Bị gạt khỏi app hẹn hò vì không học trường top ở Trung Quốc
Website hen ho danh cho sinh viên cac trương đai hoc thuôc “Dư an 985″ đang khiên cach biêt giưa giơi tinh hoa va phân con lai trong xa hôi gia tăng.
Cuộc sống của Yi đang diễn biến tốt đẹp. Anh tốt nghiệp một trường cao đẳng công nghệ tại thành phố Nam Kinh, có thu nhập ổn định từ công việc kỹ sư phần mềm.
Dù vậy, chàng trai 30 tuổi vẫn chỉ là “ứng viên hạng 2″ trên How I Met Mr. Right (HIMMR) – website hẹn hò đình đám xứ tỷ dân.
Nhiều người trẻ Trung Quốc bị gạt khỏi nền tảng hẹn hò How I Met Mr. Right vì không tương xứng về trình độ học vấn. Ảnh: Straits Times.
Vài tháng qua, Yi cố gắng làm quen với hàng chục cô gái trên HIMMR nhưng không nhận được lời đồng ý nào.
“Có người nói không muốn yêu xa, cho rằng chúng tôi không hợp nhau, hay cảm thấy hai bên không xứng đôi”, anh chia sẻ với Sixth Tone. Yi nghi ngờ vấn đề thực sự lại nằm ở bằng cấp học vấn của mình.
Dù theo học tại một trường cao đẳng có tiếng tại Nam Kinh, anh không tốt nghiệp từ “ Dự án 985″ – nhóm trường đại học trọng điểm Trung Quốc – như các đối tượng trên HIMMR.
“Giữa tôi và họ có khoảng cách quá lớn. Tôi không đủ trình làm quen với họ”, Yi nói.
Đánh giá bạn hẹn qua bằng cấp
HIMMR được thành lập bởi 2 cựu sinh viên ĐH Thanh Hoa – một trong những ngôi trường danh giá hàng đầu Trung Quốc.
Nền tảng hẹn hò này được quảng cáo như diễn đàn dành riêng cho các sinh viên ưu tú, với quan điểm ghép đôi dựa trên trình độ học vấn là “cách xác thực, hiệu quả nhất” để xây dựng mối quan hệ lãng mạn lâu dài.
Theo đó, chỉ sinh viên từ các trường thuộc “Dự án 985″ và một số cơ sở giáo dục danh giá quốc tế được phép đăng ký tài khoản trên HIMMR. Họ phải cung cấp bằng tốt nghiệp đại học, hoặc được Bộ Giáo dục xác minh chứng chỉ nếu theo học ở nước ngoài.
Thay vì ngoại hình, công việc hay hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn trở thành “thang đo” mức độ phù hợp khi tìm kiếm tình yêu. Ảnh: Zhou Nan.
Vì vậy, những cử nhân tốt nghiệp các trường đại học hạng 2 như Yi không thể thiết lập tài khoản trên HIMMR, chỉ có thể đăng ký hẹn hò với người dùng nền tảng này.
Nhưng theo Wang Xinyi – Phó chủ tịch Quan hệ Công chúng HIMMR, các chàng trai, cô gái sử dụng HIMMR có xu hướng nhận lời hẹn hò với các cựu sinh viên từ “Dự án 985″.
Bằng việc khai thác xu hướng đánh giá bạn hẹn qua bằng cấp thay vì ngoại hình, tính cách hay nghề nghiệp, HIMMR trở thành nền tảng kết đôi ưa thích của giới trẻ thượng lưu Trung Quốc.
Dù không có lượng người dùng lớn như Tinder, HIMMR tạo nên dấu ấn riêng trên thị trường, hợp tác với một số chương trình hẹn hò trên truyền hình, thậm chí cả Đoàn Thanh niên Cộng sản Thượng Hải.
Coi tình yêu như “cuộc đổi chác”
Càng nổi tiếng, website HIMMR càng nhận về phản ứng tiêu cực từ dư luận. Trên mạng xã hội, nhiều người cho rằng quy trình đăng ký tài khoản trên nền tảng này giống như một buổi phỏng vấn xin việc.
