Dịch viêm phổi Vũ Hán đang thay đổi cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc
Gần 2 tuần sau khi Hàn Quốc xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Corona mới, nỗi lo lắng về căn bệnh truyền nhiễm đã đi sâu vào tâm trí của mỗi người dân, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống của người dân nước này.
Học sinh tại một trường trung học ở phía Tây Nam thành phố Gwangju tham dự Lễ tốt nghiệp trong lớp học thay vì ở hội trường. Ảnh: Yonhap News
Lee Ki-eun, mẹ của một b.é gá.i 11 tháng tuổ.i là một trong số những người Hàn Quốc đang vô cùng lo lắng trước mối đ.e dọ.a của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới gây ra.
“Trước đó, tôi đã không quan tâm lắm về sự bùng phát của loại virus này, nhưng nỗi sợ hãi đã bắt đầu xuất hiện trong tôi khi ngày càng nhiều người Hàn Quốc bị nhiễm bệnh”, cô nói.
Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đã xác nhận 11 trường hợp dương tính với chủng virus Corona, bao gồm cả trường hợp bệnh nhân mắc bệnh đầu tiên không đến Vũ Hán tại quốc gia này.
“Tuy rằng tôi không dừng hẳn việc đi dạo cùng con gái, nhưng mỗi khi ra ngoài, tôi luôn đeo khẩu trang cho bé và đi taxi thay vì sử dụng tàu điện ngầm như trước đó”, cô Lee Ki-eun chia sẻ.
Nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ khác cũng đã lên tiếng trước những mối nguy hiểm của loại virus xuất hiện từ thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc.
“Tôi cố gắng tránh những nơi đông người, luôn yêu cầu con trai đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên”, một bà mẹ 34 tuổ.i đến từ Pangyo, phía Nam Seoul nói và cho biết nhiều gia đình khác đã không dám gửi con đến nhà trẻ mà phải cho con ở trong nhà.
Video đang HOT
Việc đeo khẩu trang đã trở thành thói quen của người Hàn Quốc khi dịch bệnh bùng phát. Các hành động như ho và hắt hơi ở nơi công cộng cũng khiến nhiều người xung quanh hoài nghi.
Theo hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc), khi nhu cầu sử dụng tăng cao, phần lớn khẩu trang bán trực tuyến ở Hàn Quốc không còn hàng. Một số doanh nghiệp bán lẻ như E-mart phải giới hạn số lượng mua cho khách hàng để có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Việc mua khẩu trang trở nên khó khăn hơn, một số người tiêu dùng đã phàn nàn rằng người bán hàng đã hủy đơn đặt hàng của họ và tăng giá khẩu trang để thu lợi nhuận trong cơn sốt khẩu trang cháy hàng.
Nhiều người đeo khẩu trang khi tham gia buổi lễ Nho giáo ở trung tâm thành phố Daegu hôm 31/1. Ảnh: Yonhap News
Ngoài các biện pháp phòng ngừa như yêu cầu cách ly người dân trở về từ Trung Quốc, một số trường học còn kéo dài kỳ nghỉ đông để giảm thiểu mức độ tiếp xúc với những người bệnh có khả năng cao nhiễm virus Corona.
Tính đến ngày 31/1, bảy trường tiểu học ở Seoul đã kéo dài kỳ nghỉ đông cho học sinh của mình. Trong đó, 2 trường tiểu học ở phía Nam tỉnh Chungcheong, gần các trung tâm cách ly người Hàn Quốc sơ tán từ Vũ Hán cũng đã sắp xếp lại kỳ nghỉ của họ.
Sự bùng phát của bệnh dịch cũng đang khiến người Hàn Quốc phải thay đổi việc tổ chức 2 dấu mốc quan trọng của họ là ngày khai giảng và lễ tốt nghiệp trong thời gian này.
Một số ít các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên cả nước đã thu nhỏ quy mô buổi lễ tốt nghiệp của mình, bằng cách chỉ tổ chức sự kiện trong lớp học và phụ huynh không được tham dự. Trong khi đó, lễ tốt nghiệp và lễ khai giảng được lên kế hoạch tổ chức trong tháng 2 của nhiều trường đại học cũng có nguy cơ bị hủy bỏ.
Trường Đại học Sungkyunkwan có 2 trụ sở tại Seoul và Suwon là một trong những ngôi trường đã hủy việc tổ chức lễ khai giảng cũng như một số sự kiện chào mừng sinh viên năm nhất.
“Em hiểu quyết định của trường nhưng vẫn cảm thấy buồn. Em đã mong được gặp các sinh viên khác và tìm hiểu về ngôi trường mình bắt đầu theo học, nhưng chúng em sẽ không có cơ hội đó trong năm nay”, Lee, tân sinh viên của trường Đại học Sungkyunkwan chia sẻ.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã khiến nhiều tin tức giả mạo, tin nhắn lừ.a đả.o liên quan đến virus Corona xuất hiện ngày càng nhiều.
