Bị giáo viên Tây chê trình tiếng Anh kém, rich kid RMIT đáp trả: Mất đến 50 triệu đi học thêm, “kiến thức của anh ấy rất non”
Drama ngôn ngữ giữa 2 người tự nhận có trình tiếng Anh tốt đang gây xôn xao MXH.
Câu chuyện cách phát âm, phương pháp đọc… tiếng Anh luôn gây tranh cãi với cộng đồng học ngôn ngữ. Bên thì cho cần chuẩn chỉnh 100%. Một bên thì lại cho rằng không cần đúng âm điệu quá mức, chỉ cần người bản xứ và người học ngôn ngữ hiểu là được.
Như mới đây, lại thêm một màn cãi nhau xoay quanh chuyện học ngôn ngữ đã gây tranh cãi trên MXH.
Giáo viên Tây bóc phốt trình tiếng Anh của rich kid RMIT
Cụ thể, Tiến Đức ( sinh viên trường RMIT) thường xuyên chia sẻ những video kinh nghiệm học tiếng Anh trên trang cá nhân.
Trong một lần, anh chàng có tâm sự về Micro Listening (PV: Tạm dịch là nghe được những từ nói nhỏ xíu . Khi nghe người bản ngữ nói, bạn có thể gặp hiện tượng Nối Âm khiến bạn không hiểu được gì. Nghe nhiều video Micro Listening sẽ giúp bạn cải thiện kĩ năng nghe này).
Cùng với đó, Tiến Đức cũng ví dụ minh họa bằng một video giới thiệu tốc độ nói chuyện của người bản xứ.
Sau đó, nam giáo viên người Mỹ tên là Luân Vũ (đang giảng dạy tại TP.HCM) đã lên tiếng đáp trả. Thầy giáo này cho rằng nam sinh kia nói không chuẩn xác, đồng thời cũng “đá xéo”: “Đừng bao giờ cho rằng mình đọc như người bản ngữ, trong khi bản thân không phải người bản ngữ . Các bạn nên đọc các bài Micro Listening từ những người nước ngoài đọc, hoặc người có trình độ đọc” .
Luân Vũ từng tham gia chương trình Người Ấy Là Ai. Hiện tại đang là giáo viên tiếng Anh tại 1 trung tâm ở TP.HCM
Nam sinh Tiến Đức – hot TikToker là sinh viên trường RMIT
Rich kid RMIT lên tiếng thế nào?
Khi bị nam giáo viên nước ngoài công khai chê khả năng tiếng Anh, nam sinh Tiến Đức đã đáp trả bằng 3 video chia sẻ trên trang cá nhân.
Đầu tiên, 10x cho rằng mặc dù người bóc phốt mình là người nước ngoài nhưng kiến thức của người này còn “non”: “Anh ấy ở nước ngoài, nhưng kiến thức của anh rất non. Có bao giờ anh thử nghiên cứu Micro Listening là gì chưa, em dám khẳng định điều đó”.
Tiếp theo, anh chàng cũng lí giải rằng video của mình không hướng đến việc chuẩn chỉnh ngôn ngữ 100%. Mà Tiến Đức muốn cho mọi người thấy được TỐC ĐỘ đọc của người bản xứ – điều mà nhiều dân học tiếng thường bị lãng quên.
Nam sinh RMIT lên tiếng khi bị chê khả năng tiếng Anh
Tiến Đức cho biết: “Nếu mà mọi người để ý nếu video nào mà mình nói về Micro Listening thì mình luôn lồng vào 2 chữ tốc độ. Nhiều người chỉ nghe đến việc đọc như người bản xứ mà quên mất đi 2 từ tốc độ. Mình thừa hiểu mình là người Việt và hiểu rằng giọng mình không thể nào chuẩn như người bản xứ được. Cái mà Micro Listening truyền tải đến mọi người đó chính là tốc độ đọc”.
Đồng thời, anh chàng cũng tâm sự bản thân tốn đến 50 triệu cho khóa học liên quan đến Micro Listening ở trường RMIT. Vậy nên Tiến Đức chỉ đơn giản muốn lan tỏa kiến thức này chứ không hề có ý định lợi dụng hay trục lợi gì về việc chia sẻ trên trang cá nhân.
