Bi hài ai có đi đường Hà Nội mới hay
Việc triển khai cấp giấy đi đường của Hà Nội đang gặp lúng túng, bị động khiến không ít doanh nghiệp dở khóc, dở cười vì hết ngày 7-9 buộc phải có giấy đi đường.
Hướng dẫn làm giấy đi đường cho các doanh nghiệp dài 4 trang, nhiều chủ doanh nghiệp nói “đọc mãi không hiểu” – Ảnh: PHẠM TUẤN
Công ty thực phẩm N.V (Hà Đông, Hà Nội), chuyên cung cấp thực phẩm cho bếp ăn ở Khu công nghiệp Hà Nội, cho hay sau khi nhận thông tin từ cảnh sát khu vực email đến các doanh nghiệp yêu cầu gửi hồ sơ, ngay trong ngày 5-9 công ty đã hoàn tất tới 6 loại thủ tục giấy tờ gồm kế hoạch và bản cam kết phòng chống dịch COVID-19, danh sách cán bộ nhân viên có lịch phân công nhiệm vụ, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng các biểu mẫu đi kèm…
Công an phường hay TP cấp giấy đi đường?
Tuy vậy, sau hơn 24 giờ gửi hồ sơ tới cơ quan công an phường, doanh nghiệp lại nhận được thông báo là mail tiếp nhận hồ sơ trước đó đã quá tải và bị khóa, không thể truy cập nên đề nghị doanh nghiệp gửi lại hồ sơ.
Quá sốt ruột, anh T. lại tìm hiểu các thông tin trên mạng thì được biết doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thiết yếu cũng thuộc thẩm quyền do Sở Công thương Hà Nội cấp giấy đi đường với hồ sơ đơn giản hơn. Thực tế này khiến anh băn khoăn vì không biết cơ quan nào có thẩm quyền chính thức cấp giấy.
Tương tự, anh N.V.H., giám đốc Công ty dược phẩm M.D, cho hay cũng đang “rối như tơ vò” khi nghe thông tin UBND TP Hà Nội cấp giấy đi đường nhưng quy trình thay đổi liên tục. Doanh nghiệp này có nhà máy sản xuất thuốc, là nhóm ngành sản xuất thiết yếu, lại nằm ở vùng xanh, nhưng hầu hết ban lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và nhiều nhân viên lại sinh sống ở vùng đỏ. Do vậy, ông N.V.H. băn khoăn nếu hằng ngày đi làm từ vùng đỏ sang vùng xanh thì Công an phường hay Công an TP sẽ cấp giấy đi đường?
“Cơn ác mộng” giấy đi đường
Với ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ, nỗi lo giấy đi đường như một “cơn ác mộng” khi có thể khiến doanh nghiệp mất đi doanh thu có được từ những đơn hàng vốn đã ít ỏi trong đại dịch. Ông T.Đ.T., giám đốc Công ty cơ khí C.K, cho biết do nhà máy nằm ở vùng xanh nhưng có tới 50% cán bộ nhân viên sinh sống ở vùng đỏ, nên ngay khi có thông tin phân vùng của Hà Nội, đã vội “sơ tán” cán bộ nhân viên đến gần nhà máy và thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” được phê duyệt trước đó.
“Chúng tôi phải sơ tán nhân viên gấp bởi trong 6 nhóm đối tượng thì không thấy nêu cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp sản xuất, ngành công nghiệp phụ trợ mà chỉ cho nhóm “thiết yếu”. Vì vậy, dù phải tăng thêm chi phí thuê nhà trọ, nuôi cơm công nhân 3 bữa/ngày, các chi phí khác, doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận để đảm bảo duy trì sản xuất.
Video đang HOT
Nhưng lo lắng lớn nhất lúc này là với đội ngũ vận chuyển giao nhận hàng, phải đi lại hằng ngày, không rõ có được cấp giấy hay không. Nếu dừng lưu thông ngày nào là thiệt hại ngày đó, khi lợi nhuận vốn đã ít ỏi” – ông T. nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Quang Long, phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, cho hay do thành phố là địa bàn rộng, có mật độ giao lưu, đi lại giữa các vùng lớn, nên việc áp dụng cấp giấy đi đường sẽ gặp không ít khó khăn.
Hiện nay, ban quản lý đã tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp nhưng qua theo dõi, nắm bắt thông tin và tình hình từ cơ quan công an, vẫn chưa có giải pháp khả thi nhất để triển khai cấp giấy đi đường.