Để đối phó với tình hình này, Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp nghiêm khắc như kết hợp với cảnh sát để thắt chặt, giám sát và tiến hành truy quét những tổ chức, các nhân cung cấp thông tin sai lệch gây hoang mang cho người dân.
Hôm 30/1, Tổng thống Moon Jae-in đã kêu gọi người dân “tích cực đứng lên chống lại sự lo lắng thái quá và nỗi sợ hãi mơ hồ”, ông cho rằng việc lan truyền tin tức không chính xác là “hành vi phạm tội nghiêm trọng”.
Tính đến ngày 5/2, tổng số người chế.t do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona ở Trung Quốc đã tăng lên 490 người và ngày càng nhiều nước công bố phát hiện các ca mắc bệnh này. Tuy nhiên, Hàn Quốc thông báo nước này chưa có kế hoạch rút những nhân viên cuối cùng của cơ quan lãnh sự tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCov) gây ra đang tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường.
Hải Vân/Báo Tin tức
Theo Yonhap
Mẹ túc trực ở bệnh viện chống dịch viêm phổi Vũ Hán, con trai ở nhà viết nhật ký: "Mẹ ơi, mẹ có nhớ con không?"
Dòng tự sự của cậu bé khiến ai cũng cảm động trong giai đoạn bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành.
Tờ Chinanews đưa tin, vào ngày 3/2 vừa qua, nhật ký của cậu bé học lớp 4 nói về mẹ là bác sĩ tiề.n tuyến trong chiến dịch chống dịch viêm phổi Vũ Hán đã được chia sẻ khiến nhiều người cảm động. Cậu bé viết: "Mặc dù mẹ đang mặc chiếc áo choàng bảo hộ, đội mũ trên đầu, đeo khẩu trang và kính râm, nhưng con vẫn nhận ra mẹ trong nháy mắt".
Trịnh Trạch Việt, một cậu bé học sinh lớp 4 sống ở Lạc Thanh, Chiết Giang đã ghi những điều muốn nói với mẹ trong nhật ký của mình. "Con thật sự tự hào về mẹ, tự hào vì có một người mẹ dũng cảm như thế. Con mong mẹ khỏe mạnh, sớm trở về nhà, không bị nhiễm bệnh", cậu bé Trịnh trải lòng.
Cậu bé lớp 4 Trịnh Trạch Việt ở Lạc Thanh, Chiết Giang, Trung Quốc.
Mẹ của Trịnh Trạch Việt là bác sĩ tên Diệp Hoa, hiện đang công tác tại Khoa Hồi sức cấp cứu và Chăm sóc sức khỏe của Bệnh viện Nhân dân thành phố Lạc Thanh. Vào trước Tết Nguyên Đán, khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, cô Diệp Hoa đã chia tay gia đình, cùng đồng nghiệp trực tiếp bước ra tiề.n tuyến chống dịch.
Không thể gặp được mẹ, cậu bé đã hỏi rất nhiều câu hỏi trong nhật ký của mình: "Mẹ ơi, mỗi ngày phải làm việc với bệnh nhân bị cách ly, mẹ có mệt không? Mẹ không sợ bị nhiễm bệnh, không sợ đúng không? Mỗi ngày mẹ ở bệnh viện làm việc, mẹ có nhớ con không? Khi nào mẹ có thể về nhà được ạ?".
Nhật ký Trịnh Trạch Việt là dòng tâm sự muốn gửi gắm đến mẹ.
Trong cuộc gọi điện thoại đầu tiên cho mẹ khi hai mẹ con chia tay, Trịnh Trạch Việt đã nhìn thấy được hình ảnh mẹ dựa vào tường và nói chuyện với cậu bé trong sự mệt mỏi. "Mẹ ơi, mẹ phải nhớ chăm sóc bản thân mình nhé! Mẹ biết không? Thật ra lúc nói chuyện với mẹ, con muốn khóc lắm, rất muốn, nhưng con sợ mẹ bị kích động, con biết rằng con mà khóc thế nào mẹ cũng sẽ lo lắng", cậu bé viết trong nhật ký.
Cuối nhật ký, Trịnh Trạch Việt đã viết ra những gì muốn nói với mẹ: "Mẹ ơi, mẹ yên tâm nhé, con đã làm bài tập về nhà mùa đông một cách nghiêm túc. Con rất nghe lời bà và giúp bà chăm sóc Tiểu Bảo. Mọi người ở nhà đều ổn cả mẹ. Virus ở xa nhà mình lắm, mẹ không phải lo lắng gì cả mẹ nhé!".
Nguồn: Chinanews/VTC
Giữa tâm dịch viêm phổi Vũ Hán, nghị sĩ Hàn Quốc đề xuất cách chào hỏi mới là "bắ.n tim" gây chú ý với cộng đồng mạng Ông Shin Sang-jin mới đây đã nghĩ ra cách chào hỏi mới giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Với 213 người chế.t và hơn 9.600 người nhiễm virus, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan nhanh với tốc độ chóng mặt, đ.e dọ.a sức khỏe con người trên khắp thế giới. Ở Hàn Quốc, tính đến ngày 31/1, cơ quan chức...