Bị đụng tới túi tiền, Facebook bắt đầu lo lắng
Sau nhiều ngày tỏ ra cứng rắn với những thương hiệu đang dừng quảng cáo trên mạng xã hội, CEO Facebook đã bắt đầu phải nhún nhường đối tác.
Tuần cuối tháng 6 đánh dấu một cuộc khủng hoảng mới của Facebook, khi hàng loạt đối tác lớn tuyên bố dừng quảng cáo trên mạng xã hội này. Phong trào Stop Hate for Profit đã lôi kéo được rất nhiều công ty lớn, như Ford, Adidas và HP, trước đó là Coca-Cola, Unilever và Starbucks.
Theo New York Times, ban đầu thái độ của Mark Zuckerberg rất cứng rắn khi mới chỉ có vài cái tên công khai phản đối Facebook. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 1 tuần thái độ của Facebook đã thay đổi khi những khách hàng lớn trong ngành quảng cáo như Unilever, Coca-Cola hay Pfizer cũng tham gia vào phong trào.
Sự phẫn nộ đang bị đẩy lên cao, và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của Facebook.
Chiến dịch giảm thiểu thiệt hại
Trước khủng hoảng này, Facebook bắt đầu liên lạc trực tiếp để trấn an đối tác quảng cáo thông qua điện thoại, email, theo chia sẻ của một số lãnh đạo ngành quảng cáo.
Nick Clegg, Giám đốc truyền thông của Facebook liên tiếp lên các kênh tin tức để nói về nỗ lực kiềm chế các phát ngôn thù địch trên nền tảng này. Vào ngày 29/6, Facebook đồng ý để Ủy ban đánh giá truyền thông kiểm tra lại các hành động kiềm chế phát ngôn trên nền tảng.
Một ngày sau, nhiều lãnh đạo của Facebook lại trực tiếp gọi điện, gặp gỡ các đối tác lớn. Tại cuộc họp, Giám đốc marketing của Facebook Carolyn Everson cùng Giám đốc chính sách công Neil Potts đã dịu giọng hơn, ghi nhận các ý kiến bày tỏ lo ngại của đối tác.
Trước đó, CEO Mark Zuckerberg vẫn tỏ thái độ cứng rắn, không chịu thay đổi dù đối tác tạo áp lực.
Trong một thông cáo, Facebook cho biết đã đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ và con người để lọc nội dung. Họ cũng cho biết đã cấm 250 tổ chức thượng đẳng da trắng trên nền tảng Facebook và Instagram.
Video đang HOT
“Chúng tôi biết vẫn còn nhiều việc phải làm. Các nguyên tắc của chúng tôi không thay đổi, nhưng lãnh đạo công ty sẽ dành thời gian với khách hàng và các đối tác để bàn về những gì đã làm được đối với các vấn đề chính”, người phát ngôn của Facebook cho biết.
Dù vậy, những nỗ lực của Facebook vẫn chưa đủ để giảm hiệu ứng “bóng tuyết” đang khiến hàng loạt đối tác ngừng quảng cáo. Đến nay, đã có khoảng 300 công ty ngừng hoặc lên kế hoạch dừng quảng cáo trên Facebook. Một số nhân viên của Facebook cũng nhìn đây như một cơ hội để buộc nền tảng này phải thay đổi.
Đây thực sự là một cú đánh mạnh vào mảng đóng góp doanh thu lớn nhất của Facebook. Mặc dù gặp nhiều bê bối trong những năm qua, doanh thu quảng cáo của công ty này vẫn luôn tăng trưởng.
Dù có thể không gây ảnh hưởng nhiều về mặt doanh thu với Facebook, chiến dịch này có thể kéo các đối tác quảng cáo như Coca-Cola tới gần hơn với những đối thủ của họ.
New York Times chỉ ra rằng Facebook chưa bao giờ gặp vấn đề lớn đến vậy từ các nhà quảng cáo, những công ty giúp mang lại hơn 98% doanh thu 70 tỷ USD hàng năm của Facebook.
Đợt tẩy chay này có thể vẫn chưa mang tính quyết định và hạ gục Facebook. 100 nhà quảng cáo lớn nhất trên nền tảng Facebook chi ra 4,2 tỷ USD vào năm ngoái, tương đương khoảng 6% tổng doanh thu quảng cáo của công ty, theo số liệu từ Stifel. Hơn 70% doanh thu của Faceook đến từ các công ty nhỏ.
