Bị đinh 12cm xuyên qua phổi, đâm vào tuỷ sống
Các bác sĩ Việt Nam đã phẫu thuật thành công ca bệnh khó, thế giới chưa quá 12 trường hợp.
Chiếc đinh trong cơ thể bệnh nhân
Sau lần phẫu thuật cố định xương, dù các bác sĩ định rút chiếc đinh 12 cm đinh cố định nhưng không được vì đinh trôi quá sâu. Bệnh nhân cũng chủ quan, không đi rút đinh nữa. Anh này sống 6 tháng cùng chiếc đinh trong cơ thể nhưng không biết bản thân có nguy cơ bị liệt nửa người.
Trước đó hơn một năm, bệnh nhân N.H.T (42 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) bị ngã, đã mổ xuyên đinh để cố định xương gẫy. Sau mổ 6 tháng xương đã liền bệnh nhân đã đi rút đinh gắn xương tại bệnh khác nhưng ko rút được vì đinh trôi quá sâu.
Bệnh nhân chủ quan nên về không đi rút đinh nữa, đến khi đi khám rút đinh tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, các bác sĩ thấy đinh đã trôi tuột ra khỏi xương và chui vào tuỷ sống.
Tuy nhiên, may mắn khi bệnh nhân chưa có bất cứ dấu hiệu liệt do tổn thương tuỷ sống.
Đây được đánh giá là ca bệnh cực kì hiếm, sau khi hội chẩn xin ý kiến nhiều chuyên gia, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân.
Các bác sĩ quyết định sử dụng phương pháp mổ nội soi để rút đinh thay vì mổ mở vào lồng ngực như các tác giả nước ngoài.
Video đang HOT
Tận dụng lợi thế phẫu thuật nội soi ít gây tổn thương thêm cho các phần mềm xung quanh và hình ảnh qua camera đc phóng to giúp kiểm soát chảy máu và kiểm soát tổn thương tuỷ sống, dò dịch não tuỷ dễ dàng hơn.
Chiếc đinh 12 cm được phẫu thuật thành công
Sau 20 phút vô cùng căng thẳng, chiếc đinh được gỡ ra khỏi nhu mô phổi và nhẹ nhàng rút ra khỏi tuỷ sống một cách an toàn. Không gây tổn thương tuỷ sống và hệ thống mạch máu xung quanh tuỷ. Lỗ rút đinh chảy 1 chút dịch não tuỷ được bịt kín lại.
Các bác sĩ phải đợi bệnh nhân tỉnh táo trở lại để kiểm tra các dấu hiệu thần kinh mới kết luận và thông báo cho người nhà biết ca mổ đã thành công. Tuy còn phải theo dõi sau mổ thêm 1 thời gian nhưng với thành công bước đầu như vậy đã có thể gọi là 1 kì tích thần kì
Bác sĩ Trần Trung Kiên – Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết: “Đây là 1 ca mổ rất hi hữu và vô cùng khó khăn nguy hiểm, chỉ một động tác sai, sơ sảy là bệnh nhân có thể liệt hoàn toàn 2 chi dưới. Nguy cơ chảy máu do tổn thương các mạch máu lớn trong khoang màng phổi là rất cao”.
Qua ca mổ này, kíp phẫu thuật cũng khuyến cáo các bác sĩ nên thận trọng khi chỉ định mổ gãy xương đòn. Các bệnh nhân đã mổ gãy xương đòn nên đi khám kiểm tra định kì và rút đinh sớm, tránh để xảy ra những biến chứng đáng tiếc.
Theo www.giadinhmoi.vn
Đâu là lý do khiến bạn nổi cáu khi đói? Kiểm soát cơn "thịnh nộ" khi đói như thế nào?
Khi đói tâm trạng bạn thế nào? Dễ giận dữ, cáu gắt với người khác, xử lý công việc kém hiệu quả... Vậy đâu mới là lý do khiến bạn nổi cáu khi đói?
Bạn đã bao giờ nổi cáu với ai đó khi đang đói? Đây là một hiện tượng bình thường hầu như ai cũng gặp phải, nguyên nhân là do sự sụt giảm đường huyết và sự kiểm soát của gen.
