.
Mặt khác, một số vụ án cần có luật sư chỉ định cho các bị cáo người nước ngoài. Hiện không có quy định hỗ trợ chi phí nhờ phiên dịch để trao đổi với bị cáo cho luật sư. Vì rào cản ngôn ngữ, lại không muốn bỏ tiền túi trả cho người phiên dịch, rất nhiều luật sư đã né chuyện làm việc với bị cáo, dẫn đến chất lượng bào chữa chưa tốt.
Vừa nghe tòa tuyên án tử hình (tức chưa được nghe phiên dịch), bị cáo Nanji David Ete đã ngã quỵ, kêu lên: “Oh my god!”. Còn Ugah Victor Uchenna, khi vừa nghe tòa tuyên án tử (tức cũng chưa được nghe phiên dịch) thì cũng giống đồng hương vội la lớn “Why, why?”. Lúc này, một cảnh sát dẫn giải hỏi Uchenna rằng: “Nghe hiểu tiếng Việt à?”, Uchenna lắc đầu ngay, trả lời rất rành rọt bằng tiếng Việt: “Đâu có”.
Theo VNE
Nữ giảng viên bỏ việc đi cưu mang người vô gia cư
Nghỉ việc ở trường đại học, sang Nhật làm phiên dịch, qua Australia học thiết kế, về nước mở quán dành cho teen rồi làm từ thiện, Nguyễn Hoàng Thảo khiến mọi người khâm phục bởi khả năng 'bay nhảy' và tấm lòng vì người nghèo.
Từ đôi mắt hí, phong cách thời trang lẫn tác phong làm việc của Hoàng Thảo đều toát lên "chất Nhật". Chiếc răng khểnh duyên dáng khiến khuôn mặt cô lúc nào cũng tươi tỉnh. Trẻ hơn so với tuổi, Thảo trò chuyện nhí nhảnh. 27 tuổi, cô gái Hà Nội đã kịp làm dày thêm CV của mình với hàng "núi" trải nghiệm.
Tốt nghiệp ĐH Hà Nội loại giỏi, cô gái sinh năm 1985 là một trong 4 sinh viên của khoa tiếng Nhật được giữ lại làm giảng viên. Thấy công việc không thích hợp với tính cách, Thảo sang Tokyo (Nhật Bản) làm phiên dịch cho một công ty. Một năm sau, cô về Việt Nam mở 2 cửa hàng bánh Nhật chỉ vì... thích nấu ăn. Muốn thoải mái và làm những gì mình, cô lại sang xứ sở chuột túi tham gia khóa học ngắn hạn về thời trang.
Hiện tại, ngoài công việc phiên dịch, cô quản lý ba cửa hàng dành cho teen và nhóm tình nguyện Ấm chuyên đi tặng đồ ăn, chăn, quần áo ấm cho người vô gia cư ở Hà Nội. Có ý tưởng từ lâu nhưng mãi tới năm ngoái, Thảo mới bắt tay thực hiện dự án từ thiện này.
Cô giáo tiếng Nhật xì tin thích giúp đỡ người vô gia cư. Ảnh: NVCC.
Ngồi trong quán, cô nàng nhỏ nhắn cười tít mắt khi được khen trẻ. Thỉnh thoảng, Thảo lại có những điệu bộ rất teen với các nhân viên. Thảo chia sẻ, cô thường xuyên nhìn thấy người vô gia cư ngủ trên vỉa hè trong đêm lạnh. Trong khi những hoàn cảnh khó khăn khác thường được hỗ trợ thì hầu như những người "màn trời chiếu đất" ấy lại hiếm nhận được sự giúp đỡ. Nhiều lúc khoác trên người áo ấm, ngồi trong nhà, cô chợt nghĩ "người vô gia cư sẽ ra sao?". Nhóm tình nguyện Ấm ra đời từ đó.
Thảo bắt đầu kêu gọi bạn bè trên Facebook ủng hộ quần áo không dùng hoặc đồ ăn, tiền để làm từ thiện. Cô còn nhớ như in buổi đầu tiên cùng 3 người bạn rong ruổi các con phố Hà Nội ban đêm để tìm người vô gia cư. Chưa có kinh nghiệm, nhóm Thảo lòng vòng một lúc vẫn chưa tặng được ai suất ăn hay manh áo. Tìm đến gầm cầu và khu chợ, họ bắt đầu tiếp cận được những người đầu tiên.
