Bi hài chuyện gái Tây làm dâu Việt
Sáng thì 9h cô dâu Tây mới dậy. Chiều đến cô mua cho cả nhà đồ ăn nhanh. 2h đêm cô mới đi bar về khiến mẹ chồng “sôi máu”.
Tại lớp học Kỹ năng sống – Cung văn hóa Hà Nội, nhiều người ngạc nhiên khi thấy một cô gái tóc vàng tham gia lớp học này. Cô giáo của lớp học chia sẻ: Đây không phải là trường hợp duy nhất của lớp học này. Trước đó có rất nhiều người nước ngoài tham gia lớp học, bởi họ đã gặp phải nhiều chuyện “dở khóc dở cười” khi về làm dâu người Việt.
Jessica hạnh phúc bên người chồng Việt Nam
Hai tháng mới biết cầm đũa
Cô tên là Jessica Abba, sinh năm 1980 tại miền Tây nước Anh. Sau những ngượng ngùng ban đầu, Jessica kể cho tôi nghe về thời gian làm dâu ở Việt Nam.
Jessica quen anh Minh – chồng cô, khi anh sang đất nước của cô học thạc sĩ. Nhà của Jessica cách Luân đôn 500 km nên cô phải ở ký túc xá của trường. Trong một buổi sinh nhật người bạn, 2 người đã làm quen và có tình cảm với nhau.
Khi yêu nhau, anh Minh kể cho Jessica nghe rất nhiều về Việt Nam, và không biết tự khi nào, cô đã ao ước một lần đặt chân đến Việt Nam – Nơi người yêu cô sinh ra và lớn lên. Sau hai năm học thạc sĩ, anh ngỏ ý muốn đưa Jessica về Việt Nam làm dâu. Bất chấp lời khuyên của bố mẹ, cô một mực theo người mình yêu. Sáu tháng sau đó, thì bố mẹ cô đồng ý.
Những ngày đầu về làm dâu tại Việt Nam, do chưa biết tiếng Việt nên Jessica rất lóng ngóng, cô không hiểu sao, nhà anh Minh lại đông người đến thế (nhà anh Minh có 3 thế hệ ở cùng). Jessica bảo, khó nhất là cách xưng hô, cô lẫn lộn hết. Có những người nhỏ tuổi thì cô phải gọi là “anh” thế nhưng những người lớn tuổi hơn lại gọi cô là “bà trẻ”. Nhiều lúc gặp người thân ở các cuộc vui trong gia đình, cô chỉ biết “cười trừ” vì quên mất danh xưng…
Video đang HOT
Chuyện ăn cơm bằng đũa cũng là một thử thách đối với cô dâu trẻ Jessica, phải mất hai tháng cô mới cầm đũa thông thạo và ăn được món ăn Việt. Sau những nỗ lực của cả hai vợ chồng, mẹ cô rất quý anh Minh và thỉnh thoảng có nói chuyện với anh qua skype. Còn về phần gia đình anh, họ cũng coi cô như con ruột.
Cả nhà đảo lộn giờ giấc
Không phải cô dâu nào sang Việt Nam cũng suôn sẻ như Jessica, các giáo viên của Lớp kỹ năng sống còn kể cho tôi nghe về câu chuyện bi hài của nàng dâu tên Megan. Sau 5 năm du học bên trời Tây, ngày ra sân bay đón con, bà Mai mới sửng sốt khi Hùng – con trai bà dẫn theo một cô gái tóc vàng tên Megan và giới thiệu là vợ sắp cưới.
Ngày đầu làm dâu, nàng dâu Tây ngủ đến 12h trưa mới dậy mặc cho chồng và mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa sau tiệc cưới. Bà giục Hùng gọi con dâu dậy thì Hùng bênh vợ: “Mẹ cứ để cô ấy ngủ, con gái nước ngoài thoải mái trong việc giờ giấc lắm, để con dạy bảo cô ấy dần. Chẳng biết Hùng “dạy” vợ thế nào mà từ ngày Maria về làm dâu, nhà cửa lọan hết lên vì giờ giấc của đôi vợ chồng trẻ. Sáng thì 9h cô dâu Tây mới dậy. Chiều đến cô mua cho cả nhà đồ ăn nhanh. Ngày nghỉ hai vợ chồng đi bar đến 2h sáng mới về, khiến cho bà Mai “tím mặt” vì giận…
Sau chuyến du học ở Thụy Sĩ, Duy Quang mang về nước tấm bằng tiến sĩ và cả một cô vợ Tây tên là Sophia. Ngày mới sang Việt Nam, Sophia rất ngạc nhiên khi thấy mọi người cứ gặp nhau là hỏi: “Ăn cơm chưa?” hay “Đang làm gì đấy?”, “Đang đi đâu đấy?”. Cô cứ thắc mắc với chồng là “Sao người ta lại bất lịch sự và tò mò quá đáng như thế”. Khi được Duy Quang giải thích đó chỉ là cách chào hỏi thông thường của người Việt, Sophia lại “bắt chồng” dạy nói thật chuẩn những câu đó.
