Bi hài chuyện thưởng Tết bằng 10 bịch giấy vệ sinh
Đang không biết phải xoay sở thưởng Tết ra sao thì đột nhiên anh D. nhớ đến 30 thùng giấy vệ sinh đang chất đầy một góc phòng – quà tặng của đối tác quảng cáo từ năm ngoái. Một ý nghĩ bỗng lóe lên trong đầu vị giám đốc trẻ: À, năm nay sẽ thưởng Tết anh em bằng giấy vệ sinh!
Tết Dương lịch sắp cận kề còn Tết Nguyên Đán cũng chẳng còn mấy chốc. Trong lúc túng quẫn, không biết lo đâu tiền để thưởng Tết cho nhân viên, anh D. chợt nhìn thấy hàng chục thùng giấy vệ sinh chất đầy một góc phòng, là quà tặng của một đối tác từ năm ngoái. Một ý nghĩ bỗng lóe lên trong đầu vị giám đốc trẻ: À, năm nay sẽ thưởng Tết anh em bằng giấy vệ sinh!
Thưởng Tết bằng giấy vệ sinh!
Anh N. D, Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông T.V (ngõ 259 phố Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng – Hoàng Mai – Hà Nội) thành lập công ty từ năm 2008, thời điểm nền kinh tế vẫn chưa khó khăn.
Những năm đầu, do nhận được nhiều hợp đồng truyền thông quảng cáo, tổ chức sự kiện nên công ty anh D. ăn nên làm ra, chẳng mấy chốc số lượng nhân viên đã tăng từ 10 người lên đến 70 người.
Ngoài mức lương cố định trả cho nhân viên trung bình khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng, mỗi tháng, công ty anh D. luôn có phần thưởng cho nhân viên làm tốt và hết sức chăm lo đến đời sống của anh em.
Giấy vệ sinh mà anh D. định thưởng cho nhân viên (Ảnh Duyên Duyên)
Video đang HOT
“Nhưng từ năm 2011, kinh tế bắt đầu suy thoái, hợp đồng quảng cáo chẳng ký được bao nhiêu nên công ty tôi bắt đầu sa sút dần. Nhất là vào những dịp cuối năm như bây giờ, đáng lẽ là thời điểm hái ra tiền thì nhân viên lại không có việc, ngồi chơi tất thảy. Đến mức như năm ngoái, không đủ trả tiền lương, không có tiền thưởng Tết cho anh em nên tôi phải cắt giảm nhân sự hàng loạt. Buồn lắm nhưng chẳng biết làm thế nào” – anh D. tâm sự.
Năm 2013, tình hình kinh doanh của công ty anh D. cũng không có gì khả quan hơn, lo tiền lương để trả đúng hạn cho nhân viên còn khó, giờ tết nhất đến gần khiến anh D. càng thêm bí bách.
Đang không biết phải xoay sở ra sao thì đột nhiên anh D. nhớ đến 30 thùng giấy vệ sinh đang chất đầy một góc phòng. Đó là quà tặng của một công ty chuyên sản xuất giấy vệ sinh, cũng là đối tác quảng cáo của công ty anh D. từ năm ngoái. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu anh D…
“Đúng là thưởng bằng giấy vệ sinh cũng kỳ, nhưng thực ra giấy vệ sinh thì nhà nhà, người người đều cần đến. Đây cũng là loại giấy tốt, tôi đã tham khảo ngoài thị trường, có giá đến hơn 30.000 đồng/ dây 10 cuộn. Nếu chia đều cho nhân viên ở công ty thì mỗi người sẽ được 10 dây, tương đương với 300.000 đồng. Đây vừa là giải pháp giúp đỡ công ty mà nhân viên cũng vẫn có thưởng. Thôi thì thời buổi khó khăn, thà có một tí cho anh em đỡ tủi còn hơn là không có gì!” – anh D. cho biết…
200 viên gạch cho nhân viên “ăn Tết”
Thưởng Tết bằng giấy vệ sinh tưởng chừng đã “có một không hai”, nhưng kế hoạch thưởng Tết cho nhân viên bằng 1.000 viên gạch men lát nền như tại Công ty vật liệu xây dựng N.D (trụ sở tại đường Lương Ngọc Quyến – TP. Thái Nguyên) cũng độc đáo chẳng kém.
Ông L.T, Giám đốc công ty cho biết, đặc thù công ty là chuyên buôn bán vật liệu xây dựng, nhưng bất động sản năm 2013 điêu đứng, nhu cầu xây, sửa nhà cửa của người dân cũng chẳng là bao, nên giống như phần lớn các công ty khác, các cửa hàng của ông T. đều vắng khách và hàng tồn chất đầy kho.