"Buổi hôm đó đi về, nhóm mình ai cũng khóc, phần vì cảm thấy bất lực khi chưa giúp họ được nhiều và cũng là lần đầu được chứng kiến những mảnh đời bất hạnh. Nhận gói xôi, chiếc bánh mỳ, áo, đôi giày hay chăn ấm, những ông bà già và trẻ nhỏ đều hạnh phúc. Đó chính là ý nghĩa của Ấm", Thảo tâm sự.
Ban đầu, Thảo và các bạn phải tự bỏ tiền ra mua đồ. Thu nhập từ phiên dịch và quán ăn giúp Thảo không quá khó khăn để làm từ thiện. Nhóm Ấm của Thảo hiện thu hút trên 2.000 người tham gia trên Facebook nhưng thành viên chủ chốt và thường xuyên có mặt trong các chuyến đi chỉ có hơn 10 người, gồm học sinh, sinh viên và người đi làm. Để nhóm có quỹ hoạt động, sau khi quyên góp trên mạng, Thảo cùng các bạn chọn ra quần áo mang đi biếu, chiếc nào quá thời trang sẽ đem bán tại các hội chợ đồ cũ để lấy tiền mua sữa, bánh.
Tối thứ 7 hàng tuần, các tình nguyện viên Ấm tập trung tại quán của trưởng nhóm Hoàng Thảo để phân loại đồ, gấp gọn quần áo, chăn, giày và xếp xôi, bánh mỳ, sữa vào túi. Mỗi người một việc, các bạn trẻ chia nhau buộc đồ sau xe máy để sẵn sàng chuyến hành trình đêm đến với "người cùng khổ".
Cậu bé Hiếu hạnh phúc khi nhận được đôi giày, đôi tất và chiếc mũ len của các anh chị nhóm Ấm. Ảnh: NVCC.
Đã hai mùa đông đến với người vô gia cư, nhưng với Thảo, mỗi chuyến đi mang lại cho cô một cảm xúc, kỷ niệm và sự trưởng thành. Những bàn tay thâm tím vì giá rét của người già đưa ra nhận lấy suất ăn, khuôn mặt rạng rỡ của những đứa trẻ khi lần đầu tiên có ai tặng đôi giày, đôi tất mới... cô đều nhớ rõ.
"Thật khó để nói ấn tượng với hoàn cảnh nào hơn cả bởi bất cứ trường hợp nào từng gặp, tôi cũng đều thấy họ khổ. Tiếp xúc với họ, không chỉ tôi mà nhiều thành viên trong nhóm thấy mình thay đổi hơn nhiều, sống nhân văn và biết quan tâm tới người khác", Thảo nói.
Theo cô, điều khiến các thành viên có động lực và gắn bó với những chuyến đi từ thiện này chính là việc nhìn thấy người vô gia cư hạnh phúc. Trong số các tình nguyện viên kỳ cựu và nhiệt tình có Lê Vân Khánh, sinh viên CĐ Sư phạm Trung ương. Biết đến nhóm Ấm qua Facebook, cô giáo mầm non tương lai gắn bó với công việc từ thiện đã gần 2 năm. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Khánh vừa tranh thủ đi làm thêm, vừa tham gia giúp đỡ người nghèo. Nhắc tới những chuyến đi, nữ sinh này nhớ nhất lần gặp bố con cậu bé Hiếu (12 tuổi) hàng ngày đi nhặt giấy vụn bán kiếm sống.
"Nhận đôi giày, đôi tất và chiếc mũ len mới, Hiếu mừng rỡ rồi thử luôn. Mặc chiếc áo anh chị đưa cho, cậu bé thích thú khi được khen là đẹp trai, phong độ. Các thành viên tham gia buổi hôm đó đều không cầm được nước mắt", Khánh chia sẻ.
Nhìn thấy nụ cười của những người vô gia cư, mỗi thành viên trong nhóm tình nguyện đều cảm thấy ấm lòng. Ảnh: NVCC.
Câu chuyện về đôi găng tay đến giờ vẫn được Thảo và Khánh kể lại cho những người mới tham gia nhóm. Đêm đó trời mưa lạnh, Khánh nhường đôi găng tay của mình cho người bạn ngồi cầm lái phía trước. Đi trên đường, trông thấy cô lao công rét run, bàn tay tím ngắt vì lạnh, cậu bạn ấy đã cởi đôi găng tặng lại cho cô.