Hiện tại, video của cả hai vẫn đang nhận được nhiều lượt xem trên mạng xã hội và dự đoán sẽ còn nhận được nhiều lượt view nữa.
Nguồn: Tiến Đức, L Vân Trang uân Vũ Offical
Ms Hoa TOEIC - Chủ tịch trường Anh ngữ nổi tiếng Hà Nội tiết lộ nỗi lo về 2 cô con gái "truyền nhân" được phát triển hai hệ ngôn ngữ song song từ khi chưa vào lớp 1
Ms Hoa Toeic là cái tên quen thuộc với nhiều người học tiếng Anh, đồng thời còn là mẹ của 2 cô con gái rất giỏi tiếng Anh từ khi chưa vào lớp 1.
Mỗi người trong cuộc sống này đều có lựa chọn một con đường nghề nghiệp cho riêng mình. Có người vẫn đi độc đạo ngay từ lúc bắt đầu nhưng cuộc đời cũng chứng kiến vô số cá nhân rẽ hướng bất ngờ mà lại dẫn lối đến thành công. Ms Hoa TOEIC là một trong nhiều người đại diện cho vế thứ hai khi là cựu sinh viên Ngoại thương ngành Kinh tế đối ngoại nhưng cô lại gây tiếng vang với nghề giáo.
Khởi điểm là một giáo viên tiếng Anh "tay ngang", trải qua quá trình phát triển, giờ đây Ms Hoa TOEIC là founder - Chủ tịch hội đồng quản trị của một trong những hệ thống đào tạo Anh ngữ và kỹ năng lớn nhất Việt Nam với 6 thương hiệu và hơn 50 cơ sở trải khắp đất nước. Cuộc sống thành công rực rỡ của cô khiến nhiều người ngưỡng mộ.
BƯỚC RẼ NGANG QUAN TRỌNG NHẤT CUỘC ĐỜI
Chào Ms Hoa, hành trình để có một đế chế Anh ngữ như bây giờ của chị đã trải qua những dấu ấn nào?
Mình từng đi tình nguyện dạy tiếng Anh từ những ngày còn là sinh viên. Quá trình dạy các em bé ở trại trẻ mồ côi, nhìn thấy nụ cười của các em khi được tiếp xúc với ngôn ngữ, kiến thức và nền văn hóa mới mình nhận ra làm giáo dục, đặc biệt là giảng dạy tiếng Anh thực sự là công việc ý nghĩa, đem lại niềm vui cho mình. Mình quyết tâm theo đuổi đam mê khi ra trường chỉ có hai bàn tay trắng, luôn cố gắng đi dạy nhiều hơn, làm việc nhiều hơn để mang lại những giá trị hữu ích cho mọi người.
Năm 2012, mình thành lập trung tâm Ms Hoa TOEIC và ngay cùng năm ấy, khi thấy nhiều người mong muốn được tiếp cận với ngôn ngữ này nhưng không có điều kiện đi học, mình quyết định lập website chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm học tiếng Anh của bản thân. Ngày đi dạy, đêm về soạn bài đưa lên website và tranh thủ viết blog về những câu chuyện truyền cảm hứng học cho mọi người. Vất vả nhưng đó thực sự là những tháng ngày đẹp nhất của tuổi trẻ. Mình được sống hết mình, làm việc hết sức, nhiệt thành theo đuổi đam mê.
Là một trong những nguồn đầu tiên tại Việt Nam chia sẻ miễn phí kiến thức, bài học tiếng Anh nên lượng người đọc website của mình cũng tăng lên từng ngày. Mọi thứ sau đó đến như một cơ duyên, học viên tìm đến mình học nhiều hơn, các lớp học, khóa học cũng theo đó mà được mở rộng. Sự yêu quý và tin tưởng đồng hành của các bạn là nguồn động lực thúc đẩy mình nỗ lực hơn nữa trong công tác giảng dạy.
