Bi hài chồng xem vợ sinh
Anh K. đòi ly dị vì sau khi chứng kiến vợ sinh, anh cảm thấy hụt hẫng vì “chỗ đó” không còn như xưa, không phải của riêng anh.
Ly dị sau khi xem
Lần đầu tiên được làm bố, anh NTT (Đồng Nai) mừng rơi nước mắt khi được vào cùng vợ “ vượt cạn”. Mỗi lần thấy vợ oằn mình với những cơn gò chuyển dạ rồi thét lên đau đớn, anh đều nắm tay an ủi vợ.
Sau tiếng thét của vợ là tiếng “oe oe” của đứa con trai đầu lòng. Vừa thương vợ, vừa mừng con, anh chỉ biết loay hoay đi xung quanh bàn sinh với niềm vui ngất trời. Đến nay, thằng con đã 4 tuổi nhưng anh vẫn nhớ như in cảm giác hạnh phúc ngày ấy.
Video đang HOT
Cũng trong tâm trạng háo hức chờ đón con ra đời nhưng sau 5 năm, anh HAK (TP.HCM) đòi ly dị. Sau khi chứng kiến vợ sinh, anh cảm thấy hụt hẫng vì “chỗ đó” không còn của riêng anh. Mặc dù bác sĩ khuyên can, gia đình vun đắp nhưng sự ám ảnh về phòng mổ, về vợ vẫn không phai mờ nên anh đã… đưa đơn xin ly dị!
Cân nhắc chọn người thân hỗ trợ
BS Ngô Thị Yên (Trưởng phòng Khám thai BV Từ Dũ), cho biết sinh nở là việc khó khăn vào hạng nhất trong đời người phụ nữ nên họ cần có người thân bên cạnh. Giai đoạn này người phụ nữ rất cần sự hỗ trợ về mặt tâm lý, chia sẻ không những từ nhân viên y tế mà quan trọng hơn là người thân trong gia đình.
Đa số đàn ông cho rằng có mặt bên vợ trong giờ phút vợ chuẩn bị sinh và cùng chào đón đứa con ra đời là khoảnh khắc hết sức thiêng liêng và hạnh phúc. Hầu hết phụ nữ cũng cảm thấy được chia sẻ, an tâm và tăng thêm sức mạnh để rặn sanh tốt hơn khi có chồng bên cạnh.
Tuy nhiên, người phụ nữ cũng phải cân nhắc là mình có nhu cầu cần người thân ở bên cạnh lúc sinh hay không. Tùy từng trường hợp cụ thể, gia đình nên bàn bạc trước để “tuyển chọn” ai sẽ vào hỗ trợ.
Người này sẽ có một nhiệm vụ duy nhất và rất khả thi là hỗ trợ tinh thần tối đa cho người phụ nữ nhằm giúp sức với nhân viên y tế để cuộc sinh diễn ra tốt nhất.
Người cùng vào phòng sinh không nhất thiết phải là người chồng. Mẹ ruột, mẹ chồng, chị em gái, cô, dì… cũng là những ứng cử viên tốt. Người hỗ trợ cần tìm hiểu trước về một cuộc sinh bình thường để khỏi bỡ ngỡ đến mức suýt ngất xỉu.
Về phương diện tâm lý, nếu người chồng cảm thấy mất mát sau khi tận mắt chứng kiến cảnh vợ sinh với sự giúp sức của nhiều người khác thì nên nhớ rằng sinh nở là quy luật tự nhiên. Người phụ nữ chẳng có lỗi gì khi phải “lộ hàng” lúc sinh và quan trọng hơn là việc này không ảnh hưởng tiêu cực đến tình yêu của vợ dành cho chồng.
Theo các bác sĩ, khi có sự chuẩn bị tốt, việc cho phép người thân ở bên cạnh lúc sinh sẽ giúp người phụ nữ không còn cảm giác “mồ côi một mình” và cuộc sanh sẽ có kết quả tối ưu. Dù sao sự có mặt của người chồng khi vợ vượt cạn trong nhiều trường hợp cũng mang lại hiệu quả không ngờ nhằm duy trì tình cảm vợ chồng, nhắc nhở người chồng về việc kế hoạch hóa gia đình, ngừa thai và có trách nhiệm hơn với con cái.
Theo alo
Lo lắng thầm kín trước giờ "vượt cạn"
Bạn đã rất sẵn sàng đón nhận thời khắc thiêng liêng đón bé chào đời, duy chỉ có vài điều thầm kín mà bạn vẫn lấn cấn về cuộc "vượt cạn" của mình.
Chỉ trong một tuần nữa, bạn sẽ được ôm thiên thần nhỏ đáng yêu của mình vào lòng. Bạn đã rất sẵn sàng đón nhận thời khắc thiêng liêng này, duy chỉ có vài điều thầm kín mà bạn vẫn lấn cấn về cuộc "vượt cạn" của mình. Đôi khi chúng thật khó mà nói ra...
Chuyện gì xảy ra nếu tôi muốn đi vệ sinh trong lúc đang sinh nở?
