Bị đột quỵ mắt do xem ‘Diên Hi công lược’ liên tục 7 ngày, chuyên gia chỉ rõ những nguy hiểm khi dùng điện thoại vào ban đêm

Theo dõi VGT trên

Dùng điện thoại trước khi ngủ là thói quen của rất nhiều người hiện nay. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ mắt.

Một người phụ nữ Trung Quốc họ Đình đã suýt bị mất thị lực khi liên tục xem hết các tập phim của Diên hi công lược chỉ trong 7 ngày.

Cô đã xem toàn bộ bộ phim trên máy tính xách tay của mình, suốt cả ngày lẫn đêm, theo The Coverage. Sáng hôm sau khi thức dậy, cô không thể nhận dạng được người đứng gần mình mà chỉ thấy đó là chiếc bóng mờ nhạt. Cô Đình hoảng sợ và đi khám. Bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh thần kinh thiếu máu cục bộ ở thị lực hay còn gọi là đột quỵ mắt. Tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu chảy đến dây thần kinh thị giác bị giảm hoặc nghẽn.

Điều may mắn là bệnh nhân đã đi khám và điều trị sớm, giúp làm tăng khả năng hồi phục hoàn toàn cho mắt.

Bị đột quỵ mắt do xem Diên Hi công lược liên tục 7 ngày, chuyên gia chỉ rõ những nguy hiểm khi dùng điện thoại vào ban đêm - Hình 1

Ảnh minh họa.

Trước đó, năm 2017, thông tin trên một số trang điện tử cũng cho thấy một cô gái 21 tuổi đến từ Quảng Đông, Trung Quốc bị mù vĩnh viễn khi chơi điện tử trên điện thoại cả ngày liên tục.

Đột quỵ mắt thường ít gây đau đớn. Khi xuất hiện, bệnh nhanh chóng làm giảm thị lực mà không hề có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng mờ không thể được chữa khỏi.

Dùng điện thoại trong bóng tối là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đột quỵ mắt. Đây cũng là thói quen của nhiều người trước giấc ngủ đêm. Sau một ngày làm việc vất vả, nhiều người có thói quen thư giãn bằng cách tắt đèn, bật điện thoại lướt facebook, tán gẫu, đọc báo, xem phim… trước khi ngủ.

Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia y tế nhận thấy ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động có thể là nguyên nhân gây chết tế bào võng mạc của con người và ảnh hưởng tới thị lực.

Khi chúng ta dùng điện thoại di động trong phòng tối hoặc thiếu ánh sáng (trong thời gian dài), tia điện sẽ chiếu thẳng vào mắt. Nó sẽ gây khô kết mạc trong thời gian dài, và rút cuộc có thể dẫn đến ung thư mắt và mù lòa.

Ánh sáng xanh của điện thoại khiến não ngừng sản xuất melatonin, 1 hormone giúp cơ thể bạn cảm thấy buồn ngủ.

Do đó, nó có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ, khiến bạn thấy khó ngủ hơn và có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy nhược và béo phì.

Bị đột quỵ mắt do xem Diên Hi công lược liên tục 7 ngày, chuyên gia chỉ rõ những nguy hiểm khi dùng điện thoại vào ban đêm - Hình 2

Ngoài ra, dùng điện thoại ban đêm có thể gây nhưng tác hại khôn lường khác như:

Video đang HOT

Tổn thương võng mạc

Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại thông minh có bước sóng ngắn nhất và độ dao động lớn nhất. Điều này ảnh hưởng đến thị lực và về lâu dài thậm chí có thể tổn thương võng mạc. Tổn thương này có thể kéo dài và dẫn đến thoái hóa điểm vàng.

Làm tê các ngón tay

Rất nhiều người đã có hiện tượng tê, đau các ngón tay, mỏi khớp ngón tay và cổ tay khi bấm nút thường xuyên, đặc biệt là đau ngón tay cái, ngón trỏ, sưng tay và một số triệu chứng khác.

Nguy cơ cao mắc bệnh ung thư

Điều này có thể khiến bạn dễ rơi vào vòng vây của bệnh tật. Theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, thiếu melatonin có thể dẫn đến các nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và tuyến tiền liệt cao hơn.

Tăng nguy cơ trầm cảm

Sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Khi ánh sáng xanh làm rối loạn hormone và thói quen ngủ, bạn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn.

