Bị giãn tĩnh mạch, hãy thử các mẹo sau
Trong các tĩnh mạch, có rất nhiều các van nhỏ mở ra và đóng lại giúp máu chảy đến tim theo một hướng nhất định. Nếu các tĩnh mạch này bị hư hỏng hoặc suy yếu, máu bị chảy ngược lại khiến các tĩnh mạch bị sưng và giãn ra.
Giãn tĩnh mạch – SHUTTESTOCK
Có nhiều nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch như: độ tuổi, cân nặng, đứng hoặc ngồi lâu, mang thai, di truyền, là phái nữ…
Sau đây là những mẹo hay nhất để trị chứng giãn tĩnh mạch tại nhà và cách phòng ngừa, theo Bright Side.
Mẹo trị giãn tĩnh mạch tại nhà
1. Hạt cà chua
Hạt cà chua có tác dụng chống đông máu, cải thiện lưu lượng máu, củng cố thêm độ dày, độ bền của màng tế bào.
Xắt nhỏ 2 quả cà chua, xay nhuyễn.
Thoa 3 – 4 lần một ngày, trong ít nhất 2 tháng.
2. Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa các a xít béo, vitamin E và khoáng chất, giúp cải thiện sự lưu thông máu và khôi phục chức năng của tĩnh mạch.
Dùng dầu ô liu ấm, mát xa da trong vài phút.
Làm 2 lần mỗi ngày trong ít nhất 2 tháng.
3. Tỏi, chanh và dầu ô liu
Tỏi có đặc tính chống viêm rất mạnh, làm giảm sưng tĩnh mạch. Giúp tăng cường sức mạnh cho tĩnh mạch và mạch máu, ngăn ngừa tổn hại.
Video đang HOT
Chanh giúp bảo vệ các tế bào và ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch, theo nghiên cứu của Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, theo Bright Side.
Lấy 10 tép tỏi, giã nhuyễn, cho vào hũ.
Vắt 3 quả chanh, lấy nước cốt cho vào hũ tỏi.
Thêm 4 muỗng canh dầu ô liu. Ngâm 10 tiếng.
Thoa 2 lần một ngày, trong ít nhất một tháng
4. Giấm táo, nha đam và cà rốt
Giấm làm giảm chất béo trong máu, ngăn ngừa cục máu đông. Cây lô hội và cà rốt có chứa các khoáng chất, chất chống oxy hóa và các vitamin giúp bảo vệ và tái tạo mô da bị hư hại, theo Bright Side.
Xay nhuyễn 1 củ cà rốt, lọc lấy nước.
Trộn đều: 1 muỗng canh nước cà rốt,1 muỗng canh nước lô hội,1 muỗng canh giấm táo.
Thoa lên da, 3 lần một ngày trong một tháng.
5. Bắp cải
Bắp cải rất giàu chất xơ, các vitamin và khoáng chất, chất chống ô xy hóa, ngăn máu bị đóng cục và chảy ngược.
3 lá bắp cải, xắt nhỏ, xay nhuyễn, lấy nước cốt.
Thoa lên da ít nhất 3 lần một ngày
Cách phòng ngừa suy tĩnh mạch
Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
Nên di chuyển mỗi nửa giờ để làm giảm áp lực trong tĩnh mạch và cải thiện lưu thông máu.
Tập thể dục
Đi hoặc chạy bộ giúp cải thiện sự lưu thông máu và ngăn ngừa giãn tĩnh mạch. Phải dừng lại ngay nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau trong khi tập, theo Bright Side.
Duy trì cân nặng hợp lý
Trọng lượng dư thừa tạo áp lực lên tĩnh mạch, làm tổn thương các van, gây giãn tĩnh mạch, đặc biệt là phụ nữ và người già.
Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Dùng tinh dầu
Một số tinh dầu có thể được dùng để điều trị và ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch: tinh dầu cây bách, dầu chanh, dầu hoa hồng, hoa cúc Đức, dầu ô liu, dầu vitamin E.
Thoa tinh dầu và mát xa nhiều lần trong ngày.
Tránh đi giày cao gót
Giày cao gót gây tích tụ máu ở tĩnh mạch chân. Nên hạn chế mang giày cao gót. Nhớ mang vớ nén y khoa khi mang giày cao gót, theo Bright Side.
Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn giàu đồng giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm sưng tĩnh mạch. Đồng có nhiều trong nội tạng, đặc biệt là gan, trong tôm, hàu, tảo xoắn, nấm, các loại hạt, rau lá xanh, sô cô la đen, theo Medical News Today.
Trái cây giàu chất chống ô xy hóa như việt quất, sô cô la đen, bông atisô, quả óc chó, dâu tây, sú tím, phúc bồn tử, các loại đậu, nho đỏ, rau bó xôi, củ dền, xà lách, khoai lang ruột vàng… cũng giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.
Những tư thế ngồi không tốt cho bà bầu bụng to, 3 tháng cuối mẹ phải tránh
Mẹ bầu ngồi sai tư thế có thể dẫn đến đau lưng, mỏi người và thậm chí cản trở oxy đến thai nhi.
Khi mang thai đến 3 tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ to hơn hẳn thì cơ thể cũng dễ bị mất cân bằng hơn. Vì vậy trong giai đoạn này, mẹ cần cẩn trọng khi đi lại, đứng lên, ngồi xuống để đề phòng xảy ra tình huống trượt ngã nguy hiểm. Không chỉ vậy, ngay cả khi "ngồi một chỗ" mẹ cũng cần lưu ý đến tư thế ngồi để không gây hại cho bản thân và em bé. 5 tư thế ngồi dưới đây mẹ bầu nên hạn chế.
1. Ngồi bắt chéo chân
Chị em thường hay bắt chéo chân khi ngồi vì tư thế này khá duyên nhưng thói quen này lại có thể làm hạn chế sự lưu thông máu, dẫn đến giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, phù chân là hiện tượng hay gặp ở các bà bầu, tư thế này càng khiến máu dồn về phía chân gây to chân thêm. Ngoài ra, khi có bầu, chị em không nên gập gối vì sẽ khiến lưng dưới bị đặt nặng áp lực.
Ngồi vắt chéo chân không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với bà bầu. (Ảnh minh họa)
2. Ngồi thõng vai
Ít ai ngờ rằng tư thế ngồi thõng vai quen thuộc cũng không hề tốt. Khi ngồi theo tư thế này, dây thần kinh tủy sống sẽ phải gánh trọng lượng lớn hơn bình thường, không hề tốt cho mẹ bầu.
3. Ngồi chân không chạm đất
Khi mẹ bầu ngồi chân không chạm dất, máu sẽ bị đổ dồn xuống chân nhiều hơn, dẫn đến tình trạng phù nề. Vì vậy khi cần ngồi trên ghế cao, mẹ bầu nên có thêm một chiếc ghế nhỏ hoặc đệm để kê chân sao cho đầu gối ngang bằng hoặc cao hơn phần mông một chút.
4. Ngồi gập người về phía trước
Tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng, không những khiến cho mẹ bầu thấy không thoải mái mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập có thể khiến lưu lượng oxy đến bé bị giảm sút, có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu do thiếu oxy.
5. Ngồi nửa mông
Chị em thường ngồi nửa mông mỗi khi trên giường nhưng theo các chuyên gia, tư thế ngồi này gây nhiều áp lực lên cột sống. Đó là lý do tại sao thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.
Khi ngồi, mẹ bầu nên để toàn bộ phần lưng dựa vào ghế, thẳng lưng hoặc hơi ngửa ra một chút. (Ảnh minh họa)
Vậy tư thế ngồi nào phù hợp và an toàn cho mẹ bầu? Đó là ngồi thẳng lưng, vai và hông nép sát vào thành ghế, tay để trên đùi hoặc tay cầm của ghế. Mẹ bầu dễ bị đau lưng nên hãy chuẩn bị thêm một chiếc gối nhỏ để ở phía sau dựa lưng. Ngoài ra, mẹ không nên ngồi lâu trong một tư thế, thỉnh thoảng hãy đứng lên đi lại cho thoải mái và thư giãn cơ thể.
Phụ nữ cần sinh con dưới 30 tuổi để phòng tai biến sản nhi Quyết định số 588/QĐ-TTg về "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030" vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 4 đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Riêng tại Nghệ An, với đặc thù riêng, việc hiểu rõ về quyết định này có ý nghĩa quan trọng trong việc...