Bị đưa về đồn làm việc, nam thanh niên hung hăng cắt cổ một Đại úy công an
Trong quá trình di chuyển, do không còng tay đối tượng nên Tấn đã bất ngờ rút dao cắt vào phần cổ Đại uý Thịnh khiến Đại úy bị thương, ngã xe.
Ngày 15/8, trao đổi với báo Dân Việt, Công an huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận cho biết, đơn vị đang tạm giữ hình sự Trần Duy Tấn (SN 1990, ngụ tỉnh Bình Thuận) để điều tra, làm rõ về hành vi chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích và hủy hoại tài sản.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 14h ngày 13/8, sau khi Tấn đi nhậu rồi về nhà mẹ là bà N.T.L (SN 1967, ở thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) gây sự và đập phá nhiều tài sản. Bà L. đã báo cho công an địa phương nhờ can thiệp.
Nhận tin báo, 2 công an viên xã Trà Tân là anh Phạm Trọng Thái và anh Nguyễn Anh Tuấn đã có mặt tại hiện trường.
Tại nhà bà L., Tấn đã đập phá chiếc tivi và quạt điện của gia đình, la hét, kích động.
Đối tượng Tấn bị khống chế, bắt giữ. Ảnh: Trí Thức Trẻ.
Video đang HOT
Thấy 2 công an viên, Tấn chạy vào nhà lấy dao (lưỡi dài khoảng 35cm) rồi xông vào chém anh Thái. Dù né tránh nhưng lưỡi dao đi trúng vào tay phải của anh Thái gây thương tích.
Theo Trí Thức Trẻ, trước thái độ hung hăng của Tấn, anh Tuấn đã báo cáo với đơn vị để xin chi viện. Đại uý Nguyễn Tiến Thịnh – trưởng công an xã đến hiện trường.
Một lúc sau, lưc lượng chức năng khống chế đưa Tấn lên xe máy về trụ sở để làm việc. Trong quá trình di chuyển, do không còng tay đối tượng nên Tấn đã bất ngờ rút dao cắt vào phần cổ Đại uý Thịnh khiến Đại úy bị thương, ngã xe.
Gây án xong, Tấn định bỏ chạy thì bị người dân và công an khống chế bắt giữ. Đại uý Thịnh và anh Thái được đưa đi cấp cứu.
Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Theo tritrhuctre
Để chó gây hại cho người khác, chủ nuôi cần phải bị xử lý bằng chế tài hình sự
Bạn đọc hỏi: Gần đây, tôi thấy có quá nhiều người nuôi và để chó ra đường bừa bãi. Thậm chí là vừa có trường hợp cháu bé 8 tháng tuổi bị chó cắn chết... Xin hỏi luật sư, luật pháp quy định về việc nuôi chó thế nào? Trường hợp chó cắn chết người hoặc gây thương tích thì chủ nuôi chó bị xử lý ra sao? Trịnh Tuyến (Q. Long Biên, Hà Nội)
Luật sư Giang Hồng Thanh (Trưởng VPLS Giang Thanh, Địa chỉ: Số 197 phố Đặng Tiến Đông, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội)
Luật sư trả lời:
Có thể nói rằng, việc chó chạy rông không có người đi kèm hoặc có người đi kèm nhưng không rọ mõm tại nơi công cộng tạo ra những nguy hiểm tiềm tàng cho người khác. Trên thực tế có nhiều trường hợp người dân bị chó cắn gây thiệt hại đến sức khỏe, tiền bạc và không ít trường hợp còn nguy hiểm đến cả tính mạng. Và ngay cả khi không bị chó cắn thì hình ảnh chó chạy rông cũng gây nên sự lo lắng, sợ hãi đối với nhiều người, khiến họ cảm thấy mất an toàn.
Bên cạnh đó, thả rông chó cũng gây mất vệ sinh công cộng do chó phóng uế bừa bãi nhưng chủ nuôi chó không dọn dẹp. Ngoài ra, chó thả rông chạy trên đường còn cản trở hoặc gây tai nạn đối với người tham gia giao thông.
Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 9-1-2007 thì "Chủ nuôi chó phải thực hiện các quy định: Đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; Xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh.
Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt và nuôi chó tập trung phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15- 3- 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh".
Theo quy định, chó dắt ra nơi công cộng phải được rọ mõm (Ảnh minh họa)
Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31-5-2016 của Bộ NN-PTNT cũng quy định: "Chủ nuôi chó, mèo phải xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt; Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh".
Như vậy là đã có quy định tương đối cụ thể, rõ ràng về việc chó phải rọ mõm và có người dắt khi ở nơi công cộng, nơi đông người. Thế nhưng tình trạng vi phạm quy định này vẫn diễn ra rất phổ biến.
Trước tình trạng trên, ngày 31-7-2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2017/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, trong đó Điều 7 quy định: "Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng". Tuy nhiên có thể thấy, Nghị định có hiệu lực đã 1 năm nhưng tình trạng chó thả rông, không rọ mõm vẫn khá phổ biến. Điều này có nghĩa là số người bị phạt tiền chưa nhiều đến mức khiến người ta phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Trong trường hợp chó cắn chết người hoặc gây thương tích cho người, chủ nuôi chó hoặc người đang quản lý chó phải bồi thường về mặt dân sự cho người bị thiệt hại. Đây là quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự.
Bên cạnh đó về mặt hình sự, tôi cho rằng cần phải xử lý chủ nuôi chó hoặc người đang quản lý chó về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người" theo Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015. Hy vọng rằng với khung pháp lý và các chế tài sẵn có, cơ quan chức năng sẽ xử lý một cách nghiêm minh các vi phạm liên quan đến chó thả rông, không rọ mõm, qua đó giảm thiểu nguy cơ gây mất an toàn đối với người dân.
Theo anninhthudo
Bé 3 tuổi nghi bị cha dượng bạo hành Bé trai 3 tuổi nghi bị cha dượng đánh bầm tím trên cơ thể, vùng mặt, chân... phải đưa đi cấp cứu. Ngày 22-6, Cơ quan Công an thị xã Dĩ An (Bình Dương) vừa tiếp nhận hồ sơ từ Công an phường An Bình để làm rõ theo đơn tố cáo của người thân bé trai 3 tuổi nghi bị cha dượng...