Bị đột quỵ mắt do xem Diên Hi công lược liên tục 7 ngày, chuyên gia chỉ rõ những nguy hiểm khi dùng điện thoại vào ban đêm - Hình 3

Mệt mỏi mãn tính

Cổ cúi xuống quá nhiều, cơ thể luôn phải miễn cưỡng uốn cổ phía trước một cách quá thường xuyên khiến cho các cơ nhú nhân cổ liên tục đổ liên tục về phía trước.

Sau một thời gian dài sẽ rơi vào trạng thái xung huyết mãn tính, theo thời gian dễ dàng gây ra bệnh nén động mạch đốt sống cổ, gây mệt mỏi mãn tính.

Ảnh hưởng đến trí nhớ

Trái với cái tên điện thoại “thông minh”, lạm dụng thiết bị này có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ của bạn. Sử dụng điện thoại vào ban đêm và mất ngủ khiến não không thể thiết lập lại những liên kết thông tin từ ban ngày, dẫn đến chứng hay quên.

Khớp cổ cong, thoái hóa đốt sống cổ

Khi nằm trên giường sử dụng điện thoại, đa phần chúng ta đều gối cao đầu, hoặc nằm theo tư thế dựa lưng nửa nằm nửa ngồi, lâu dần hệ thống xương sẽ bị uốn cong, gây ra chứng khớp cổ cong, thoái hóa đốt sống cổ.

Việc nằm yên một tư thế quá lâu ảnh hưởng rất lớn đến cả phần cơ và phần xương trên cơ thể, gây ra những hiểm họa tiềm tàng cho sức khỏe mà bạn rất khó nhận biết.

Do đó, chúng ta nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt trước khi đi ngủ và dùng trong điều kiện ánh sáng kém. Trẻ em không nên tiếp xúc với màn hình quá sớm và quá 30 phút/ngày.

Hội chứng khiến khuôn mặt 'héo như trái táo khô'

Trên thế giới, cứ 250.000 người mới có 1 người mắc chứng rối loạn này. Đến nay, Parry-Romberg vẫn là một bí ẩn của y học, chưa có cách điều trị.

Parry-Romberg hay hội chứng lép nửa mặt là căn bệnh hiếm gặp chưa rõ nguyên nhân. Những người không may mắc phải chứng rối loạn này đều phải sống chung với khuôn mặt lạ thường và nhiều hạn chế về sức khỏe.

Bé gái 11 tuổi biến dạng một bên mặt vì chứng bệnh lạ

Alesha Wilcock (sinh năm 2009 tại Anh) được chẩn đoán mắc chứng rối loạn da hiếm gặp khiến khuôn mặt bị biến dạng từ khi 4 tuổi. Chứng bệnh kỳ lạ gây ra tình trạng da, mô mềm của một bên mặt co rút.

Lisa (sinh năm 1989), mẹ của cô bé chia sẻ với Real-fix rằng khi còn nhỏ, Alesha đã có khuôn mặt khác thường. "Khuôn mặt của con bé dường như xoắn lại, lộ rõ xương gò má và xương sọ", bà mẹ nói.

Theo lời của Darren Wilcock, bố cô bé, ngay khi phát hiện ra hiện tượng lạ trên khuôn mặt con gái, họ đã đưa đi khám. Tuy nhiên, phải mất một thời gian dài các bác sĩ mới tìm ra chứng bệnh mà cô bé mắc phải. "Bác sĩ giảng giải về hội chứng hiếm gặp này, nhưng chúng tôi không biết đó là bệnh gì", anh Darren cho hay.

Hội chứng khiến khuôn mặt 'héo như trái táo khô' - Hình 1

Khuôn mặt Alesha Wilcock bị biến dạng vì hội chứng lép nửa mặt Parry-Romberg. Ảnh: Real-lix.

Các triệu chứng của hội chứng kỳ lạ bắt đầu rõ nét trên khuôn mặt của Alesha cũng là lúc bà mẹ Lisa lo lắng khi con gái đến trường. Rất nhiều phụ huynh tò mò về tình trạng của cô bé. Và Lisa không ngại ngần chia sẻ về căn bệnh con gái gặp phải.

Alesha là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em và em là người duy nhất mắc phải bệnh này. Anh trai Kieron (14 tuổi) và em gái Maddison (7 tuổi) đều hoàn toàn bình thường.

