Bị gãy cổ rồi nhiễm Covid-19, người đàn ông hồi phục thần kỳ
Sau cú nhảy xuống hồ bơi, người đàn ông bị gãy cổ. Ông rơi vào trạng thái hôn mê. Bác sĩ thông báo có thể ông không thể đi đứng lại được.
Ông Chris Watkins ở xứ Wales (Vương quốc Anh) đã hồi phục kỳ diệu sau khi gãy cổ – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị và còn bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng ông đã tỉnh lại, hồi phục thần kỳ và bước đi trước sự ngạc nhiên của mọi người.
Ông Chris Watkins (43 tuổi) sống ở thị trấn Pontypool thuộc xứ Wales (Vương quốc Anh). Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 4.9 khi ông cùng bạn bè đi du lịch đến đảo Tenerife (Tây Ban Nha), theo trang tin Metro .
Ông Watkins đến tắm tại hồ bơi khách sạn. Ông bị gãy cổ khi nhảy xuống hồ. Truyền thông địa phương không tiết lộ ông đã nhảy như thế nào mà dẫn đến chấn thương nặng như vậy.
“Tôi bị gãy cổ rồi, tôi không còn cảm thấy gì nữa, cứu tôi với”, ông Watkins hét lên. Ban đầu, bạn bè nghĩ ông Watkins đùa. Nhưng họ nhanh chóng nhận ra sự thật khi phát hiện ông Watkins bị một vết rách lớn ở đầu.
Người đàn ông được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng. Các bác sĩ buộc phải phẫu thuật khẩn cấp và đưa ông Watkins vào trạng thái hôn mê. Tổn thương do gãy cổ nặng đến mức bác sĩ chẩn đoán ông Watkins có thể không bao giờ đi lại được.
Ông nằm lại bệnh viện ở Tây Ban Nha trong 1 tháng. Bạn bè và người thân đã quyên góp được 24.000 bảng Anh (khoảng 730 triệu đồng) để đưa ông từ Tây Ban Nha về xứ Wales.
Khi trở về quê nhà, ông Watkins không may lại bị nhiễm Covid-19. Người thân lo sợ căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của ông. Bà Nadia Hopkins, chị của Watkins, cho biết gia đình đã “chết đứng” khi biết ông bị nhiễm Covid-19.
Tuy nhiên, bất chấp Covid-19 và chẩn đoán của bác sĩ, ông Watkins đã hồi phục thần kỳ. Ông tỉnh dậy sau cơn hôn mê. Thậm chí, Ông Watkins đã bắt đầu bước những bước đi đầu tiên, theo trang tin Metro .
5 lý do để khẳng định Covid-19 không phải là cúm
Trang Forbes vừa đưa ra 5 lý do để khẳng định lần nữa rằng Covid-19 không phải là cúm.
Các nhà khoa học Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển vắc xin Covid-19 tại Trung tâm Vabiotech - ẢNH: NGỌC THẮNG
Mặc dù đại dịch Covid-19 đã và đang để lại nhiều hậu quả, thiệt hại về người lẫn kinh tế trên toàn thế giới, nhưng vẫn còn nhiều người chưa nhận thức rõ sự nguy hiểm và khác thường của căn bệnh này mà chỉ xem nó như bệnh cúm thông thường.
Trang Forbes vừa đưa ra 5 lý do để khẳng định lần nữa rằng Covid-19 không phải là cúm.
1. Covid-19 dễ lây hơn và tốc độ lây nhanh hơn cúm: Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, virus SARS-CoV-2 có hệ số lây nhiễm cơ bản (được ký hiệu là Ro) vào khoảng từ 2 đến 4, trong khi Ro đối với bệnh cúm mùa ở mức 1,28.
Xác định Ro là cách đơn giản nhất để xác định khả năng lan truyền của một loại bệnh truyền nhiễm. Theo đó, hệ số Ro càng lớn, khả năng kiểm soát dịch bệnh càng thấp.
2. Covid-19 gây tử vong nhiều hơn cúm: Theo thống kê của CDC Mỹ, 34.000 người đã chết do cúm mùa năm 2019. Trong khi đó, Covid-19 hiện đã tước đi mạng sống của hơn 220.000 người tại Mỹ trong 8 tháng qua (phát hiện ca đầu tiên vào giữa tháng 2.2020).
Tính riêng ở Mỹ, cứ 37 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 thì có 1 ca tử vong, trong khi với bệnh cúm, 2.000 ca nhiễm bệnh thì có 1 ca tử vong. Rõ ràng, Covid-19 có khả năng gây chết người cao hơn 54 lần so với cúm thông thường.
3. Có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh cúm hơn Covid-19: Hiện nay, chúng ta đã có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh cảm cúm. Ngược lại, phương pháp điều trị
Covid-19 vẫn còn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Theo đó, trong số 4 nhóm thuốc kháng virus đã được xem xét sử dụng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 (bao gồm Remdesivir, Chloroquine/Hydroxychloroquine, Lopinavir/Ritonavir, ivermectin) chỉ có Remdesivir được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị sử dụng và loại thuốc này chỉ được dành để điều trị bệnh nhân thở máy.
Chiều 15.10, phát hiện 2 người trở về từ Mỹ mắc Covid-19, Việt Nam có 1.124 bệnh nhân
4. Chưa có vắc xin cho Covid-19: Một điều quan trọng hơn cả là vắc xin cho virus SARS-CoV-2 vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển. Thực tế, đã có hơn 180 loại vắc xin được điều chế cho Covid-19 nhưng tất cả đều chưa được chứng thực tính hiệu quả, cũng như chưa được đưa vào sử dụng phổ biến. Mặt khác, có ít nhất 8 loại vắc xin đã được chứng thực và phổ biến dùng cho việc phòng ngừa bệnh cúm.
5. Không ai có kháng thể của SARS-CoV-2 từ trước: Các nhà khoa học ước tính rằng có 1/3 số người trên 60 tuổi có kháng thể của virus cúm (H1N1)pdm09, ngay cả khi virus cúm có khả năng biến chủng. Trong khi đó, với đại dịch Covid-19, đối tượng có khả năng tử vong cao lại là những người trên 60 tuổi, chứng tỏ họ chưa hề có kháng thể của virus SARS-CoV-2 từ trước.
Đến nay, những biện pháp phòng ngừa Covid-19 phổ biến mà chúng ta có chỉ là: đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách trong cộng đồng. Rõ ràng, với mức độ nguy hiểm của Covid-19, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng dịch hiện có để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.
Thiếu hụt dinh dưỡng khiến bệnh nhân nặng lâu hồi phục Tại Hà Nội, Câu lạc bộ Điều dưỡng trưởng Việt Nam đã tập huấn về dinh dưỡng trong phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho các điều dưỡng trưởng của các bệnh viện ở phía bắc, trong hai ngày 2 - 3.10. Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh hồi phục chậm - ẢNH MINH HỌA:...