Những học viên không ngại xa xôi, đạp xe 20km đi học đều đặn với hy vọng chinh phục được 900 điểm TOEIC; có người đi xe máy hai tiếng từ Hải Phòng lên Hà Nội học rồi lại chạy về giữa đêm và những bác tuổi đã rất cao nhưng vẫn tới lớp học tiếng... trở thành động lực thúc đẩy mình tiếp tục cố gắng hơn nữa trên hành trình truyền đạt giá trị tri thức đến mọi người.
Từ một cô sinh viên đi dạy, Ms Hoa dần trở thành người có tiếng nói trong hệ thống đào tạo tiếng Anh ở Việt Nam.
Một mình vừa dạy vừa xây dựng hệ thống chắc hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn. Chị đã làm thế nào để vượt qua những trở ngại đó?
Động lực luôn chiến thắng tất cả, theo mình là như vậy. Việc miệt mài dạy ca liên tục đến mất giọng hay nhập viện vì kiệt sức là có thật nhưng nó qua rất nhanh. Ngay sau đó mình lại trở về với công việc vì học viên và các lớp học vẫn đang chờ. Những ngày đầu là những ngày mình lăn xả và sung sức nhất, tinh thần muốn cống hiến nhiều nhất cũng được vun đắp từ ngày ấy và giữ lửa đến sau này. Chính tinh thần cống hiến hết mình, không ngại khó ngại khổ đã giúp mình vượt qua mọi khó khăn và có được thành công như hiện tại.
Giờ đây khi không còn đứng lớp giảng dạy nhiều, mình vẫn luôn tâm niệm điều đó và truyền cho các thế hệ giáo viên để đội ngũ truyền lại nhiệt huyết học cho các bạn học viên.
Nhiều người nghĩ chị dạy TOEIC nên mới lấy tên là Ms Hoa TOEIC. Đó có phải ý nghĩa thực sự của thương hiệu cá nhân nơi chị không?
Trước hết mình mong muốn các bạn học viên đến với tiếng Anh bằng tình yêu và tinh thần khám phá cái đẹp, học tiếng Anh như tìm hiểu nét đẹp của một nền văn hóa mới. Ms Hoa TOEIC đồng thời cũng giúp học viên của mình tin tưởng, sẽ luôn có một Ms Hoa truyền cảm hứng đồng hành cùng mọi người trên suốt hành trình chinh phục ngoại ngữ này.
Mình luôn cho rằng kỳ vọng của bất cứ học viên nào về người thầy là người không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có thái độ sống tích cực và truyền cảm hứng.
Hóa ra, TOEIC không đơn giản là tên của chứng chỉ, đó còn là cam kết bảo đảm sự đồng hành của Ms Hoa với học viên.
HAI CÔ CON GÁI NÓI TIẾNG ANH SIÊU ĐỈNH - TRUYỀN NHÂN CỦA NGƯỜI MẸ NỔI TIẾNG
Thời gian này, kênh TikTok của chị tương tác cùng 2 cô con gái là Nhím và Bella đang được rất nhiều mẹ quan tâm. Người xem rất ấn tượng với khả năng tiếng Anh lưu loát của hai bé. Chị thấy thế nào khi các con trở nên nổi tiếng như vậy?
Mình không cho rằng đó là sự nổi tiếng mà chỉ nghĩ đơn giản là tình cảm yêu mến khán giả dành cho Nhím và Bella. Mình cũng luôn nói với con là có rất nhiều người yêu thích các con để động viên con cố gắng hơn, học tốt hơn và cũng để con biết những gì con đang làm là có thành quả và được ghi nhận.
Ví dụ như đoạn clip ponunciation check (kiểm tra phát âm) của Bella được hơn 1 triệu lượt xem, bản thân mình vui vì bé được các cô chú ủng hộ và song song với đó mình cũng nói với con rất nhiều cô chú khen con làm tốt để động viên bé thật nhiều. Chính những động viên khích lệ này cũng là một cách để mình truyền cảm hứng học tiếng Anh cho con.
Hai con gái Nhím và Bella của mẹ Hoa.