Vì chứng bệnh chưa có lời giải, hàng tháng, cô bé 11 tuổi phải làm xét nghiệm máu một lần để kiểm tra tình trạng của gan, thận. Còn rất nhỏ nhưng Alesha đã phải sử dụng thuốc liều mạnh để điều trị và đối mặt với nhiều cuộc phẫu thuật chỉnh hình.

Chị Lisa và anh Darren rất đau lòng khi chứng kiến khuôn mặt con gái bé bỏng xuất hiện nhiều vết thâm tím và chịu hàng loạt cơn đau đớn. Về phía mình, Alesha không tự ti về khuôn mặt khác thường. Phải dành phần lớn thời gian ở bệnh viện và điều trị bệnh nhưng cô bé vẫn chăm chỉ học và đứng đầu lớp. Bé gái 11 tuổi cũng chưa từng phàn nàn hay buồn bã về ngoại hình bởi em chấp nhận điều đó và luôn lạc quan.

Cũng như Alesha, Lucy Hancocks (sinh năm 2008) ở Nam Australia cũng gặp tình trạng tương tự. Khi mới 8 tuổi, Lucy đã phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn để ngăn ảnh hưởng của bệnh tới não trái và cơ thể.

Hội chứng khiến khuôn mặt 'héo như trái táo khô' - Hình 2

Lucy Hancocks (ở Nam Australia) cũng là một bệnh nhân của hội chứng Parry-Romberg. Ảnh: Daily Mail.

Hai má hõm sâu, tróc da đầu

Trong một báo cáo khoa học năm 2019 trên Thư viện Y khoa Quốc gia, thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NCBI) ghi nhận trường hợp hiếm gặp của hội chứng Parry-Romberg. Đó là một phụ nữ 59 tuổi bị teo mặt cùng lúc hai bên.

20 năm trước, người này bắt đầu ngứa ở má trái. Dần dần, phần thịt và mô cơ bên mặt trái mắt đầu teo đi, lõm sâu. Bệnh nhân chưa từng bị chấn thương hay tiêm vào khu vực này nên không xác định được yếu tố gây nên hiện tượng lép nửa mặt trái.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, suốt 2 thập kỷ, khuôn mặt người phụ nữ dần mất đi các mô cơ, mỡ dưới hai hốc má và bắt đầu chịu những cơn đau đầu, chóng mặt nghiêm trọng.

Khi kiểm tra lâm sàng, chất béo hồi phục và periorbital ở hai bên mặt đã không còn. Hội chứng hiếm gặp còn gây rụng tóc, lông mày và khiến khuôn mặt nữ bệnh nhân đen sạm, tróc da đầu. Tuy nhiên, lưỡi, răng và nướu hoàn toàn bình thường.

Hội chứng khiến khuôn mặt 'héo như trái táo khô' - Hình 3

Ảnh hưởng nghiêm trọng của hội chứng Parry-Romberg tới một bệnh nhân tại Mỹ. Người này bị teo cùng lúc hai bên mặt khiến các mô, cơ dưới má biến mất, rụng tóc, lông mày và tróc da đầu. Ảnh: NCBI.

Căn bệnh chưa có lời giải

Hội chứng mà Alesha Wilcock và người phụ nữ trên mắc phải có tên gọi là Parry-Romberg hay lép nửa mặt. Đây là một rối loạn hiếm gặp đặc trưng bởi sự suy giảm (teo) các da, mô mềm ở một nửa mặt, thường là bên trái. Parry-Romberg phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Ban đầu, khuôn mặt sẽ thay đổi ở mô hàm trên hoặc giữa mũi hay góc trên của môi. Sau đó lan xuống tới góc miệng, vùng quanh mắt, trán, tai và cổ. Ảnh hưởng của bệnh có thể gây tác động tiêu cực đến lưỡi, vòm miệng và nướu. Mắt, má của bên mặt bị lép cũng có thể trũng xuống, tóc chuyển sang màu trắng và rụng dần.

Ngoài ra, vùng da bị ảnh hưởng nặng có thể biến thành sắc tố đen hoặc không có sắc tố (bạch biến). Những bệnh nhân mắc Parry-Homberg còn đi kèm với các triệu chứng bất thường như co giật, đau dây thần kinh sinh ba...

Nghiêm trọng hơn, thần kinh thị giác và võng mạc ở bên bị lép có thể dần teo lại, gây ra các bệnh quanh mắt hoặc giảm thị lực.

