Bị đồng nghiệp nói ‘làm quá’ vì đeo khẩu trang tại văn phòng
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số nhân viên văn phòng tại Hàn Quốc nói rằng họ bị đồng nghiệp phàn nàn, chỉ trỏ vì đeo khẩu trang tại chỗ làm.
Tại Hàn Quốc, trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng, đeo khẩu trang gần như trở thành bắt buộc trên xe buýt, tàu điện ngầm và các không gian công cộng khác, song vẫn là điều gây tranh cãi tại môi trường công sở.
Một số người cho rằng đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi sẽ bảo vệ bản thân khỏi virus corona, trong khi số khác nhận xét việc che kín mặt là hành động không đúng mực với một nhân viên văn phòng.
Tranh cãi về việc đeo khẩu trang trong văn phòng. Ảnh: Korea Times.
Sau khi đọc một số bài viết về lợi ích của việc đeo khẩu trang, Yoon Hae-rim, nhân viên văn phòng 34 tuổi ở Seoul, đã quyết định sử dụng khẩu trang che kín mũi miệng tại văn phòng, nơi cô phải tiếp xúc với đồng nghiệp và người lạ mỗi ngày.
“Tôi thấy tin tức về các trường hợp được xác nhận nhiễm virus. Nhiều người mắc bệnh có thể vẫn tiếp tục cuộc sống hàng ngày và vô tình lây nhiễm cho người khác. Tôi nghĩ mình nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân cũng như đồng nghiệp”, Yoon nói.
Tuy nhiên, hơn 10 đồng nghiệp đã gặp và nói với Yoon rằng đeo khẩu trang trong văn phòng là “làm quá” vì chưa có bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh nào tại đây. “Cuối cùng, tôi đã tháo khẩu trang ra vì chán ngấy việc phải giải thích với từng người”, Yoon kể.
Trái ngược với câu chuyện của Yoon, một nhân viên văn phòng khác tại Seoul tên Lee Se-joong (38 tuổi) phân vân không biết liệu mình có nên thẳng thừng yêu cầu một cấp dưới gần đây liên tục ho, hắt hơi đeo khẩu trang khi đi làm hay không.
“Tôi biết anh ấy có thể không nhiễm virus corona, nhưng cuối cùng tôi đã miễn cưỡng chạm vào tay nắm cửa mà anh ta cầm trước đó, và thậm chí là phải ăn trưa với anh ấy”, Lee nói.
Video đang HOT
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc. Ảnh: Reuter.
Nhân viên 38 tuổi nói rằng anh không thể bày tỏ suy nghĩ của mình vì sợ bị chỉ trích vì quá nhạy cảm. “Tôi hỏi anh ấy một cách lịch sự: ‘Tại sao anh không đeo khẩu trang?’ trong một cuộc họp, nhưng anh ta chỉ nhún vai và nói ‘Ồ, tôi cảm thấy ngột ngạt khi đeo nó’. Vì vậy, tôi quyết định không nói gì thêm nữa”.
Dù đeo khẩu trang để phòng tránh dịch bệnh vẫn chưa được khoa học chứng minh, các chuyên gia cho rằng đó vẫn là giải pháp hiệu quả trong các không gian như văn phòng hoặc thang máy.
Lee Jae-gap, giáo sư ĐH Hallym, nói: “Có rất ít khả năng virus lây lan qua không khí bên ngoài. Dù có thể ngột ngạt, bạn vẫn nên đeo khẩu trang, đặc biệt khi nói chuyện với ai đó. Bởi vì virus lây lan qua nước bọt tiết ra do ho và hắt hơi, khẩu trang chắc chắn bảo vệ mọi người bằng cách che kín mũi và miệng”.
Tuy nhiên, giáo sư Lee cho rằng giải pháp cơ bản nhất để phòng tránh dịch bệnh là cho phép các nhân viên được nghỉ ngơi hoặc làm việc tại nhà nếu họ cảm thấy không khỏe.
“Tranh cãi về việc đeo hay không đeo khẩu trang ở văn phòng khá vô ích. Mọi người sẽ đều cảm thấy thoải mái khi được nghỉ ngơi lúc mệt mỏi, nhưng thật khó để nhân viên làm như vậy trong văn hóa làm việc tại Hàn Quốc”, ông Lee nói thêm.
Theo Zing
Đường phố vắng tanh tại các thị trấn Italia bị phong toả do Covid-19
Số ca nhiễm tại Italia đã tăng lên hơn 150, trong đó phần lớn tập trung ở vùng Lombardy, khiến Italia trở thành quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19.