Clip 1,4 triệu view của con gái Bella
Bé Nhím nói tiếng Anh rất tự nhiên
Không biết chị đã rèn khả năng ngôn ngữ cho các bé bằng cách nào?
Đầu tiên mình nghĩ các con được thừa hưởng tình yêu ngôn ngữ từ mẹ. Có tình yêu thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Với mỗi bé mình áp dụng một cách dạy khác nhau. Khi Nhím đến tuổi học mình đã dạy bảo và hướng dẫn bé một cách chủ động, mẹ trực tiếp dạy học cho con. Còn đến Bella, mình để con vừa học vừa chơi một cách tự nhiên hơn, bé học từ việc giao tiếp với chị và Youtube rất nhiều.
Chị có thể chia sẻ rõ hơn lý do chị thay đổi cách tiếp cận tiếng Anh của các bé như vậy không?
Hai bé đều tiếp xúc với tiếng Anh từ khi mới 18 tháng bằng các hình thức học sinh động như flashcard, âm nhạc, phim hoạt hình tuy nhiên trước kia mình cùng Nhím học một cách chủ động. Có khoảng thời gian mình nói chuyện hoàn toàn bằng tiếng Anh với bé vì sợ khi pha tiếng Việt cùng thì bé sẽ nói tiếng Anh không tốt. Nhưng sau đó mình nhận ra nguồn từ mẹ không phải là tất cả, bé còn tiếp nhận tiếng từ nhiều nguồn khác nữa đồng thời các con cũng hoàn toàn có thể phát triển hai hệ ngôn ngữ song song mà không bị rối loạn.
Mình rút kinh nghiệm, cho con tiếp xúc với nhiều nguồn ngôn ngữ của cả tiếng Anh và tiếng Việt đồng thời bớt chủ động dạy để các bé được tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên hơn. Thay vào đó thời gian tới con vào học lớp 1 mình sẽ đồng hành cùng bé học tiếng Việt nhiều hơn vì tiếng mẹ đẻ vẫn là ngôn ngữ truyền thống, mang hồn cốt, bản sắc văn hóa của người Việt đồng thời tiếng mẹ đẻ cũng giúp con biểu đạt cảm xúc và tư duy logic tốt hơn.
Nhiều người cho rằng, vì mẹ giỏi tiếng Anh nên mới dạy con giỏi tiếng Anh được. Điều đó có đúng không, thưa chị?
Mình có tham gia một số chương trình truyền hình chia sẻ về chủ đề ba mẹ không dám dạy cho con khi nói tiếng Anh không chuẩn. Theo quan điểm của mình, thì với những người học ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác không nên phân biệt là phát âm chuẩn hay không chuẩn mà trên hết hãy ưu tiên yếu tố nói để người khác có thể hiểu được. Ngôn ngữ sẽ không bao giờ nằm trong môi trường chân không với 1 dạng duy nhất và không có biến thể được, nên trước hết ba mẹ hãy mạnh dạn đồng hành cùng con để con có thêm động lực. Trí nhớ của trẻ rất siêu việt, chỉ cần khi sai chúng ta cùng con sửa thì con sẽ nhớ lâu hơn và không vấp phải lỗi sai ấy nữa.
Nhiều người nghĩ rằng có năng khiếu ngoại ngữ mới học được tiếng Anh mà mọi người chưa biết tiếng Anh là một bộ môn kỹ năng và không cần nhiều về năng khiếu. Tiếng Anh cũng giống như tiếng Việt. Quá trình input (đầu vào) bằng kỹ năng nghe đủ nhiều thì đến thời điểm nhất định sẽ phản xạ lại bằng kỹ năng nói. Cha mẹ hãy đồng hành nghe nói cùng con trước, còn các kỹ năng academic là đọc viết thì phải đợi đến 6-7 tuổi khi khả năng biểu đạt ngôn ngữ bằng cách nói đã hoàn thiện, con cần tiến thêm một nấc thang nữa.
Nhím và Bella nói chuyện về chủ đề gia đình bằng tiếng Anh
DÙ THÀNH CÔNG HAY SỐNG Ở ĐÂU CŨNG VẪN GIỮ CHẤT "QUÊ" MỘC MẠC
Việc nuôi dạy hai bé như vậy chắc cũng chiếm khá nhiều thời gian của chị. Vậy chị làm thế nào để cân bằng giữa công việc, con cái và bổn phận của người phụ nữ trong gia đình?
