Bị “ghẻ lạnh” trên biển, Trung Quốc “bắt thân với hàng xóm trên cạn”
Khi những xung đột giữa Trung Quốc với Philippines tại Biển Đông trở nên căng thẳng, Trung Quốc lại tìm giải pháp thay thế là tăng cường sự hợp tác với các nước có chung đường biên giới trên đất liền, đặc biệt là các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Lãnh đạo các nước thành viên SCO và nước quan sát viên tại Bắc Kinh
Cuốn Luận ngữ của Trung Quốc có câu: “Tứ hải chi nội giai huynh đệ”, có nghĩa là nhân dân các nước trên thế giới như anh em chung một nhà.
Nhưng khi quan hệ láng giềng với các nước có chung đường bờ biển trở nên ít thân mật hơn, thì Trung Quốc lại đưa ra một giải pháp thay thế là thân mật hơn với những nước láng giềng có chung đường biên giới trên đất liền.
Các nhà quan sát cho rằng, vai trò hàng đầu của Trung Quốc tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), một khối an ninh khu vực gồm các nước thành viên như Nga và bốn nước Trung Á, đã có thêm ý nghĩa trên nền tảng của sự phát triển gần đây.
Những xung đột, tranh cãi tại Biển Đông, mà gần đây nhất là tranh chấp tại bãi cạn Scarborough với Philippines, đã khiến quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trở nên căng thẳng, đặc biệt là với Philippines.
Từ nay đến năm 2020, chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của các tàu chiến Mỹ tại khu vực nhiều hơn, và sự hợp tác giữa Washington và các đối tác châu Á như Hàn Quốc, Philippines sẽ trở nên chặt chẽ hơn.
Theo các nhà phân tích, từ những căng thẳng tại Biển Đông, Bắc Kinh sẽ thấy được sự cần thiết phải quan hệ chặt chẽ hơn với các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Điều này có thể giải thích việc Trung Quốc quyết định nới rộng các khoản vay lớn và các cam kết của mình để đầu tư phát triển cho bốn nước Trung Á là thành viên của SCO gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
Video đang HOT
Vào ngày thứ hai tại Hội nghị thường niên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hôm 7/6, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào phát biểu rằng, Trung Quốc đồng ý một khaonr vay đến 10 tỉ USD cho các nước thành viên, mặc dù ông không cho biết các khoản vay này được dùng như thế nào.
Một khoản cho vay lớn nhất gần đây là vào tháng 6/2009 cũng với giá trị 10 tỉ USD nhằm giúp đỡ các nước Trung Á thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong khi chưa rõ có bao nhiều tiền đã được giải ngân từ năm 2009, nhưng Trung Quốc nói rằng, nước này sẽ vẫn “tiếp tục cho các nước thành viên hưởng khoản vay ưu đãi”.
Tại buổi họp báo hôm thứ Năm 7/6, mặc dù tình hình tại Biển Đông được nhấn mạnh hơn tại SCO năm nay, nhưng khi The Straits Times đưa ra câu hỏi, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình đã không đưa ra câu trả lời trực tiếp.
Tuy nhiên, ông Trình Quốc Bình cũng cho biết, tất cả các thành viên SCO đã ghi nhận và phản đối sự gia tăng của “chủ nghĩa can thiệp” của một số quốc gia vào công việc nội của các quốc gia khác, giống như sự che đậy vai trò của Mỹ tại Afghanistan.
Ông Trình Quốc Bình cũng cho biết thêm: “Không thể nói rằng, vì bạn không thích thể chế của một quốc gia nào đó, mà bạn có thể tìm cách để lật đổ chính quyền của họ”.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được thành lập vào ngày 15/1/2001 tại Thượng hải nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực quân sự, chia sẻ thông tin tình báo, chống khủng bố.
Nga là nước duy nhất có vai trò quan trọng toàn cầu tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Điều đáng chú ý là, đây là tổ chức hợp tác duy nhất không có sự tham gia của Mỹ.
Là một nước kinh tế mạnh của khu vực, Trung Quốc cũng sẵn sàng tăng cường sức ảnh hưởng của mình tại các quốc gia Trung Á nghèo khó hơn là thành viên của SCO.
Tổ chức này đem lại cơ hội lý tưởng để Trung Quốc thúc đẩy tầm ảnh hưởng của mình lên tầm vóc quốc tế, khi mà phương Tây đang mệt mỏi, rệu rã.
Sự tập trung ngày càng tăng lên của Bắc Kinh tại SCO có thể khiến các nước có chung đường bờ biển với quốc gia này xem xét việc đứng lên chống lại Trung Quốc hoặc đứng đằng sau Mỹ.
Theo ông Dương Trình, chuyên gia chính sách ngoại giao tại Đại họ Sư phạm Hoa Đông, trong khi SCO là một nơi tuyệt vời để Trung Quốc có thêm nhiều đồng minh, nhưng cũng có nhiều trở ngại hơn.
Có một điều là, Trung Quốc phải tránh tạo ra ấn tượng rằng sự tham gia của Trung Quốc là do lợi ích bản thân nước mình.
Theo ông Dương, Trung Quốc phải hành động như “một nhà cung cấp dịch vụ”, đưa ra một tầm nhìn chung cho cả Tổ chức cũng như đưa tầm ảnh hưởng ra bên ngoài, thậm chí đối với cả Mỹ. Ông cho hay, “các nước phương Tây đã có mặt tại Trung Á. Không thể loại bỏ hay xem nhẹ họ được. Bằng cách tiếp cận với phương Tây, Trung Quốc có thể loại bỏ những chỉ trích rằng SCO chống lại phương Tây. Việc này có thể thu hút thêm nhiều quốc gia nữa tham gia vào SCO”.
