Bi hài chuyện đòi tiền khi tình đã hết
Vướng víu với nhau lúc tuổi xế chiều, những tưởng cuộc ống êm đềm sẽ đến với họ. Nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra. Không ít trường hợp sau khi “xù tình”, đôi bên đã không ngại lôi nhau ra tòa chỉ để đòi tiền.
Vụ kiện đòi nợ hy hữu xảy ra ở thị trấn Thứa (Bắc Ninh). Ông Đ. làm thủ tục ly hôn với vợ, “thèm phở” nên thường xuyên qua lại với bà V. Đến năm 2011, ông Đ. cần tiền để mua xe máy và xây nhà nên đã hai lần vay tiền của bà V., tổng cộng 170 triệu đồng.
Trong cả hai lần vay, ông Đ. đều tự tay viết giấy biên nhận, không thỏa thuận lãi suất và hẹn một năm sau sẽ trả cho bà V. Đến hẹn, bà V. đòi nhiều lần nhưng ông Đ. không thực hiện. Hai bên lời qua tiếng lại, mất luôn tình cảm.
Xót của, bà V. làm đơn khởi kiện ra TAND huyện. Căn cứ vào tài liệu do hai bên cung cấp, TAND huyện tuyên buộc ông Đ. phải trả cả gốc và lãi cho bà V. là 180 triệu đồng.
Không đồng tình với bản án vì ông Đ. cho rằng, ông và bà V. có quan hệ như vợ chồng từ năm 2010. Lúc đó, ông dành dụm được 170 triệu đồng và dùng số tiền này mua xe ôtô và xây nhà.
Tuy nhiên, sau đó do vợ chồng ông sống không hạnh phúc, đang chờ làm thủ tục ly hôn. Ông lo sợ khi Tòa án xử ly hôn sẽ coi nhà và xe đó là tài sản chung phải chia cho vợ nên ông và bà V. thống nhất số tiền trên ông sẽ “giả vờ” vay của bà V.
Vì vậy, ông trực tiếp viết giấy vay nợ 2 lần, tổng số tiền 170 triệu đồng nhưng không cầm tiền. Khi viết giấy chỉ có ông và bà V. trong nhà nghỉ nên không có người làm chứng.
Video đang HOT
Do sau đó không ly hôn, ông cho là bà V. ghen tức đã làm đơn khởi kiện. Tại phiên phúc thẩm, ông không xuất trình được căn cứ chứng minh việc ngụy tạo giấy biên nhận vay tiền nên giấy biên nhận do bà V. cung cấp vẫn được Tòa công nhận hợp pháp. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, buộc ông Đ. phải hoàn trả cả gốc và lãi cho bà V.
Ảnh minh họa.
Trường hợp khác, sau một thời gian lăn lưng gây dựng cơ nghiệp, khi năm cửa hàng thuốc tây bắt đầu hoạt động đều đặn thì anh Vân chồng chị Lan, trở tính sa vào chuyện bồ bịch.
Mất một thời gian thuê thám tử “điều tra” chuyện lăng nhăng của chồng, chị Lan mới có trong tay đầy đủ chứng cớ của mối tình “ngoài luồng” này. Sau khi suy đi tính lại, chị Lan quyết định “ phản công” bằng một buổi nói chuyện nghiêm túc với chồng, cùng lá đơn ly hôn đã ký sẵn.
Đàn ông bồ bịch lăng nhăng, nhưng có mấy ai vì thế mà dám bỏ “vợ cái, con cột”, nên sau buổi nói chuyện, anh Vân sẵn sàng từ bỏ người tình để tu chí hồi gia.
Đòi được chồng về, nhưng chị Lan vẫn canh cánh lo về khoản tiền 100 triệu đồng mà chồng mình đã mang cho người tình. Thế là chị Lan quyết định tổ chức một cuộc gặp “ba bên” (chị Lan, chồng và người tình địch) để đòi tiền.
Nghe vậy, anh Vân hoảng hốt trố mắt trước những chứng cứ mà vợ mình trưng ra để đòi lại số tiền 100 triệu đã trót cho gái. Đó là những hóa đơn mua nữ trang, mua điện thoại đắt tiền cùng mấy tờ giấy chuyển tiền vào tài khoản tài ngân hàng của anh Vân cho người tình, mà không biết bằng cách nào chị Lan thu thập được.
Cứ ngỡ thế là đầy đủ chứng cứ, ngờ đâu, đến lượt mình, anh Vân cũng khiến cho bà vợ đi từ ngạc nhiên đến phẫn nộ tột độ, khi đưa ra giấy tờ chứng minh khoản tiền đó là tiền riêng của anh ta. Có được từ các “hạng mục” công việc x,y,z gì đó nằm ngoài thu nhập từ năm cửa hàng thuốc, rồi tiền anh ta thắng chứng khoán. Theo anh Vân, vì là tiền riêng nên tất nhiên anh ta có quyền quyết định chi tiêu nó vào việc gì…
Theo afamily
USD giả nhiều hơn... giấy lộn
Peru, một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển thịnh vượng nhất châu Mỹ La tinh, đang đau đầu với bọn tội phạm in USD giả để phát hành trong nước lẫn nước ngoài, với 17% số tiền giả lưu hành tại Mỹ có nguồn gốc từ đây. Nguyên nhân chính là do luật hình sự của nước này xử lý hết sức nhẹ đối với hoạt động làm tiền giả, khiến nhiều kẻ vẫn sẵn sàng liều để có thể nhanh chóng trở nên giàu có.