Tuy nhiên, nó sẽ mang tính biểu tượng và có thể khiến các đối thủ cạnh tranh của Facebook hưởng lợi. Những nền tảng khác như TikTok, Snapchat, Pinterest hay Amazon đã sẵn sàng để đón làn sóng này.
“Các công ty khác nhìn thấy những gì đang xảy ra và chủ động hành động”, Jonathan Greenblatt, Giám đốc liên minh chống bôi nhọ chỉ ra rằng Reddit, YouTube hay Twitch đang học được bài học từ Facebook và hành động nhanh hơn.
Mark Zuckerberg ra mặt
Có nhiều quan điểm trái chiều về đợt tẩy chay Facebook lần này. Nhiều nhà phê bình cho rằng đây chỉ là cách các công ty lớn cắt bỏ ngân sách quảng cáo một cách hợp lý sau khó khăn mùa dịch.
Họ cũng không tẩy chay theo một cách thống nhất. Một số công ty, như Best Buy hay REI chỉ dừng quảng cáo vào tháng 7. Trong khi đó, Verizon hoặc HP sẽ tiếp tục quảng cáo sau khi Facebook khắc phục được tình trạng phát ngôn thù địch.
Cách đây 1 tuần, CEO Mark Zuckerberg đã phải trực tiếp họp với các khách hàng quan trọng. Trong cuộc họp này, người đứng đầu Facebook lại nhấn mạnh về tầm quan trọng của tự do ngôn luận, và cho biết công ty của mình sẽ không chịu thua trước áp lực kinh tế.
Sự kiện này sẽ ảnh hưởng nhiều tới hình ảnh của Facebook, vốn đã xấu đi vì nhiều bê bối những năm qua.
Các lãnh đạo khác của Facebook, khi nói chuyện với đối tác, cho rằng đây là vấn đề của rất nhiều mạng xã hội, và các đối thủ như Twitter hay YouTube cũng không phải ngoại lệ. Thông điệp là rất rõ ràng: đừng tẩy chay tôi, trừ khi anh tẩy chay mọi mạng xã hội.
Trong nội bộ công ty, nhiều nhân viên Facebook lại chia sẻ các bài viết chỉ trích chính sách Facebook để nói với nhau về việc công ty này phải thay đổi.
Dù Facebook nói về nỗ lực của mình nhiều đến đâu, nhiều đối tác của họ cũng không dễ bị thuyết phục. Procter & Gamble, công ty tiêu 90 triệu USD quảng cáo Facebook năm 2019, cho biết sẽ “đánh giá toàn diện mọi kênh truyền thông, nền tảng và chương trình đang quảng cáo”.
Điều gì sẽ xảy ra sau chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook?
Tuần trước, hàng loạt công ty ra mặt ủng hộ chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên Facebook #StopHateForProfit. Chuyện sẽ diễn biến theo chiều hướng nào?
Facebook có 8 triệu nhà quảng cáo. Nếu muốn mạng xã hội này bị tác động, cần phải có hiệu ứng đám đông cực lớn.
Facebook báo hiệu họ có ý định "chơi" theo luật của mình. Trong biên bản 1.600 chữ gửi các nhà quảng cáo mà CNBC được xem, Phó Chủ tịch phụ trách Giải pháp kinh doanh toàn cầu Carolyn Everson viết: "Tôi thực sự hi vọng các ngài biết chúng tôi không thay đổi chính sách vì áp lực doanh thu. Chúng tôi đặt ra chính sách dựa trên các nguyên tắc thay vì lợi ích kinh doanh". Bà khẳng định tẩy chay nhìn chung không phải con đường để phát triển cùng nhau.
Tuần trước, sau khi Sleeping Giants - liên minh các tổ chức vận động - kêu gọi các nhà quảng cáo ngừng chi tiền trên Facebook vào tháng 7, hơn 100 công ty - trong đó có Verizon, Coca-Cola, Starbucks, The North Face - đã tham gia. Các tổ chức này muốn Facebook siết chặt chính sách phát ngôn thù địch, giải quyết nạn tin giả.