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng Parry-Homberg. Y học mới xác định được một số yếu tố gây bệnh như nhiễm virus hoặc vi khuẩn, bệnh tự miễn, tổn thương hệ thần kinh, viêm màng não hoặc viêm não, chấn thương sọ não...

Bệnh nhân chỉ có thể sống chung với nó và dùng một số cách hỗ trợ như ghép cơ, xương, phẫu thuật tái tạo mô bị teo...Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực nhưng hội chứng lép nửa mặt vẫn là một ẩn số khiến nhiều bác sĩ đau đầu bởi chưa tìm ra cách chữa trị và không có phương pháp điều trị ngăn chặn sự tiến triển của nó.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái toát mồ hôi lạnh, đi cấp cứu sau khi ăn 4 con cua
10:44:32 04/11/2024
Nên ăn thịt đỏ hay thịt trắng?
15:22:30 04/11/2024
Tiết lộ sốc về nguyên nhân chính gây bệnh gout
17:57:15 04/11/2024
'3 giảm, 3 khỏe mạnh' - bí quyết sống khỏe 'hot rần rần' mạng xã hội Trung Quốc
14:51:43 04/11/2024
Chanh dây là loại trái cây nhiệt đới mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
11:02:47 05/11/2024
Răng xỉn màu làm cách nào để trắng sáng?
10:48:52 05/11/2024
Hút thuốc lá 10-20 năm, phổi đen kịt do hắc ín
10:51:01 05/11/2024
Loại virus lây từ mẹ khiến con có thể bị ung thư ở tuổi 20
10:31:38 04/11/2024

Tin đang nóng

Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"
09:18:30 05/11/2024
Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc
11:08:39 05/11/2024
Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh
10:20:57 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024
Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội
11:16:04 05/11/2024
Bỏ vợ, chồng lao vào mưa để chạy đi giúp nữ đồng nghiệp, nhưng vừa đến nơi đã thấy cảnh tượng kinh hoàng
10:02:58 05/11/2024

Tin mới nhất

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não dễ gây nhầm lẫn, làm thế nào để phân biệt?

12:44:20 05/11/2024
Cả rối loạn tiền đình và thiếu máu não thường gây chóng mặt và choáng váng, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu. Tuy nhiên, mọi người có thể phân biệt 2 tình trạng này qua một số triệu chứng điển hình:

Bí quyết giúp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa

12:41:43 05/11/2024
Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé dễ khiến trẻ bị khô da hoặc gâ...

Tác dụng bất ngờ của chỉ 10 phút chạy bộ mỗi sáng

11:45:55 05/11/2024
Theo tiến sĩ Buckingham, tác dụng của việc tăng BDNF là tích lũy, nhưng bạn có thể cảm thấy minh mẫn và tỉnh táo hơn chỉ sau vài ngày chạy.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?

11:05:05 05/11/2024
Bỏ bữa nhiều lần dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của cơ thể.

Tránh xa thuốc lá, ngăn ngừa bệnh tật

10:53:09 05/11/2024
Với sự tuyên truyền tích cực của các cán bộ, y, bác sĩ bệnh viện, trên 80% người bệnh đã bỏ thuốc lá thành công, nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe.

Uống cà phê hòa tan mỗi ngày, giảm nguy cơ tiểu đường?

10:46:02 05/11/2024
Cà phê hòa tan được làm từ hạt cà phê nhưng đã loại bỏ hầu hết độ ẩm. Đây là một thức uống được tạo ra bằng cách thêm nước hoặc sữa vào bột cà phê xay. Hai kỹ thuật chính để tạo ra nó là sấy phun và sấy đông lạnh.

Nguyên nhân rụng tóc ở nam

10:43:28 05/11/2024
Bên cạnh đó, các vấn đề về sức khỏe như rối loạn tuyến giáp, thiếu máu, thiếu sắt, chế độ ăn thiếu protein cũng góp phần làm tăng nguy cơ rụng tóc. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng nằm trong nhóm đối tượng dễ bị rụng tóc hơn.

Ngộ độc do tự pha nhầm thuốc diệt kiến để uống

10:40:59 05/11/2024
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhiễm độc thuốc diệt kiến Pyretheroid giờ thứ nhất, chỉ định rửa dạ dày và dùng các thuốc giải độc. Sau 1 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh, các chỉ số sinh tồn ổn định.