Ông T. dự tính sẽ thưởng mỗi nhân viên 200 viên gạch men (Ảnh minh họa)
“Đã nửa năm nay tôi chưa nhập hàng mới, còn hàng trong kho hiện nay vẫn đang chất đầy” – ông T cho biết.
Trong số những lô hàng còn tồn lại, nhiều nhất vẫn là hàng gạch men lát nền do năm ngoái ông T. ham rẻ, mua thanh lý từ một công ty phá sản ở Thái Nguyên.
“Mua về rõ nhiều nhưng chẳng bán được bao nhiêu, nên năm nay tôi tính không thưởng Tết cho nhân viên bằng tiền mặt nữa mà cứ quy ra gạch. Mỗi người 200 viên, tương đương với hơn 2 triệu, mang về để dành sau này xây nhà dùng hoặc thích bán, thích tặng cho ai cũng được” – ông T nói.
Theo Duyên Duyên
Một Thế giới
Mở tuyến phố ẩm thực giữa phố cổ Hà Nội
Quận Hoàn Kiếm đang xúc tiến triển khai xây dựng tuyến phố ẩm thực tại khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội, gồm Hàng Buồm - Mã Mây - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện - Đào Duy Từ.
Các tuyến phố ẩm thực sẽ nằm trong không gian đi bộ mở rộng phục vụ khách du lịch và người dân Hà Nội tham quan, trải nghiệm phố cổ Hà Nội, khám phá các giá trị văn hóa, ẩm thực của đất Kinh kỳ xưa.
Một góc phố Mã Mây (Hà Nội).
Để triển khai hiệu quả, công ty CP Đồng Xuân, đơn vị thực hiện đề án đang tích cực vận động các hộ dân kinh doanh các món ăn truyền thống của Hà Nội như: Bún thang, bún ốc, phở, phở cuốn, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây, các loại chè cổ truyền,... đồng thời tổ chức sắp xếp cửa hàng, quầy hàng đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, công ty còn tổ chức lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng của người bán hàng, tránh những trường hợp chèo kéo, chặt chém du khách. Công ty cổ phần Đồng Xuân cũng xây dựng phương án vị trí đặt các điểm chốt, bố trí các điểm giao thông tĩnh, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường...
Qua khảo sát các nhà mặt phố mở cửa hàng kinh doanh trên các tuyến phố Hàng Buồm - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Mã Mây - Tạ Hiện, trong tổng số 159 cửa hàng có 47 cửa hàng kinh doanh ăn uống, chiếm 30%. Trên vỉa hè các tuyến phố này có 50 người bán hàng buổi tối.
Việc hình thành các nhà hàng ăn uống tự phát trên các tuyến phố nói trên với nhiều chủng loại phong phú đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của du khách, nhất là du khách nước ngoài.
Ông Đỗ Xuân Thủy - Tổng Giám đốc công ty CP Đồng Xuân cho biết, đặc trưng của các khu phố này là nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, mang đậm dấu ấn của người Việt, người Hoa. Những món ăn đó thể hiện nét tài hoa tinh tế của người Hà Nội, trở thành thương hiệu nổi tiếng của các khu phố và đã để lại ấn tượng tốt cho bạn bè trong và ngoài nước.
Trước đó, nhiều người cũng lo ngại về việc xây dựng phố ẩm thực tại khu bảo tồn cấp I do thất bại của khu ẩm thực Tống Duy Tân. Tuy nhiên, khu vực Tống Duy Tân không hút khách là do tách biệt với khu vực phố cổ và thiếu những không gian văn hóa truyền thống của Hà Nội. Trong khi, đa phần du khách quốc tế khi đến Hà Nội đều thích thú khám phá nhịp sống sôi động, tấp nập tại khu vực phố cổ.
Theo ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội: "Khu vực không gian đi bộ mở rộng tại khu phố cổ rất cần kết nối với phố ẩm thực Tống Duy Tân hoặc khai thác ẩm thực tại một số tuyến phố có nhiều món ăn nổi tiếng như Hàng Buồm, Tạ Hiện, Đào Duy Từ... để phục vụ du khách có nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi sau khi tham quan, mua sắm tại đây. Việc kết hợp hài hòa giữa không gian đi bộ, mua sắm với ẩm thực là cần, vấn đề tổ chức như thế nào cho đồng bộ, hấp dẫn".
Theo TTXVN
Trung Quốc cấp giấy cư trú phi pháp ở Hoàng Sa của Việt Nam Quốc vừa có thêm một bước đi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi ngang nhiên tổ chức lễ cấp phát giấy chứng minh nhân dân và giấy cư trú đợt đầu cho người dân ở cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa. Theo mạng Nhân dân,...