Vài dân mạng khác lại cảm thấy nhà sáng lập và người dùng HIMMR coi tình yêu “như một cuộc đổi chác”. Đáng nói, nền tảng này còn bị cáo buộc gia tăng khoảng cách giữa giới tinh hoa, giàu có tại xứ tỷ dân với phần còn lại trong xã hội.
Video đang HOT
Trước đó, các sinh viên tốt nghiệp từ “Dự án 985″ đã nhận được nhiều ưu thế hơn về công việc. Nay, họ lại có “đặc quyền” lựa chọn bạn hẹn trên các ứng dụng hẹn hò, vốn được tạo ra để gắn kết giới trẻ.
Chia sẻ trên chương trình podcast tháng 11/2020, Shen Yifei – nhà xã hội học tai ĐH Phục Đán – chỉ trích các nền tảng như HIMMR không “thúc đẩy các giá trị xã hội tốt đẹp”.
Cô cho rằng các sinh viên từ “có nền tảng giáo dục tốt” không nên lựa chọn đối tượng hẹn hò dựa trên chứng chỉ.
Nền tảng hẹn hò HIMMR bị cáo buộc “gia tăng cách biệt giữa giới thượng lưu, tinh hoa Trung Quốc với phần còn lại trong xã hội”. Ảnh: EPA.
Đáp trả lại cáo buộc, phía công ty khẳng định họ chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường, “phục vụ nhóm người có trình độ, xuất thân và sở thích tương đồng”.
Các yêu cầu như nộp chứng chỉ đại học, viết “luận văn” giới thiệu bản thân khoảng 1.000 chữ chỉ dùng để đảm bảo kết nối những đối tượng đồng điệu về lối sống.
Giới phê bình nhấn mạnh rằng hệ thống sàng lọc đối tượng của HIMMR vẫn dựng nên rào cản thế hệ, ngăn cách giữa giới thượng lưu Trung Quốc và người dân phổ thông dưới hình thức “kết đôi”.
Wu Qinggong, trợ lý giáo sư tại ĐH Khoa học và Công nghệ Hong Kong, khẳng định “luận văn” cá nhân do người dùng HIMMR đăng tải thể hiện rõ mức độ giàu có, quyền lực của họ.
“Từ những thông tin như thời gian du học tại nước ngoài, sở thích, công việc hiện tại mà người dùng đề cập, ta có thể dễ dàng suy ra lý lịch, điều kiện kinh tế hay địa vị của họ”, Wu nói.
Ngoài ra, nền tảng hẹn hò này khiến sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu cảm thấy mình “vượt trội hơn so với xã hội”.
“Các ’sinh viên 985′ muốn gặp gỡ, giao lưu với những người có cùng sở thích. Tuy nhiên, xã hội lại thấy họ tự tạo thành một câu lạc bộ ưu tú, tách biệt với những người khác”, trợ lý giáo sư Wu nhận định.
Trải nghiệm “hẹn hò 985″
Mặc cho làn sóng phản đối, nhiều người vẫn tin rằng các cựu sinh viên từ “Dự án 985″ là những bạn hẹn lý tưởng hơn.
Zhou Yunsheng (28 tuổi) là sinh viên ĐH Giao thông Thượng Hải thuộc “Dự án 985″. Chia sẻ với Sixth Tone , Yun cho biết cô từng hẹn hò với một chàng trai tốt nghiệp một trường đại học kém danh giá hơn.
Cặp tình nhân sớm chia tay vì những bất đồng không thể hòa giải, xuất phát từ nền tảng giáo dục của 2 người.
“Anh ấy không thể hiểu được câu đùa của tôi. Trình độ học vấn kém hơn khiến tôi khó lòng tôn trọng anh ấy”, Yun nói.
Giới chuyên gia cho rằng đối tượng trên HIMMR thiếu kinh nghiệm yêu đương hơn so với người dùng các phương thức hẹn hò khác. Ảnh: Mao Xuqian.