Tuy nhiên theo Khánh, không phải tất cả những người nghèo khổ đều nhận đồ của nhóm. Một số nhất quyết từ chối không lý do, số khác vui vẻ nhận sau khi được các bạn trẻ giải thích hoạt động của nhóm. Có lần, sau khi các tình nguyện viên lặng lẽ đặt đồ bên cạnh, người đàn ông ấy bất ngờ tỉnh giấc.
"Chú ấy bảo, lần sau hãy nhẹ nhàng đánh thức chú dậy để biết có đồ ăn. Nếu không sáng hôm sau chú thấy hộp xôi lạnh ngắt, không biết của ai cũng chẳng dám ăn mà vứt đi lại phí", Khánh kể.
Lúc nhóm Ấm lên đường mang đồ ăn, chăn, áo đến với người vô gia cư cũng là lúc họ chìm vào giấc ngủ sâu. Bởi vậy, các bạn trẻ thường phải đặt đồ ăn lại cho họ rồi nhẹ nhàng ra đi. Ngồi nghe cô bạn kể chuyện, trưởng nhóm Hoàng Thảo cho biết thêm, khó khăn nhất trong mỗi chuyến đi là trời mưa. Nhiều bạn sinh viên ngoại tỉnh thuê trọ ở ngoài không vào được nhà sau khi kết thúc chuyến đi lúc hơn 3h sáng. Lần ấy, cô bạn đó phải ngồi ngoài trời lạnh đến 5h sáng, chủ nhà mới mở cửa cho vào. Thậm chí, có bạn nhà Hà Nội vẫn phải đứng đợi cổng nhiều giờ chỉ vì quên mang chìa khóa.
Theo Thảo, trước khi lên đường, các thành viên sẽ kiểm tra xe, xăng để đảm bảo không hết xăng giữa đường và mang theo giấy tờ tùy thân. Có lần nhóm gặp cảnh sát cơ động và bị hỏi han vì đứng tụ tập trên vỉa hè quá dông. Sau khi biết nhóm đi giúp người vô gia cư, họ đã để cho đi.
Ngoài những sự cố ngoài ý muốn, mới đây nhất, nhóm còn bị "hớ" khi tưởng nhầm chiếc bàn phủ ni lông là người đang nằm. "Chiếc bàn ấy nằm trong con ngõ tối giống y người đang nằm đắp chăn. Cả nhóm xuống xe xuống tiếp cận và chụp ảnh thì tá hỏa đó là chiếc bàn", Khánh phá lên cười khi nhắc lại kỷ niệm vui.
Nhắc đến "đứa con tinh thần" của mình, trưởng nhóm Hoàng Thảo tiết lộ, sắp tới, Ấm sẽ tổ chức gói bánh chưng và tất niên cho người vô gia cư. Để nhóm tình nguyện hoạt động lâu dài, Thảo ấp ủ nhiều dự án kiếm ra tiền làm từ thiện. Cô tâm sự muốn biến nhóm tình nguyện Ấm trở thành một tổ chức phi chính phủ để các thành viên yên tâm hoạt động. Ngoài ra cô còn nuôi mơ ước mở trường dạy kỹ năng mềm cho các bạn trẻ.
"Ban đầu mình thành lập Ấm để giúp đỡ người vô gia cư và không nghĩ Ấm sẽ giúp chính các thành viên trong nhóm thay đổi cách suy nghĩ, cách sống của mình. Nhiều bạn trẻ mới đầu tham gia cho vui hoặc trước đó rất 'chơi' nhưng sau nhiều chuyến đi, bạn nào thấm được ý nghĩa của việc mình đang làm sẽ trưởng thành và thay đổi", Thảo tâm sự.
Theo VNE
Nhận án tử, bị cáo Tây làm loạn tại tòa TP.HCM Trong 2 ngày xét xử 9 - 10/1 tại TAND TP HCM, bị cáo Ugah Victor Uchenna liên tục tỏ thái độ bất hợp tác khi liên tục phiên dịch khác, kêu mệt, đau đầu. Lực lượng cảnh sát gặp khó khăn với thể hình to lớn của Ugrah. Theo cáo trạng, Ugah Victor Uchenna nhập cảnh vào Việt Nam theo đường du...