Các bà mẹ lần đầu mang thai có thể không biết rằng việc thụt tháo hậu môn trước lúc sinh là một thủ thuật bình thường để giữ vệ sinh cho quá trình sinh, chống nhiễm trùng cho cả mẹ và bé đồng thời cũng có tác dụng thúc đẩy cơn co tử cung có lợi cho quá trình sinh nở của mẹ. Thủ thuật này ngày nay không còn bắt buộc và phổ biến lắm, chủ yếu chỉ để làm sạch đường bài tiết cho thai phụ vốn bị bón lâu ngày do tác động của thai kỳ. Ruột của bạn sẽ tự làm rỗng mà không cần phải can thiệp trong quá trình sinh nở. Đôi khi, một lượng nhỏ phân sẽ được thải ra trong quá trình sinh, điều đó là hoàn toàn bình thường và bạn không có gì phải lo lắng về nó cả.
Một số sản phụ còn buồn tiểu và đi tiểu liên tục trước khi sinh, các bác sĩ cũng khuyến khích bạn nên làm điều này vì bàng quang đầy có thể làm kéo dài thời gian bé tuột xuống đường sinh. Dù vậy, bạn có thể khó cảm nhận mình buồn tiểu khi các cơn co tử cung xảy ra liên tục - đặc biệt là nếu bạn được gây tê ngoài màng cứng, hoặc nếu bạn không muốn di chuyển vì sợ cơn co trở nên tệ hơn, bệnh viện hoặc cơ sở y tế có thể cung cấp cho bạn bình tiểu tại giường hoặc ống thông đường tiểu. Lời khuyên của chúng tôi là hãy cố gắng làm vệ sinh cá nhân và đi tiểu trước khi vào viện để sinh con.
Tôi sẽ phải cạo sạch lông mu trước khi đi sinh?
Không nhất thiết. Việc cạo sạch lông mu trước đây cũng là một thủ thuật thông dụng để chuẩn bị cho việc siinh nở được sạch sẽ. Nhưng ngày nay, lông mu được cho là không gây ảnh hưởng xấu và cũng không phải là nguyên nhân gây nhiễm trùng sau sinh đáng kể, nên nếu bạn không thoải mái với việc này thì tin vui là nó cũng không cần thiết cho lắm.
Sắp đến ngày sinh nhưng bạn vẫn còn những lấn cấn nho nhỏ và khó nói? (Ảnh minh họa).
Tôi sẽ phải "trần trụi" trước mặt bao nhiêu người lạ?
Trong giai đoạn chuyển dạ, nữ hộ sinh sẽ liên tục thăm khám "cửa mình" của bạn để kiểm tra xem nó đã sẵn sàng cho giai đoạn sinh nở hay chưa. Trong lúc sinh nở, bạn sẽ được "đỡ đẻ" bởi một kíp y bác sĩ sản khoa gồm ít nhất là 3 người (bác sĩ và nữ hộ sinh). Tại phòng sinh của bạn còn có mặt các nữ hộ sinh thuộc kíp chăm sóc trẻ sơ sinh (hoặc cả bác sĩ nhi sơ sinh). Ngoài ra, trong một số ca sinh còn có thể có nhóm bác sĩ và nữ hộ sinh thực tập từ các trường đại học y khoa, và họ có thể sẽ hỏi han cũng như thảo luận khá nhiều trong lúc bạn đang sinh con.
Nhưng đừng lo ngại gì cả! Tất cả những người có mặt tại phòng sinh của bạn lúc bạn "trần trụi" đều đang và sẽ là những chuyên gia trong lĩnh vực này, họ tiếp xúc hàng ngày với những ca sinh nở tương tự như bạn và tất cả những gì họ làm là giúp cho bạn sinh con suôn sẻ và an toàn. Sẽ chẳng có gì là nhận xét hay bình phẩm cá nhân ở đây cả, họ tập trung hoàn toàn cho sản phụ và em bé, vậy bạn cũng hãy dẹp sự thẹn thùng của mình đi và tập trung cho việc sinh nở nhé!
Liệu tôi có quá ồn ào khi sinh con không?
Sinh nở là một hành động sinh học đòi hỏi sự cố gắng. Cũng giống như khi bạn làm việc nhà hoặc tập thể dục, bạn có thể tạo ra những âm thanh từ rên rỉ, gằn rít cho đến gào thét trong lúc sinh nở. Điều này là hoàn toàn bình thường, và cũng không phải lo điều đó ảnh hưởng gì đến các y bác sĩ tham gia đỡ đẻ cho bạn.
Liệu việc sinh nở có làm đau con tôi không?
Mặc dù quãng đường từ trong tử cung của mẹ ra thế giới bên ngoài không xa nhưng đó thực sự là một thử thách đối với bé. Trong suốt giai đoạn chuyển dạ và sinh nở, bé bị ép chặt để lọt qua ống âm đạo hẹp. Bé cũng còn phải vượt qua một cửa hẹp như nút cổ chai ở khung chậu của người mẹ. Ở cuối quá trình sinh nở, nhịp tim của bé có thể giảm từng hồi do sự căng thẳng mệt mỏi của cuộc hành trình kỳ diệu, tuy nhiên đây là điều đã được dự đoán và không có gì trầm trọng cả.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đàn ông nào khó có con trai? "Đàn ông có khả năng sinh con trai nhiều hơn nếu bản thân họ có nhiều anh em trai, và ngược lại sẽ đẻ nhiều "công chúa" nếu họ có toàn chị em gái." Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle (Anh). Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra quy luật này khi tìm hiểu...