Sự kiểm soát của gen
Một lý do nữa cho thấy sự liên quan giữa cơn đói và giận dữ là cả hai đều được kiểm soát bởi các gen. Sản phẩm của một gen như vậy là neuropeptide Y, một hóa chất não tự nhiên được tiết ra trong não bộ của bạn khi đói. Nó kích thích hành vi phàm ăn thông qua kích hoạt nhiều cảm thụ quan trong não bộ, kể cả cảm thụ quan có tên gọi Y1.
Bên cạnh hoạt động trong bộ não để kiểm soát cơn đói, neuropeptide Y và cảm thụ quan Y1 điều chỉnh sự giận dữ hoặc gây hấn. Những người sở hữu lượng neuropeptide Y cao trong dịch não tủy của họ cũng có xu hướng thấy sự dễ nổi giận một cách bất ngờ. Như vậy có thể thấy có nhiều cơ chế sinh học khiến bạn dễ nổi cáu khi đói. Những người "hanger" chắc chắn có một cơ chế sinh tồn có lợi cho cả con người và những động vật khác vì nếu các sinh vật bị đói vẫn giữ được thái độ bình tĩnh và để các cá thể khác ăn chúng trước thì sẽ dễ dẫn đến việc loài của chúng chết dần chết mòn.
Mặc dù nhiều yếu tố thể chất góp phần dẫn đến sự giận dữ, bực bội khi đói nhưng yếu tố tâm lý xã hội cũng có tác động không nhỏ. Chẳng hạn như nền văn hóa ảnh hưởng đến việc bạn bộc lộ sự gây hấn trực tiếp hay gián tiếp.
Cách dễ dàng nhất để tránh rơi vào tình trạng quá đói dẫn đến mất kiểm soát về tâm lý và hành vi đó là lót dạ bằng đồ ăn có đường hay tinh bột như chocolate, khoai tây nhằm kéo lại lượng glucose đang xuống dốc nhanh chóng. Ăn ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy cơn đói. Đặc biệt đối với những người ăn chay trường hoặc đang trong chế độ ăn giảm cân, cần phải được sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để tránh tình trạng giảm đường huyết trầm trọng trong thời gian dài.
Đường huyết giảm
Theo các chuyên gia, carbonhydrate, protein và các chất béo sẽ được tiêu hóa thành đường glucose, axit amin và axit béo tự do. Những chất dinh dưỡng này đi vào trong máu rồi đến các cơ quan nội tạng, mô và chuyển hóa thành năng lượng.
Các chất dinh dưỡng tuần hoàn trong máu bắt đầu giảm theo thời gian. Nếu nồng độ đường glucose trong máu giảm quá mức, bộ não sẽ cảm nhận điều đó như một tình huống nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng.
Bên cạnh đó, không giống hầu hết các cơ quan trong cơ thể có thể sử dụng các dưỡng chất khác nhau để duy trì chức năng hoạt động, bộ não lại hoàn toàn phụ thuộc vào glucose để có thể hoạt động.
Lúc này, bạn có thể thấy khó tập trung, dễ phạm phải các sai lầm ngớ ngẩn, đột nhiên bị nói nhịu, lẫn lộn hoặc cáu bẳn, xấu tính.
Ngoài ra, cảm giác đói là cách cơ thể cố gắng chống lại lượng đường huyết thấp. Não gửi tín hiệu đến các cơ quan nhất định để cố gắng nâng khả năng chịu đói, kích thích tuyến thượng thận tiết ra adrenalin, ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta.
Lượng đường huyết thấp và sự tức giận có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Một nghiên cứu trên trang Mental Floss năm 1984 đã chứng minh rằng, bạo lực có thể xảy ra ở những người có vấn đề về đường huyết.
Hãy biết cách để kiểm soát cơn thịnh nộ mỗi khi cơn đói "ùa về" nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Khám phá ra phân tử tiêu diệt tế bào ung thư não tích cực nhất Một loại phân tử đặc biệt tác động đến các tế bào u nguyên bào và các khối u não ác tính để ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt chúng. Một tế bào ung thư não - Ành: Depositphotos/Vtanovski "Khi bắt đầu những thí nghiệm này trên loài chuột, chúng tôi nghĩ rằng KHS101 sẽ đơn giản làm chậm sự tăng...