Cũng bởi không chỉ người lao động mà còn các chuyên gia nước ngoài, cán bộ quản lý… nên ông Long cho rằng việc cấp giấy đi đường cần áp dụng linh hoạt, phù hợp khi doanh nghiệp không thể thực hiện hoàn toàn “3 tại chỗ” cho 100% người lao động.
“Chúng tôi cũng nhận được nhiều cuộc điện thoại từ các doanh nghiệp, nhưng cũng đang chờ công an giải quyết mà chưa có kết quả.
Với tinh thần quan tâm tháo gỡ, vướng đến đâu gỡ đến đó, nên cũng phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, điều chỉnh bởi việc đáp ứng hết tất cả các nhu cầu là rất khó” – ông Long nói.
Lãnh đạo Phòng cảnh sát giao thông Công an Hà Nội cho biết trong một thời gian ngắn từ chiều 5-9 đến sáng 6-9, đơn vị đã cấp được hơn 20.000 giấy đi đường mẫu mới cho nhóm các tổ chức, doanh nghiệp công ích thiết yếu, chủ yếu là của Sở Công thương, nhóm giao thông vận tải, nhóm hoạt động công ích và vận chuyển hàng thiết yếu. (D.TRỌNG)
Nhiều người Hà Nội chờ xin giấy đi đường đến tối
Lúc 20h ngày 6/9, tại Công an phường Mễ Trì (Nam Từ Liêm), nhiều người dân vẫn ngồi chờ làm thủ tục để xin cấp giấy đi đường
Tối 6/9, chị Phạm Thị Yến (dược sĩ tại một phòng khám Hàn Quốc tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) dắt theo con nhỏ hớt hải tới trụ sở Công an phường Mễ Trì nộp hồ sơ xin cấp giấy đi đường theo mẫu mới.
Trước đó, chị Yến liên hệ tới Công an phường Mễ Trì hỏi thủ tục nhưng chưa được với lý do phòng khám nơi chị làm việc chưa xác định thuộc nhóm 3 hay nhóm 6.
Hôm nay, do quá sốt ruột, chị Yến gửi mail và gọi điện vào đường dây nóng nhưng máy liên tục báo bận. Tới 17 h chiều 6/9, chị Yến nhận được thông báo của cơ quan chức năng rằng phòng khám thuộc nhóm 6 (Người làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ hoạt động công vụ hoặc công ích thiết yếu), và yêu cầu chị chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để tới làm hồ sơ cấp giấy đi đường.
Sợ để sang ngày 7/9 sẽ không kịp có giấy mới cho gần 20 nhân viên trong phòng khám đi làm, nên chị cố gắng làm đủ hết các thủ tục chỉ trong thời gian ngắn và chạy ra phường nộp.
Tối 6/9, nhiều người ngồi đợi tại trụ sở Công an phường Mễ Trì để làm thủ tục cấp giấy đi đường theo mẫu mới. Ảnh: Phạm Chiểu.
"Tôi không có nhiều thời gian để chuẩn bị, công an yêu cầu thế nào thì mình chuẩn bị như thế thôi. Nhưng tôi thấy quy trình đang tương đối rối loạn, chỉ sợ không kịp có giấy cho mọi người đi làm", chị Yến chia sẻ.
Chị Nguyễn Thu Hường (nhân viên một công ty hóa chất trụ sở trên đường Phạm Hùng) trong ngày 6/9 phải đi lại hai lần mới nộp được hồ sơ. Trong buổi trưa, khi ra tới trụ sở Công an phường Mễ Trì, vì quá đông người và chưa chuẩn bị đủ hồ sơ, chị Hường buộc phải quay về công ty lo nốt thủ tục. Công ty nơi chị Hường làm việc không thuộc nhóm ưu tiên, tuy vậy, do cung cấp hóa chất cho các khu công nghiệp tại Hà Nội nên chị vẫn tới để xin làm giấy cho một số nhân viên.
Lúc rời trụ sở, dù đã nộp hồ sơ, chị Hường vẫn chưa thể chắc chắn rằng công ty có được duyệt cấp giấy đi đường hay không. "Tôi tới nộp hồ sơ và nhận lại một tờ giấy ghi địa chỉ mail, số điện thoại và tên công ty", chị Hường chia sẻ.
Cũng như chị Hường, chị Phạm Thị Thu Hà (nhân viên một công ty chuyên lắp đặt thang máy trụ sở tại Miếu Đầm), tới nộp hồ sơ để xin giấy đi đường cho 10 nhân viên. Buổi trưa, chị Hà đã đến làm thủ tục nhưng thấy quá đông nên đành quay về, chiều tối chị quay lại để nộp.