Sau khi chia tay bạn trai, Zhou quyết định thử nghiệm HIMMR. Nhưng qua 10 lần hẹn hò, cô từ bỏ hy vọng với nền tảng này.
“Tôi có những cuộc trò chuyện tuyệt vời với vài đối tượng trên HIMMR. Nhưng không ai trong số họ có ý định nghiêm túc yêu đương, chỉ là vui đùa thôi”, cô kể.
Mặt khác, các sự kiện gặp mặt trực tiếp do HIMMR tổ chức cũng để lại nhiều kỷ niệm buồn với Zhou. Ở trên mạng, người ta chú ý tới dòng giới thiệu “tình hình tài chính gia đình tốt” của cô, nhưng điều đó lại bị lu mờ khi gặp gỡ ngoài đời thực.
“Tôi chỉ có ngoại hình bình thường. Cuối cùng, cô gái xinh đẹp mới là người được chú ý nhất”, Zhou than thở.
Liu Yiman, cố vấn hôn nhân tại thành phố Thâm Quyến, cho biết các nền tảng hẹn hò như HIMMR thường thu hút các sinh viên trẻ, chưa có kinh nghiệm yêu đương.
“Khi bạn chưa rõ mình muốn làm quen với đối tượng có tính cách ra sao, chỉ lựa chọn dựa trên học vấn và điều kiên gia đình của đối phương thì những nền tảng như HIMMR khá hấp dẫn”, Liu nhận xét.
Tuy nhiên, các điều kiện trên không đảm bảo cho một chuyện tình đẹp. Cố vấn Liu nói với Sixth Tone rằng gần đây, cô đang tư vấn cho một cặp vợ chồng.
Họ từng học ngành luật tại các trường đại học hàng đầu, có cùng xuất thân nhưng không thể cứu vãn cuộc hôn nhân của mình.
“Sự hòa hợp về tính cách quan trọng hơn là bằng cấp”, Liu đúc kết.
Chuyện tình của cô gái Việt và chàng trai Anh quốc kém tuổi: Màn cầu hôn đầy nước mắt, mẹ chồng nhắn nhủ con trai một điều duy nhất cần làm với con dâu!
"Ngay lúc đầu mình đi du học mẹ đã không thích mình yêu đàn ông nước ngoài do lo sợ phải xa mẹ, lo người ta có đối xử tốt với con gái hay không", Trà Mi chia sẻ.
Đối với nhiều cô gái Việt Nam khi đi du học nước ngoài, mạng xã hội hay các app hẹn hò chính là công cụ giúp họ tìm bạn và kết bạn nhanh chóng nhất. Ở đất nước lạ, việc tìm kiếm một người để trò chuyện chẳng dễ dàng gì cả. Và cũng nhờ những app hẹn hò đó mà đôi lúc những chuyện tình đẹp, cuộc hôn nhân hạnh phúc đã diễn ra.
Cặp đôi quen nhau nhờ app hẹn hò
Nguyễn Trà Mi 26 tuổi, chuẩn bị kết hôn cùng James - ít hơn Trà Mi 2 tuổi. Cặp đôi hiện sinh sống tại Anh quốc. Mi quen James qua một app hẹn hò khi cô qua Anh học Thạc sĩ.
Mi kể: " Mình ấn tượng với James nhiều điều lắm. Anh ấy rất siêng năng và giỏi giang, đầu cứ như một cuốn từ điển bách khoa toàn thư, cái gì cũng biết. James còn rất hài hước khi nói chuyện và khiến mình cười rất nhiều. James cũng đẹp trai đúng kiểu mình thích, hiền lành và nói chuyện vô cùng chân thật".
Chính những ấn tượng tốt đầu tiên đó mà mối quan hệ của Mi và James có cơ hội bắt đầu. James là người chủ động theo đuổi Trà Mi trước. Dần dần, sự chân thành của anh khiến cô gái Việt cảm động, nhận lời yêu. Mi còn kể lại rằng có lần James bất ngờ rơi nước mắt chỉ vì bỗng nhiên thấy thương cô nhiều quá. Điều đó khiến Mi vô cùng cảm động và nhận thấy tình cảm chân thành mà người đàn ông ấy dành cho mình.