Trung tâm phát hành tiền giả của thế giới
Tại thủ đô Lima, trong vòng 2-3 năm trở lại đây, người dân có thói quen đổi tiền nội địa qua đô la Mỹ (USD) ở chợ đen hơn là ngân hàng. Họ thích làm như vậy để hưởng "lời" từ giá chênh lệch. Theo các chuyên gia an ninh thì "sở thích" và thói quen này của người dân chính là nguyên nhân khiến cho tội phạm tiền giả "khởi sắc" tại nước này.
Những tên tội phạm làm tiền giả thường xuyên xuất hiện trên đường phố ngay khi những nhà buôn ngoại tệ sắp về nhà, giả dạng những người bán đô la để đổi tiền giả lấy tiền thật. Filomeno Olivera, một nhà buôn ngoại tệ ở quận San Miguel thuộc Lima, cho biết đối tượng bọn tội phạm tiền giả nhắm đến là những người rao bán xe hơi, máy tính và vật dụng cá nhân trên internet hoặc báo in.
Brian Leary, người phát ngôn cho Mật vụ Mỹ (SS) - Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ Mỹ về sự an toàn của đồng USD trên toàn thế giới, cho biết tờ USD giả đầu tiên do Peru sản xuất được phát hiện tại Mỹ vào năm 2003 và hiện nay khoảng 17% số USD giả lưu hành tại Mỹ có nguồn gốc từ Peru.
Những kẻ lừa đảo ở Peru không chỉ khuấy tung lên các đồng tiền mệnh giá 20 USD, 50 USD và 100 USD. Công nghệ làm tiền giả tại Peru còn "đỉnh cao" hơn rất nhiều so với các loại tiền giả được sản xuất tại Mỹ. Ở Mỹ, bọn làm tiền giả chỉ hoạt động nhỏ lẻ, mang tính thủ công, sử dụng công nghệ kỹ thuật số và sản xuất một lượng giới hạn tiền giả trong mỗi lần. Trong khi bọn làm tiền giả ở Peru làm ăn quy mô hơn nhiều, vẫn tiếp tục sử dụng những kỹ thuật in ấn truyền thống với kỹ thuật offset (công cụ chính) và sản xuất ồ ạt.
Theo tính toán, cứ 10 USD giả được buôn lậu ra khỏi biên giới Peru sẽ mang về 1 USD tiền thật cho kẻ buôn lậu. John Large, Đội phó Đội chống tội phạm chi nhánh ở Miami của SS, tuyên bố tiền giả cũng là một dạng khủng bố kinh tế vô cùng nguy hiểm. Không chỉ công dân và doanh nhân Mỹ bị mất hàng triệu USD vì tiền giả mà các mạng lưới sản xuất và buôn lậu USD giả trên khắp thế giới còn phá hoại ngầm giá trị của đồng tiền Mỹ.
Khó chống vì hình phạt quá nhẹ
Theo Time, một trong những nguyên nhân chính khiến nạn làm tiền giả lan rộng ở Peru là án phạt nơi đây quá nhẹ. Luật quy định rằng những kẻ phạm tội lần đầu có thể bị phạt tù 3 năm song ít khi chúng phải ngồi "bóc lịch". Những kẻ phạm tội nhiều lần có thể bị phạt tù tới 6 năm. Nhưng thường chúng có thể ra tù sau 2 năm thụ án, nhờ một đạo luật cho phép những kẻ phạm tội phi bạo lực được hưởng lợi.
Một nhóm luật sư tại Hiệp hội Luật gia Lima đã bắt tay vào nghiên cứu về lỗ hổng trong hệ thống luật hiện hành để đưa ra các đề xuất sửa luật. Đề xuất này sẽ được đệ trình lên Quốc hội Peru để thay đổi cách thức luật hình sự xử lý những kẻ phạm tội làm tiền giả.
Interpol phối hợp chặt chẽ với chính quyền các quốc gia Nam Mỹ từ năm 2005. Chiến dịch Jupiter V trong những năm qua của Interpol đã bắt giữ 1.700 vụ và tịch thu hơn 507 triệu USD giả. Tổng Thư ký Interpol Ronald K. Noble cho biết, Interpol hợp tác chặt chẽ với 188 quốc gia thành viên cũng như các tổ chức đối tác khác trên toàn thế giới để chống loại tội phạm sản xuất tiền giả cũng như các mặt hàng giả khác trên toàn cầu.
Theo ANTD
Rộ tin đổi 1.000 đồng để lấy 50.000 đồng Từ giữa tháng 5 đến nay, trên địa bàn TP Nha Trang, Diên Khánh (Khánh Hòa) rộ lên tin có người đổi tiền lẻ 1.000 đồng có số seri cuối 70 lấy 20.000 - 50.000 đồng. Tại Khánh Hòa đang rộ tin đổi 1.000 đồng để lấy 50.000 đồng (Ảnh minh họa) Thấy lợi từ việc đổi 1.000 đồng để lấy 20.000 -...