Năm 2019, Facebook mang về 69,7 tỷ USD doanh thu quảng cáo toàn cầu nhờ vào hàng triệu nhà quảng cáo. Dù một số chi đậm hơn nhiều người khác, cần phải có một nhóm lớn cùng rút khỏi Facebook mới có thể đánh vào tài chính. Song, tài chính không phải mục đích cuối cùng của liên minh Sleeping Giants.
Trong buổi phát trực tiếp trên Facebook, CEO Mark Zuckerberg thông báo công ty sẽ thay đổi chính sách để cấm phát ngôn thù địch trong quảng cáo. Người đứng đầu Facebook không trực tiếp nhắc đến chiến dịch tẩy chay. Rashad Robinson, Chủ tịch Color for Change - một nhóm trong liên minh, không đánh giá cao cách giải quyết của Zuckerberg. Trên Twitter, ông viết: "Nếu đây là phản hồi mà anh ta gửi đến các nhà quảng cáo lớn đang rút hàng triệu USD từ công ty, chúng ta không thể tin năng lực lãnh đạo của anh ta".
Tiếp theo là gì?
Trong ghi chú của Bank of America, các chuyên gia nhận xét Verizon có tiềm năng tạo ảnh hưởng đối với các nhà quảng cáo khác. Tác động của tẩy chay có thể không cao vì Facebook có nhiều nhà quảng cáo. Song nếu các nhân vật quan trọng trong các lĩnh vực lớn tham gia, hiệu ứng quả cầu tuyết hay hiệu ứng đám đông trong ngắn hạn sẽ xuất hiện. Điều đó dường như cũng đúng với Unilever.
Các chuyên gia của Bank of America dự đoán sẽ có quy định nghiêm khắc hơn về phát ngôn thù địch và có thể vài chính sách mới về xác thực nội dung. Trong khi đó, sau khi Unilever tuyên bố hành động của mình, các nhà phân tích của Bernstein nhận xét chiến dịch tẩy chay lần này khác với chiến dịch #deletefacebook năm 2018 sau bê bối Cambridge Analytica.
"Hoàn cảnh hiện tại rất khác. Ai tham gia và ai không tham gia chiến dịch tẩy chay rất rõ ràng, các nhãn hàng im lặng bị xem là đồng lõa", chuyên gia của Bank of America nhận định.
Giới phân tích tin rằng các nhãn hàng khác cũng sẽ tẩy chay Facebook, Twitter và sẽ mở rộng hơn trong tháng 7 tới. Google cũng có thể bị liên đới. Coca-Cola thông báo tạm dừng quảng cáo trên tất cả mạng xã hội trên toàn cầu.
"Sẽ có nhiều thương hiệu làm theo và nếu không có gì thay đổi, sẽ không dễ dàng để một thương hiệu đã tẩy chay lại quay lại quảng cáo ngay vào tháng 8. Điều ấy sẽ rất thiếu tôn trọng đối với liên minh Sleeping Giants. Tuy nhiên, vẫn có hàng dài các nhà quảng cáo vui mừng lấp chỗ trống quảng cáo khi có sẵn".
Ngoài ra, sự xáo trộn lại trở thành cơ hội cho người chơi khác. Một phần ngân sách lẽ ra chi cho Facebook sẽ xuất hiện trên Snapchat, Pinterest, Amazon... giới phân tích nhận định.
Zuckerberg vẫn kiên định với lập trường mà CEO này cho là đúng. Song, nếu có đủ số lượng nhãn hàng tham gia tẩy chay, có thể người đứng đầu Facebook sẽ phải đặt lại câu hỏi về lập trường này. Ngược lại, nếu nhà quảng cáo bắt đầu không đạt mục tiêu doanh thu, họ sẽ cảm thấy cần phải trở lại Facebook.
Nội dung bài đăng của ông Trump đẩy Facebook vào thảm cảnh bị hàng trăm nhãn hàng 'cạch mặt', mất 56 tỷ USD vốn hóa thị trường Thảm cảnh bị tẩy chay toàn cầu của Facebook xuất phát từ một bài đăng của tổng thống Trump. Facebook đang phải đối mặt với một làn sóng tẩy chay lớn nhất từ trước đến nay khi liên minh của hàng loạt thương hiệu lớn nhất nước Mỹ, bao gồm The North Face, Ben & Jerry's, Verizon, Unilever và Coca-Cola tuyên bố sẽ...