Bỉ đóng cửa lò phản ứng hạt nhân gần biên giới với Đức
Bỉ đã quyết định ngày 31/1 đóng cửa lò phản ứng hạt nhân Tihange 2 ở cách biên giới với Đức chỉ 50 km.
Nhà máy điện hạt nhân Tihange ở tỉnh Liege, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Lò phản ứng 40 năm tuổi này đã gây tranh cãi giữa Bỉ và Đức trong nhiều năm qua. Giới chức Đức kêu gọi đóng cửa lò phản ứng Tihange 2 do những quan ngại về an ninh sau khi phát hiện hàng nghìn vết rạn bằng sợi tóc trong các bình áp suất.
Phát biểu với truyền thông địa phương sau khi Bỉ quyết định đóng cửa lò phản ứng này, Bộ trưởng Môi trường Đức Steffi Lemke bày tỏ hoan nghênh, nhấn mạnh “việc đóng cửa nhà máy này sẽ tăng cường đáng kể an ninh ở hai nước”.
Tihange 2 là lò phản ứng hạt nhân thứ hai mà Bỉ cho dừng hoạt động trong 4 tháng qua, trong khuôn khổ kế hoạch của nước này dần từ bỏ điện hạt nhân vào năm 2025 theo luật định từ năm 2003. Tuy nhiên, năm ngoái, Bỉ đã quyết định trì hoãn mục tiêu này thêm 10 năm nữa, trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao liên quan xung đột tại Ukraine.
Video đang HOT
Nhưng đồng thời nhà chức trách bỉ cũng thúc đẩy việc đóng cửa 2 trong số các lò phản ứng lâu đời nhất nước này, theo đó một lò phản ứng khác tại nhà máy Doel, gần Antwerp, dự kiến đóng cửa vào tháng 9 tới.
Tháng 1/2023, Bỉ công bố thỏa thuận với công ty năng lượng Engie của Pháp gia hạn hoạt động của 2 lò phản ứng khác thêm 10 năm. Khoảng 50% nhu cầu điện năng của Bỉ phụ thuộc vào các lò phản ứng hạt nhân.
Bỉ ngừng hoạt động lò phản ứng nhân đầu tiên bất chấp khủng hoảng năng lượng ở châu Âu
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra, Bỉ vẫn quyết định ngừng hoạt động một lò phản ứng hạt nhân.
Bỉ quyết định ngừng hoạt động lò phản ứng nhân đầu tiên. Ảnh: EPA
Trang tin châu Âu EURACTIV.com dẫn lời Peter Moens, Giám đốc Nhà máy Điện hạt nhân Doel, cho biết theo luật của Bỉ về loại bỏ hạt nhân, một lò phản ứng thuộc nhà máy điện hạt nhân Doel sẽ ngừng hoạt động sau 40 năm đưa vào khai thác.
Vào những năm 1960, Bỉ đã chọn năng lượng hạt nhân để sản xuất một phần điện năng do không còn khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng chỉ bằng nhiên liệu hóa thạch. Do đó, bốn lò phản ứng hạt nhân đã được xây dựng ở Doel và 3 lò ở Tihange. Hai nhà máy điện này đại diện cho 50% lượng điện tiêu thụ hàng năm của Bỉ, tương đương 42 tỷ kWh.
Lò phản ứng Doel 1 bắt đầu hoạt động vào đầu năm 1975 và cuối năm đó là Doel 2. Doel 3 được khởi động vào năm 1982, trong khi Doel 4 được hoàn thành vào giữa năm 1985.
Ngày 23/9, Doel 3 sẽ bị ngắt khỏi lưới điện của Bỉ. Đây là lần đầu tiên một lò phản ứng ngừng hoạt động ở Bỉ và diễn ra trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng vọt và trước một mùa Đông khó khăn.
Ông Moens nói: "Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc này trong 4 năm".
Doel 1 và 2, những nơi được cho là sẽ ngừng hoạt động trước đó, nhưng được kéo dài thêm 10 năm và hiện dự kiến đóng cửa vào năm 2025.
Bỉ đã đồng ý kéo dài hoạt động của Doel 4 thêm 10 năm sau khi nó dự kiến đóng cửa vào năm 2025.
Trước cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, đã có các cuộc thảo luận trong Chính phủ Bỉ để hoãn việc chuẩn bị cho việc tháo dỡ Doel 3 nhằm sẵn sàng khởi động lại nó nếu cần thiết.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bỉ Annelies Verlinden đã yêu cầu FANC (Cơ quan Liên bang về Kiểm soát Hạt nhân) báo cáo về khả năng hoãn các hoạt động tháo dỡ, nhằm theo gương của Đức, nước đã quyết định giữ lại hai nhà máy điện hạt nhân lớn để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho đến mùa Xuân năm sau.
Về lý thuyết, một sự trì hoãn là có thể. Khi Doel 3 bị ngắt kết nối với lưới điện, giai đoạn tháo dỡ sẽ diễn ra sau khoảng thời gian từ 5 đến 6 năm để các phần tử nhiên liệu được làm mát và cơ sở hạ tầng được khử nhiễm để loại bỏ tất cả các hạt phóng xạ.
Ông Moens giải thích: "Không có hoạt động nào về mặt kỹ thuật không thể đảo ngược diễn ra trong giai đoạn 5 - 6 năm này".
Tuy nhiên, việc trì hoãn hoặc đảo ngược quy trình đã được chuẩn bị trong 4 năm sẽ là "không khôn ngoan và cũng không nên" vì các lý do kỹ thuật cũng như tổ chức, ông Moens lưu ý. Ví dụ, việc đặt hàng nhiên liệu sẽ mất 36 tháng và đào tạo người vận hành để vận hành Doel sẽ mất ba năm.
Trước đó hôm 22/9, Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Tinne van der Straeten bảo vệ việc đóng cửa lò phản ứng, nói rằng công suất sản xuất sẽ vẫn đủ.
Người Đức nhận khuyến cáo chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp về hạt nhân Theo kênh truyền hình RT, bà Inge Paulini, Chủ tịch Văn phòng Liên bang Bảo vệ Bức xạ, ngày 28/12 đã cảnh báo người dân ở Đức phải chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về hạt nhân. Nhà máy nhiệt điện than Neurath tại Garzweiler, Đức. Ảnh: AFP Trả lời phỏng vấn tờ báo của tập đoàn truyền thông Funke, bà...