Nhiều thành phố và thị trấn đã bị áp lệnh phong toả, với các trường học đều đóng cửa. Nhiều sự kiện công cộng cũng bị huỷ bỏ.
Một người đeo khẩu trang đạp xe trên đường phố vắng lặng tại thị trấn Codogno
Codogno hiện đang bị phong toả do lo ngại về virus
Veneto là một vùng khác cũng bị ảnh hưởng với hàng chục ca nhiễm. Lombardy và Veneto là hai trung tâm công nghiệp lớn của Italia. Hai ngày cuối cùng của Lễ hội Venice, nơi thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới đã bị huỷ.
Lombardy cũng là vùng chứa thành phố trung tâm tài chính và kinh đô thời trang Milan, có dân số 1,4 triệu người. Thị trưởng thành phố Giuseppe Sala đã thông báo rằng tất cả các trường học tại Milan sẽ đóng cửa bắt đầu từ hôm 24/2. Tất cả các trường đại học ở cả Lombardy và Veneto cũng sẽ đóng cửa cho đến đầu tháng 3.
Italia hiện đã ghi nhận 152 ca nhiễm bệnh
Có rất ít người ra đường, và tất cả đều đeo khẩu trang
Các sự kiện thể thao cũng đã bị huỷ tại hai vùng này, bao gồm cả các trận đấu trong giải bóng đá quốc gia Serie A. Nhà thiết kế lừng danh Giorgio Armani cho biết buổi trình diễn thời trang dự kiến diễn ra tại Milan hôm 23/2 đã được thực hiện trong một nhà hát trống trơn, do trước đó ông đã khuyên khán giả và truyền thông không nên có mặt.
Ở Codogno, nơi bệnh nhân đầu tiên được ghi nhận trong ổ dịch phía Bắc, các siêu thị, nhà hàng và cửa hiệu đều đóng cửa, khiến nơi đây trông như một thị trấn ma. Một vài người ra đường đều đeo khẩu trang y tế, thứ hiện đã trở thành một xa xỉ phẩm, Guardian đưa tin.
Cảnh sát canh gác tại một bệnh viện ở thị trấn Schiavonia thuộc vùng Veneto
Trong một sắc lệnh khẩn cấp được phê chuẩn tối muộn hôm 23/2, chính phủ Italia đã thông qua việc áp dụng một số quyền lực đặc biệt để có thể ngăn người dân rời đi hoặc tiến vào các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Thủ tướng Giuseppe Conte cho biết "các biện pháp đặc biệt" đã được áp dụng để đối phó với ổ dịch corona chủng mới lớn nhất tại châu Âu. Được biết, hiện có khoảng 50.000 người đang được chính quyền yêu cầu tự cách ly tại nhà.
Cảnh sát, và cả lực lượng vũ trang nếu cần, sẽ có thẩm quyền thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng các quy định này được tuân thủ nghiêm ngặt.
Bên ngoài một hiệu thuốc ghi thông báo: "Khẩu trang đã bán hết" và "Hiệu thuốc mở cửa cho các trường hợp khẩn cấp nhưng cửa trước sẽ đóng" bằng tiếng Italia
Một vài người dân xếp hàng bên ngoài hiệu thuốc
Dược sĩ đeo khẩu trang bán thuốc cho một khách hàng ở cửa trước của hiệu thuốc
Hiện Italia có tổng cộng 152 ca nhiễm Covid-19, trong đó 4 người đã tử vong. Một số nước châu Âu khác cũng đã ghi nhận các trường hợp nhiễm nhưng với số lượng ít hơn: 16 ca ở Đức, 13 ca ở Anh, 12 ca ở Pháp, 2 ca tại Tây Ban Nha và Bỉ, Thụy Điển và Phần Lan mỗi nước ghi nhận 1 ca.
Một số hình ảnh khác được ghi nhận tại Italia:
Đường phố trống trơn tại Codogno
Một bảng điện tử ở vùng Lombardy khuyến cáo người dân không nên ra ngoài
Người dân Italia đeo khẩu trang khi ra đường
Lực lượng cảnh sát sẽ có thẩm quyền thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng các lệnh phong toả được tuân thủ
Anh Thư
Theo vietnamnet.vn
Hàn Quốc tuyên bố tình trạng đặc biệt với thành phố 2,5 triệu dân vì dịch Covid-19 Hàn Quốc ngày 21.2 tuyên bố thành phố Daegu và các khu vực lân cận là "vùng quản lý đặc biệt" sau khi các ca nhiễm virus Corona bắt nguồn từ thành phố này tăng vọt. Các nhân viên y tế Han Quốc khử trùng trước cửa một nhà thờ ở thành phố Daegu. Theo AP, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Se-kyun nói...