Mỗi ngày nên ăn mấy quả táo đỏ khô?

10:38:12 05/11/2024
Viện này khuyến khích người dùng có thể kết hợp táo đỏ với các loại thảo dược khác như cam thảo hoặc gừng, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm thiểu khả năng gây kích ứng dạ dày.

Cẩn trọng với phụ gia thực phẩm

10:35:01 05/11/2024
Với những loại phụ gia thực phẩm là hóa chất, ngay cả khi đã được cho phép cũng nên dùng càng ít càng tốt và nếu không thật sự cần thiết thì không nên dùng.

Viêm màng não mô cầu căn bệnh 'tử vong 24h' làm sao để phòng tránh?

10:32:36 05/11/2024
Trong đó, viêm màng não mô cầu xâm lấn là một dạng viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu gây ra có thể tấn công bất cứ ai. Theo Cục Y tế Dự phòng, ổ chứa của vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là người.

Có thể bạn quan tâm

Cuba chuẩn bị ứng phó bão nhiệt đới Rafael

Thế giới

14:55:19 05/11/2024
Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo tình trạng nước triều dâng nguy hiểm và các cơn sóng gây thiệt hại lớn đối với Quần đảo Cayman, song chưa xác định mức độ ảnh hưởng của cơn bão đến nước Mỹ.

"Chiến thần" mặc đẹp mùa thu đông là Jisoo (BLACKPINK)

Phong cách sao

14:54:30 05/11/2024
Không chỉ sở hữu nhan sắc vạn người mê, gu thời trang của Jisoo còn được xem là sách mẫu mặc đẹp cho phái nữ tham khảo.

Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam

Sao âu mỹ

14:23:36 05/11/2024
Là ông trùm thao túng showbiz nhiều thập kỷ, có lẽ Diddy cũng chẳng thể ngờ có ngày bản thân phải đón sinh nhật phía sau song sắt.

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.

Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng

Netizen

13:51:06 05/11/2024
Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh một cô dâu trong một tiệm váy cưới, gây chú ý vì ngoại hình. Theo đó, khoác lên mình thiết kế váy cưới cúp ngực cô nàng để lộ tấm lưng, bờ vai và đôi tay cơ bắp lực lưỡng.

Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng

Sao việt

13:42:11 05/11/2024
Sau khi đường ai nấy đi với Minh Triệu, Hoa hậu Kỳ Duyên và Đoàn Thiên Ân được cho là đang có mối quan hệ đặc biệt.

Khuyên chân thành: 7 cách thiết kế nhà giúp sống chung với bố mẹ chồng vui vẻ, hòa thuận

Sáng tạo

13:34:07 05/11/2024
Nhà tôi có 7 thiết kế thân thiện với bố mẹ già, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung lại giúp cuộc sống trở nên vui vẻ, dễ dàng.

Lisa bị miệt thị "hư hỏng" vì hở bạo chưa từng thấy, 1 sao nhí phản ứng bất ngờ

Sao châu á

13:24:06 05/11/2024
Hành động của Lil Tay nhận được nhiều sự ủng hộ của cư dân mạng. Đa số đều cho rằng trang phục của Lisa phù hợp với show diễn nội y, và nữ idol không xứng bị mạt sát như vậy.

Giúp da khỏe đẹp với thực phẩm giàu flavonoid

Làm đẹp

13:19:50 05/11/2024
Cách sử dụng tốt nhất để đảm bảo hấp thụ đủ lượng flavonoid là ăn nhiều trái cây tươi, rau quả tươi hàng ngày. Nếu chế biến qua nhiều công đoạn thì hàm lượng flavonoid có thể bị giảm đi.

"Cô gái xấu xí" Minh Khuê nói lý do hiếm hoi nhận lời đóng cảnh nóng 18+

Hậu trường phim

13:07:12 05/11/2024
Trước đây, Minh Khuê từng chia sẻ rất ngại đóng cảnh nóng, thậm chí, cô sẵn sàng từ chối nếu biết vai diễn có những cảnh thân mật về thể xác.

Lý giải sức hút từ bi kịch trong phim kinh dị gắn mác 18+ "Thần dược"

Phim âu mỹ

12:50:36 05/11/2024
Bộ phim kinh dị The Substance (Thần dược) với sự góp mặt của nữ diễn viên kỳ cựu Demi Moore, được gán mác 18+ khi trình chiếu tại Việt Nam.