"Anh nói rằng anh thương và không muốn xa mình. Nói xong tự nhiên anh khóc thút thít như trẻ con luôn vậy", Trà Mi chia sẻ.
Cặp đôi Trà Mi - James.
James có lẽ là một người dễ xúc động và mau nước mắt. Đặc biệt là những điều liên quan đến Mi đều khiến anh không kìm được cảm xúc của mình. Từ lúc yêu đến khi anh cầu hôn Mi là 2,5 năm. Cô tâm sự rằng đáng lẽ chuyện cầu hôn được James chọn vào đầu năm 2020 song vì dịch bệnh nên kế hoạch không thể tiến hành. Tháng 8 vừa rồi, người đàn ông này đã chính thức cầu hôn My theo cách khá đặc biệt.
Mi nhớ lại: "Một hôm, a nh dắt mình đi ăn tối ở nhà hàng lãng mạn. Ăn xong hai đứa đi dạo công viên và ăn kem. Tự nhiên lúc đó anh kể chuyện hai đứa gặp nhau thế nào, quen nhau ra sao rồi bảo rằng rất hạnh phúc khi được quen mình và muốn dành phần đời còn lại để chăm sóc và bảo vệ mình.
Nói xong anh quỳ xuống, mắt rưng rưng hỏi: 'Will you marry me?'. Lúc đó mình cũng xúc động rồi nói đồng ý, sau đó James bắt đầu rơi nước mắt, trước đó là đã xúc động lắm rồi. Ai ngờ đâu được buổi cầu hôn lại diễn ra bất ngờ và nhiều nước mắt như thế chứ".
Ảnh nhẫn cầu hôn của Trà Mi.
Điều duy nhất mẹ chồng dạy con trai
Ban đầu, mẹ Mi rất không muốn con gái yêu đàn ông ngoại quốc. Từ lúc Mi quyết định ra nước ngoài học thạc sĩ, mẹ cô đã lo sợ điều này vì nghĩ con gái lấy người nước ngoài sống quá xa mẹ, đối phương có đối xử tốt với Mi không. Tuy nhiên, Giáng sinh năm ngoái, Mi đã đưa James về ra mắt và chính sự chân thành, tử tế cùng tình yêu của anh dành cho cô đã khiến mẹ Mi ủng hộ mối quan hệ này.
"Mẹ mình không nói được tiếng Anh mà anh ấy lại không nói được tiếng Việt. Bởi thế mình là thông dịch viên. Những lúc không có mình thì cả hai dùng body language (ngôn ngữ cơ thể) để giao tiếp", Mi chia sẻ.
Cặp đôi có nhan sắc xinh đẹp.
Nói đến chuyện tình của mình, Mi muốn dùng đến từ "thuận lợi". Quả thật, hành trình từ lúc quen, yêu rồi sắp tiến đến hôn nhân của Mi chẳng có khó khăn hay trở ngại gì. Gia đình James rất quý và ủng hộ chuyện tình của cả hai.
Tuy nhiên giữa Mi và chồng có một chút khác biệt trong ăn uống khi cô đặc biệt thích món Việt, thích ăn mắm còn James lại không. Thế nên việc nấu nướng cho bữa ăn cũng phải chú ý làm khác biệt. James tôn trọng văn hóa Việt còn Mi hoàn toàn tôn trọng văn hóa Anh.
Mi kể chuyện gặp mẹ chồng: "Lần đầu mình gặp mẹ chồng là khi bác xuống thăm James. Mẹ chồng thoải mái và cởi mở lắm nên mình không bị áp lực. Lúc sau mình gặp cả nhà thì ai cũng giúp đỡ mình. Mình cũng quen dần với văn hóa phương Tây nên chuyện bị 'khớp' quá nó không xảy ra.
Đến bây giờ, mẹ chồng vẫn thường hỏi thăm cuộc sống của hai đứa. Mình rất cảm động với bà bởi đối với chuyện tình của hai đứa, bà luôn dạy chồng mình phải biết yêu thương mình nhiều hơn. Tình cảm lo toan và chân thành đó rất quý giá".