Sophia rất “tích cực” thực hành những câu chồng dạy, gặp ai cô cũng hỏi “Ăn cơm chưa?”. Thậm chí có lần cùng chồng sang nhà ông bác có việc, lúc ấy đã gần nửa đêm. Ông bác vừa mở cửa, Sophia đã nhanh miệng chào luôn: “Bác ăn cơm chưa?”, ông bác ngơ ngác một lúc rồi phì cười.
Rồi chuyện sinh con cũng khiến Duy Quang và vợ có lần xích mích, anh cho rằng, mình đã “có tuổi”, nên muốn sinh con ngay để ông bà có cháu bồng bế, nhưng nàng “dâu Tây” thì tưng tửng: “Em chưa muốn có con. Em phải phấn đấu vì công việc đã. Làm mẹ bây giờ khiến em không thể thăng tiến trong sự nghiệp”. Thấy vợ nói vậy Quang và bố mẹ lắc đầu ngao ngán.
Mặc dù có rất nhiều khác biệt về tư duy, lối sống, ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán nhưng rất nhiều cô dâu Tây đã sống hoà thuận, hạnh phúc với gia đình chồng. Và Jessica là một trường hợp như thế.
Hiện tại, Jessica đang sống cùng gia đình chồng tại ngõ 35, phố Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Hà Nội. Jessica biết mặc cả như những cô dâu Việt bình thường. Cô thân mật với bà con lối xóm, cư xử khéo léo, dịu dàng nên ai cũng quý. Chưa hết, Jessica còn biết cả phong tục tập quán của người Việt. Đến mồng một, ngày rằm là cô đi chợ mua hoa, quả về cho mẹ chồng thắp hương thờ phụng gia tiên. Ở khu phố, Jessica cũng sôi nổi tham gia sinh hoạt tổ phụ nữ.
Bà Mậu, mẹ chồng Jessica chia sẻ: “Jessica rất ham học hỏi và chân thật. Bác đã chỉ bảo Jessica như con gái trong nhà. Dần dần Jessica cũng thích nghi đuợc với lối sống ở gia đình bác”. Có lần Jessica còn tâm sự với bà: “Con rất thích ở Việt Nam mẹ ạ!”. Năm ngoái, Jessica đã sinh cho bà Mậu một cậu con trai kháu khỉnh, khiến cả nhà lúc nào cũng vui vẻ. Cô chia sẻ: “Ở đâu thì cũng có những bất đồng trong cách ứng xử giữa người này với người khác. Thế nhưng nếu có sự cố gắng mở lòng từ cả hai phía để thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với nhau thì sẽ tạo dựng cuộc sống thực sự hạnh phúc”.
Theo NDT
Cha khóc trên tòa vì con gái đâm thím dâu
Người đàn ông trung niên tóc lấm tấm hoa râu với khuôn mặt đăm chiêu chậm chạp bước vào trụ sở Tòa án nhân dân huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang). Đây là lần thứ hai trong vòng 1 tháng rưỡi ông phải đến tòa để nghe xét xử nhưng không phải vì lỗi lầm của ông mà do tội đứa con gái bị "khùng" gây ra.
Càng đau lòng hơn khi người mà nó đã nhắm tới lại là thím của nó, tức là người vợ em trai thứ Năm của ông. Trong lúc chờ đợi Tòa làm việc, ông ngậm ngùi nhớ lại những việc xảy ra...
20 tuổi, ông cưới vợ, sau đó vợ ông sinh 3 người con, 2 gái, 1 trai. Cuộc sống tuy có phần vất vả nhưng vợ chồng ông cũng phần nào hạnh phúc khi nhìn thấy 3 đứa con ngày một khôn lớn, trưởng thành. Bất hạnh chỉ đổ xuống gia đình ông khi cô con gái thứ hai tên Lê Thị Tố Quyên (SN 1979, ngụ xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) đổ bệnh động kinh vào năm 1999 và trở thành cô gái "điên điên khùng khùng" không còn khả năng lao động, bị người yêu ruồng bỏ khi tuổi còn chưa đầy 20. Thương con, ông đưa Quyên đi chữa trị ở nhiều nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm.
Sáng 18/5/2010, ông phải ra ủy ban xã họp dân bàn xét hộ nghèo. Ở nhà, Quyên dùng dao... đâm người thím dâu thứ năm gây thương tích nặng. Nạn nhân chỉ nói được một câu: "Trời ơi, chết tôi rồi!", sau đó ngất xỉu. Nhờ được đi cấp cứu kịp thời, bà Điệp thoát chết nhưng bị tổn hại 21% sức khỏe.
Theo kết quả giám định pháp y tâm thần thì về y học: Trước, trong và sau khi gây án, đương sự Tố Quyên có bệnh động kinh cơn lớn có biến đổi nhân cách về pháp luật: Đương sự gây án ngoài cơn, vẫn có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi nhưng bị hạn chế do bệnh. Từ cơ sở này, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Quyên về tội "Cố ý gây thương tích". Tuy nhiên, xét thấy Quyên bị bệnh, đang còn phải uống thuốc điều trị hàng ngày nên không bắt tạm giam mà chỉ ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra.