Chị Phạm Thị Yến (dược sĩ tại một phòng khám Hàn Quốc tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) đến xin giấy đi đường cho nhân viên phòng khám. Ảnh: Phạm Chiểu.
Chị Hà cho biết, trước đó chị đã nhận được hướng dẫn từ công an khu vực, hồ sơ gồm có giấy đăng ký kinh doanh, hộ khẩu và chứng minh thư của giám đốc, danh sách nhân viên và hợp đồng lao động, chứng minh thư của mỗi người, văn bản đề nghị cấp giấy đi đường cùng kế hoạch phòng, chống dịch. "Tôi xin cấp cho 10 người, nhưng duyệt được bao nhiêu thì chưa rõ", chị Hà nói.
Lúc 20h ngày 6/9, tại sân trụ sở Công an phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, vẫn còn khoảng 10 người ngồi chờ làm các thủ tục xin cấp giấy đi đường. Đây cũng là những người cuối cùng được Công an phường Mễ Trì cấp số thứ tự để vào nộp hồ sơ trong ngày.
Bên trong phòng nhận thủ tục , Công an phường bố trí ba cán bộ, làm việc liên tục. Trung tá Nguyễn Quang Chung, Trưởng Công an phường Mễ Trì, cho biết số lượng người tới trụ sở để xin cấp giấy đi đường theo mẫu mới rất đông, buộc các cán bộ "làm ngày làm đêm mới kịp tiến độ".
"Trên địa bàn phường có khoảng 400 doanh nghiệp, trong khi thời gian chỉ có hai ngày để giải quyết các hồ sơ", ông Chung nói.
Cũng theo Trưởng Công an phường Mễ Trì, hiện phần mềm làm thủ tục cấp giấy đi đường vẫn "thi thoảng gặp lỗi". Bên cạnh đó, một số người dân, doanh nghiệp không làm theo đúng hướng dẫn của công an.
"Chúng tôi gửi cho người dân biểu mẫu song bị chỉnh sửa không đúng, hoặc chỉ cần một lỗi nào đó là email gửi về hệ thống sẽ không nhận, dẫn tới việc có thể 40 email được gửi đi, song chỉ 5 trường hợp chuyển đúng mẫu và hệ thống nhận", ông Chung giải thích.
Ông nói hiện quá trình giải quyết mất nhiều thời gian nhất nằm ở khâu nhập dữ liệu vào máy, kiểm tra email và gọi điện kiểm tra thông tin. Những doanh nghiệp thuộc nhóm thiết yếu sẽ có tỉ lệ duyệt cấp giấy cao hơn.
"Trong quá trình làm việc, chúng tôi nhận thấy thời gian vừa qua lượng người ra đường quá đông, nhưng sau đợt này sẽ có thể giảm đi một nửa", ông Chung nhận định.
Nữ công an phường Mễ Trì hướng dẫn người đến làm thủ tục cấp giấy đi đường. Ảnh: Phạm Chiểu.
Đến cuối giờ chiều 6/9, vẫn chưa có thống kê số giấy đi đường do công an các xã, phường, thị trấn cấp. Trong khi đó, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã cấp trên 80.000 giấy đi đường có mã QR cho nhóm vận chuyển hàng thiết yếu, hoạt động công ích.
Từ ngày 6/9, thành phố áp dụng giấy đi đường theo mẫu mới (có mã nhận diện QR). Người làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ hoạt động công vụ hoặc công ích thiết yếu sẽ do Công an xã, phường, thị trấn cấp giấy.
Đây là lần thứ 4 trong vòng 45 ngày kể từ khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thành phố Hà Nội thay đổi phương thức cấp, đổi giấy đi đường.
Trước đó, hồi đầu tháng 8 cũng diễn ra cảnh người dân xếp hàng trong đêm tại một số trụ sở UBND phường để xin thủ tục xác nhận giấy đi đường, khi thành phố yêu cầu người đi đường phải có lịch trực, lịch làm việc. Tuy nhiên chỉ một ngày sau, Hà Nội đã có văn bản điều chỉnh, bỏ yêu cầu trên, thay vào đó người đi đường chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu) kèm theo giấy đi đường do đơn vị cấp theo mẫu thành phố.
Giấu bé trai trong cốp, chở từ Hà Nội về Thái Bình để cháu kịp đi học Được cấp giấy đi đường, nam tài xế đã thỏa thuận với một người phụ nữ chở con trai 12 tuổi của chị này từ Hà Nội về Thái Bình với giá 3 triệu đồng để cháu kịp đi học. Sự việc được Chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 số 21 (Chốt 21, đặt tại cầu Quán Gánh, huyện Thường Tín, Hà Nội)...