James rất thích văn hóa Việt Nam. Anh thậm chí còn am hiểu lịch sử Việt hơn Mi nữa do đam mê nên tìm hiểu vô cùng sâu sắc. James cũng luôn bày tỏ muốn học tiếng Việt để giao tiếp nhiều hơn với mẹ và bạn bè của Mi.
Cũng theo Mi, nhiều lúc cô nghĩ vẩn vơ rồi đặt câu hỏi cho James rằng tại sao anh lại yêu thương cô đến thế. Hóa ra, James thấy Mi sống một mình nơi xứ người, làm gì cũng tự lực, kết quả học tập lại rất tốt nên càng thêm quý trọng cô.
Mi tâm sự: " Anh ấy còn bảo rằng mình là người châu Á nhưng anh tìm được sự đồng cảm trong tính cách cũng như cách nói chuyện dù hồi mới quen mình không giỏi tiếng Anh lắm đâu".
Hiện tại, Mi và James vẫn đang chuẩn bị cho đám cưới. Họ dự định sẽ kết hôn vào gần ngày Giáng sinh. Ở nhà, James làm hết việc nhà giúp vợ, Mi chỉ đảm đương chuyện nấu nướng mà thôi. Vấn đề tiền bạc giữa vợ Việt và ông chồng ngoại quốc cũng khá được quan tâm. Nói đến điều này, Mi thẳng thắn:
"Ngay từ lúc yêu hai đứa đã vô cùng rõ ràng trong vấn đề này, mỗi người tự lo chuyện của mình.
Sau khi cưới bọn mình sẽ có khoản chung để lo chuyện gia đình. Cá nhân mình luôn tự lập và thích sự rõ ràng trong kinh tế như thế. Tuy nhiên quà cáp cho gia đình đối phương thì cả hai tự động mua luôn, nó xuất phát từ sự tôn trọng và tình cảm mà".
Cả hai sẽ tổ chức hôn lễ vào trước ngày Giáng Sinh.
Với Trà Mi và James, nền tảng đầu tiên để xây dựng một hôn nhân hạnh phúc chính là sự thành thật. Thành thật trong lối sống, sự chia sẻ ngay cả những chuyện thường ngày.
Mi nói tiếp: "Vấn đề phải nói ra là vô cùng quan trọng, có chuyện cứ giấu giếm thì ai biết để mà giải quyết được. Sự thành thật sẻ chia và tôn trọng nhau chính là 2 điều giúp mối quan hệ của hai đứa bền chặt. Và kể cả khi bước vào hôn nhân, bọn mình vẫn sẽ duy trì điều đó".
Trà Mi cũng tiết lộ rằng họ sắp tổ chức đám cưới nhưng chuyện sinh em bé vẫn là ở một tương lai xa hơn nữa.
"Bọn mình sẽ đi du lịch, làm những điều mình thích rồi mới tính xa hơn là việc sinh con. Dù sao bọn mình vẫn còn trẻ và ít tuổi mà".
Một mình ở xứ người, gặp được một người đàn ông yêu thương, thấu hiểu và nguyện gắn bó với ta cả đời thật sự là một điều quý giá. Chúc mừng Trà Mi và hi vọng cuộc hôn nhân của cô sẽ thật sự hạnh phúc nhé!
Sau 7 tháng hẹn hò, cặp đôi tổ chức hôn lễ tại sân vườn nhà bố mẹ, ghi lại những khoảnh khắc đẹp đến khó quên Tháng 5/2019, cô Harneet Sidhu là giáo viên quen anh Sim Brar là kỹ sư phần mềm trên một trang mạng trực tuyến. Cặp đôi chia sẻ: 'Lần đầu gặp gỡ nhưng chúng tôi cảm nhận giống như đã quen biết nhau cả đời'. Cặp đôi quen nhau trên một trang mạng trực tuyến. Tình yêu chớm nở đã thôi thúc anh Sim...