(Cười) Phải nói rằng mình may mắn khi lấy được anh chồng hợp, hiểu và chia sẻ với mình. Trong tình cảm vợ chồng mình ngưỡng mộ anh còn anh ngưỡng mộ mình. Ngưỡng mộ là điều cần thiết cho sự thấu hiểu, thông cảm và chia sẻ. Khi người phụ nữ hiểu được giá trị, đi đúng con đường, hướng đúng đam mê và tạo ra giá trị xã hội thì sẽ càng được người đàn ông của mình ủng hộ. Nó không chỉ giúp mình vững vàng trong cuộc sống mà còn giúp gia đình hạnh phúc hơn. Chính vì vậy mình được chồng và gia đình chồng hỗ trợ nhiều trong việc gia đình và có nhiều thời gian để cống hiến cho công việc hơn.
Về việc chăm sóc con cái thì mình luôn quan điểm là chăm bẵm quá bé dễ dựa dẫm vào bố mẹ. Mẹ không nên làm hết mọi thứ mà nên đồng hành cùng con để hiểu con, biết con cần gì để hỗ trợ con.
Chị thực sự là người phụ nữ cá tính và có bản ngã. Thêm một điều bản lĩnh nữa mà nhiều người nhận thấy ở chị, đó là dù sống ở Hà Nội nhiều năm nhưng chị vẫn dùng tiếng mẹ đẻ là tiếng Nghệ An. Sao chị không thay đổi, như nhiều người vẫn làm?
Mình nghĩ giọng Nghệ An có âm điệu rất đặc trưng với độ nặng, ấm và rất truyền cảm. Ngôn ngữ thể hiện tính cách con người và ngôn ngữ ấy được hình thành do văn hóa, lối sống chân chất mộc mạc và thẳng thắn của người miền Trung.
Mình quý trọng những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, từ câu hò điệu ví thân thương, gần gũi nên muốn mang sự ấm áp đó vào bài giảng, tạo nên những giá trị truyền cảm hứng cho mọi người. Cũng chính vì thế mà ở nhà, hai vợ chồng vẫn nói tiếng Nghệ với các con, dạy con cả tiếng Nghệ để mài giũa văn hóa Nghệ và giữ bản sắc gia đình.
Dường như chị rất tự hào là người con xứ Nghệ?
Để đánh giá một con người thường sẽ dùng các chỉ số IQ, EQ, AQ. Mình nghĩ AQ - chỉ số vượt nghịch cảnh chính là một trong những điều làm nên Ms Hoa ngày hôm nay. Sinh ra trong một gia đình nghèo tại miền quê còn nặng tư tưởng trọng nam, mình luôn mong bố mẹ tự hào vì năm cô con gái. Chính vì vậy mình và các chị em đã nỗ lực làm việc bằng đam mê và cống hiến hết mình với mục đích lan rộng tình yêu ngôn ngữ đến mọi người.
Để làm được điều đó, mình nghĩ sự kiên cường và bản lĩnh của người con xứ Nghệ đã giúp mình. Mình rất biết ơn vì điều đó!
Cảm ơn Ms Hoa vì cuộc trò chuyện này. Chúc chị luôn thành công trong công việc và thật vui, hạnh phúc nhé!
Ông bố người Tày và những chuyến đi vượt 150km mỗi tuần cùng con học ngoại ngữ: Bé 11 tuổi nói tiếng Anh như gió, giành được học bổng Mỹ Một hành trình nhiều "gian nan" theo đúng nghĩa, nhưng kết quả nhận về cũng thực sự ngọt ngào. Một ngày cuối tuần, như nhiều cuối tuần khác, anh Hà Khánh Tùng lại "lục đục" đưa con là bé Hà Lâm Trúc từ Lạng Sơn xuống Hà Nội để "gặp Tây". Đây là thói quen bắt đầu từ mùa hè năm Trúc 8...