Vậy nếu đương sự gây án khi không ở trong cơn động kinh thì đâu là động cơ thực sự của Quyên khi đâm bà Điệp?. Bà Điệp cho rằng có thể Quyên đã bị ông Tư Minh xúi giục do 2 ngày trước khi xảy ra vụ án, ông Minh hỏi mượn bà 300.000 đồng không được nên nảy sinh lòng thù ghét. Thậm chí, bà Điệp cho rằng lúc đó chính ông Minh đã nói với bà: "Tao kêu nó đâm mày đấy, mày làm gì được tao", tiếc là không có ai làm chứng.
Trong khi đó, Quyên khai cô ta gây án do có sự thù hằn với bà Điệp vì từ hơn 2 năm trước, Quyên đã nghe người khác (không nhớ là ai) nói lại rằng bà Điệp đã đi nói với nhiều người (cũng không xác định được là nói với ai) rằng Quyên đi làm đĩ, cặp kè với nhiều người đàn ông để "kiếm tiền uống cà phê". Vì chuyện này, Quyên thường xuyên chửi bới, hăm dọa bà Điệp: "Bà còn nhiều chuyện là có ngày dao Thái ăn bà đó!". Tuy nhiên, gia đình Quyên xác định đây đều là những điều do cô ta tưởng tượng ra. Thậm chí Quyên còn thường đi rêu rao với người ngoài rằng cô ta "bị mẹ bỏ đói, bỏ khát, không cho ăn uống...".
Trong phiên tòa sơ thẩm lần 1, HĐXX nhận thấy bị cáo Tố Quyên có nhiều biểu hiện tâm thần bất bình thường nên đã tuyên hoãn phiên tòa để yêu cầu Viện giám định pháp y tâm thần trung ương - Phân viện phía Nam giải thích về kết luận giám định của mình để có cơ sở xử lý bị cáo.
Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan giám định pháp y tâm thần khẳng định bị cáo vẫn có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, Tòa tiếp tục mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm lần thứ hai.
Lần này, do Quyên đang điều trị bệnh lại hay bị kích động nên đã làm đơn xin Tòa xử vắng mặt. Trong khi người bị hại và cũng là thím dâu của bị cáo vẫn cương quyết đề nghị Tòa cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian (xử tù giam) để bị cáo không còn đe dọa gia đình bà nữa vì sau khi gây án Quyên vẫn liên tục đe dọa sẽ tiếp tục hành hung các thành viên trong gia đình bà khiến mọi người lo lắng mất ăn mất ngủ.
Còn nếu xác định bị cáo có bệnh (động kinh) thì yêu cầu đưa bị cáo vào các trung tâm điều trị cho hết bệnh. Riêng về phần trách nhiệm dân sự bà Điệp chỉ yêu cầu cha mẹ bị cáo bồi thường tiền thuốc men điều trị và tiền tàu xe đi lại là 12 triệu đồng.
Đáp lại, cha của bị cáo thừa nhận lỗi lầm của con gái mình và đồng ý sẽ bồi thường toàn bộ số tiền còn lại (6 triệu đồng) cho người em dâu nhưng xin Tòa cho bị cáo hưởng tù treo và ở nhà để gia đình ông chăm sóc, quản lý cho hết bệnh. Nói dứt câu, hai hàng nước mắt đã chảy dài trên hai gò má đen rạm nắng của người đàn ông lam lũ, bất hạnh.
Tòa nhận định hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm hại đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, sau khi phạm tội, bị cáo đã thành khẩn khai báo gia đình đã bồi thường khắc phụ một phần hậu quả cho người bị hại khi phạm tội đang bị bệnh hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình...
Vì lẽ đó, Tòa tuyên phạt Tố Quyên 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm, giao cho gia đình và chính quyền địa phương giám sát, giáo dục. Tòa cũng tuyên buộc hai cha con bị cáo phải bồi thường cho người bị hại thêm 6 triệu đồng.
Kết thúc phiên tòa, khuôn mặt của người đàn thương con đã rạng ra một chút. Trong khi đó, người em dâu thì rầu rĩ như đang lo lắng cho những ngày tiếp theo sẽ ra sao nếu Quyên lại lên cơn...
Theo PLVN
Lão ông bị tố hiếp dâm phụ nữ tâm thần Một người mắc bệnh tâm thần bẩm sinh ở xã Diên Phước (Diên Khánh, Khánh Hòa) bị một số "yêu râu xanh" dụ dỗ, hiếp dâm, dẫn đến sinh con 2 lần. Một trong những đối tượng đó đã bị pháp luật trừng trị. Tuy nhiên, một đối tượng khác, đã viết giấy thừa nhận hành vi của mình với gia đình nạn...