Bằng chứng là, hiện nay Tổ chức này không chỉ có ảnh hưởng ở khu vực Trung Á, mà còn lan sang cả Nam Á, khi Ấn Độ, Pakistan, Iran đều mong muốn trở thành thành viên của SCO.
Theo Infonet
Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành các con sông Himalaya
Vấn đề này là đặc biệt tế nhị vì con đập trên sông Brahmaputra đang được xây dựng chỉ cách 30 cây số từ biên giới với Ấn Độ.
Tại Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vừa kết thúc ở Bắc Kinh, đại diện cho Ấn Độ không phải là Thủ tướng Manmohan Singh mà là Bộ trưởng Ngoại giao S.M. Krishna.
Điều này là dễ hiểu: chừng nào quy chế của Ấn Độ trong SCO chưa được nâng cấp từ quan sát viên lên thành viên thường trực, thì nước này không gửi sang Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo cấp cao nhất.
Ảnh minh họa. Nguồn Flickr.com
Trong quá trình chuyến thăm này, Bộ trưởng Ấn Độ đã tiến hành cuộc đàm phán nghiêm túc với các đối tác Trung Quốc. Và cả hai bên - Ấn Độ và Trung Quốc - đã đưa ra những tuyên bố quan trọng.
Sau đây là ý kiến của chuyên viên Nga Boris Volkhonsky từ Viện nghiên cứu chiến lược: "Một trong những nội dung quan trọng nhất được thảo luận ở Bắc Kinh là vấn đề liên quan đến kế hoạch của Trung Quốc xây dựng các công trình thuỷ điện trên sông Brahmaputra, hoặc như con sông này được gọi ở Tây Tạng là Yarlung-Tsangpo - một trong các nhánh chính của sông Hằng - con sông lớn nhất của Ấn Độ.
Đã mấy năm liền Trung Quốc thực hiện đề án quy mô lớn chuyển nước của một số con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng đến vùng đất khô cằn ở phía Tây Bắc.
Hầu hết các công việc trong khuôn khổ đề án này đều là vấn đề nội bộ của Trung Quốc trừ các công việc trên sông Brahmaputra. Vì điều đó tác động trực tiếp đến lợi ích của các nước hạ lưu - Ấn Độ và Bangladesh".
Sông Brahmaputra. Ảnh wackyowl.com
Phía Trung Quốc khẳng định rằng, các công trình trên sông Brahmaputra không có mục đích dẫn dòng nước cho nhu cầu thủy lợi và công nghiệp, rằng, mục tiêu chính của đề án là sử dụng nước sông cho ngành thủy điện.Có nghĩa là, hầu như toàn bộ lượng nước sẽ quay trở lại xuống sông. Tuy nhiên, các hoạt động đo lường thực hiện ở vùng hạ lưu sông Brahmaputra cho thấy rằng, mực nước đã giảm đi đáng kể.
Vấn đề này là đặc biệt tế nhị vì con đập trên sông Brahmaputra đang được xây dựng chỉ cách 30 cây số từ biên giới với Ấn Độ. Tức là sát gần bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ - lãnh thổ tranh chấp với Trung Quốc.
Đã từ lâu các nhà phân tích nói về "chiến tranh nước". Giới chuyên viên cho rằng, trong thế kỷ XXI, nước sẽ thay thế dầu mỏ và khí đốt và trở thành nguyên nhân chính gây ra các cuộc xung đột vũ trang giữa các quốc gia.
Trong chừng mực nào đó "chiến tranh nước" đã bắt đầu. Chẳng hạn, trong số những nguyên nhân gây ra cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan có cuộc tranh luận về phân chia tài nguyên nước ở thượng nguồn sông Indus và các nhánh của nó.
Người Ấn Độ bắt cá trên sông Brahmaputra. Ảnh Telegraph
Đề án của Trung Quốc xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Brahmaputra cũng đầy tình huống xung đột. Chuyên viên Boris Volkhonsky nói: "Trung Quốc chiếm vị trí độc quyền, kiểm soát đầu nguồn của hầu hết các con sông lớn ở châu Á.Đồng thời Trung Quốc không phải là thành viên của các công ước quốc tế về sử dụng nước và đã không ký kết bất kỳ thỏa thuận đa phương nào về các lưu vực cụ thể. Vấn đề trở thành phức tạp hơn vì Trung Quốc không có thỏa thuận nào với Ấn Độ về phân chia nước sông Brahmaputra".
Có một chi tiết gieo hy vọng: tại cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, hai bên đã thông qua quyết định: vào tháng tới sẽ tổ chức cuộc đàm phán chính thức về nội dung nước.
Cần phải lưu ý rằng, cuộc hội thoại giữa hai Bộ trưởng đã được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh SCO.
Trên thực tế, "vấn đề nước" tồn tại trong quan hệ giữa hầu như tất cả các thành viên và các quan sát viên của SCO. Vì thế, "vấn đề nước" có thể được đưa vào chương trình nghị sự của tổ chức này. Các nước như Nga, Ấn Độ, Kazakhstan, và Uzbekistan có thể đề xuất sáng kiến này.
Theo GDVN
Trung Quốc- Afghanistan thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc sẽ cung cấp khoản hỗ trợ 15 triệu nhân dân tệ (tương đương 23,8 triệu USD) cho Afghanistan trong năm nay Trung Quốc và Afghanistan vừa nhất trí thiết lập quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược giữa 2 nước. Đây là nội dung trong một tuyên bố chung được công bố hôm nay (8/6) sau cuộc hội đàm...