Bị điếc sau khi mắc Covid-19 nhẹ
Meredith Harrell bất ngờ ù tai phải rồi mất thính lực. Một tuần sau, cô đi kiểm tra và phát hiện mắc Covid-19.
Bác sĩ chuyên khoa tai giải thích rằng nCoV có khả năng là “thủ phạm”, mặc dù cô không thấy mệt mỏi hay khởi phát triệu chứng.
Virus sởi, quai bị và viêm màng não là “thủ phạm” gây mất thính lực đột ngột, và ngày có nhiều bằng chứng cho thấy nCoV cũng có thể nằm trong danh sách này.
Tiến sĩ Matthew Stewart, phó giáo sư tai – mũi – họng tại trường y Johns Hopkins, cho biết ngày càng nhiều bệnh nhân mất thính lực do mắc Covid-19. Hiện chưa có thống kê cụ thể, tuy nhiên có một vài nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan.
Trên tạp chí thính học quốc tế, nhóm nghiên cứu ở Manchester, Anh, đã công bố kết quả khảo sát thính lực của 138 người mắc Covid-19 sau xuất viện 8 tuần. 13% bệnh nhân báo cáo nghe kém và ù tai. Các bác sĩ chưa thể khẳng định về khả năng nCoV tấn công tai trong, bởi thủ thuật sinh thiết nguy hiểm và ảnh hưởng.
Một nghiên cứu khác được báo cáo trên tạp chí JAMA về tai mũi họng và phẫu thuật vùng đầu cổ do Stewart và đồng nghiệp thực hiện. Các nhà nghiên cứu đã khám nghiệm tai của 3 người tử vong bởi Covid-19. Kết quả chỉ ra hai trong ba bệnh nhân có nCoV ở tai giữa và xương chũm. Một xương nhỏ nằm phía sau vành tai.
Stewart nghi ngờ nCoV rất có thể còn nguy hiểm hơn một vài virus được biết trước đây gây điếc đột ngột. Ông cho rằng virus gây ra cục máu đông trong cơ thể, và có khả năng xảy ra tại “các mạch máu cực nhỏ” ở tai trong.
Kevin Munro, một nhà khoa học thính học cũng là đồng tác giả của nghiên cứu tại Manchester, đồng tình với giả thuyết của Stewart. Ông cho biết ” các mao mạch của tai trong nhỏ nhất trong cơ thể, nên rất dễ tắc nghẽn”.
Video đang HOT
Munro cùng với cộng sự tại Đại học Manchester lên kế hoạch nghiên cứu mở rộng về mất thính lực ở bệnh nhân Covid-19. Cho đến nay, họ chưa chắc chắn nguyên nhân có bệnh nhân điếc bởi Covid-19 trong khi có người lại không ảnh hưởng. Munro và Stewart cho rằng uống thuốc steroids liều cao có thể điều trị những bệnh nhân này.
Liam, một sinh viên 23 tuổi, mất đến 80% thính lực tai trái sau khi mắc Covid-19, hồi tháng 6. Liam có triệu chứng sốt, đau đầu và mệt mỏi trong nhiều tuần. Sau khi khỏe hơn, anh bất ngờ mất thính lực và ù tai.
Munro và Stewart đã điều trị cho Liam, sau một đợt dùng steroid anh đã có thể nghe thấy mọi thứ ngoại trừ âm thanh cao. Thêm vào đó, triệu chứng ù tai có thể không biến mất. Liam cảm thấy mọi chuyện thật kinh khủng
Steroids không có hiệu quả với Harrell. Các bác sĩ cho rằng tai phải của cô không thể hồi phục và cần thiết bị trợ thính, ù tai vẫn tiếp tục.
Meredith Harrell cùng con trai Mason, cả gia đình cô mắc Covid-19 hồi tháng 7/2020. Ảnh: CNN
Harrell nhớ lại, có một người bạn đến thăm và họ cùng nhau ra ngoài vào cuối tháng 6. Vài ngày sau, bạn của Harrell gọi điện thông báo mình đã tiếp xúc với người mắc Covid-19. Harrell liền báo gia đình đi xét nghiệm kiểm tra. Chồng cô đã xuất hiện tức ngực vài ngày, còn 2 đứa con không có triệu chứng.
Harrell nói “Tôi không thấy mệt, nhưng vẫn chịu những ảnh hưởng bởi Covid-19″. Và cô mong mọi người hãy đề phòng, không nên xem nhẹ như trò đùa.
Ung thư tuyến tiền liệt không còn đáng sợ
Ung thư liệt tuyến tiền liệt (TTL) là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nam giới. Đây là bệnh khá nguy hiểm, gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo của nam giới, có chức năng quan trọng đối với quá trình sinh sản, vì đây là bộ phận sản sinh ra tinh dịch và vận chuyển tinh trùng. Ung thư TTL hình thành do tế bào TTL phát triển không bình thường hoặc mất kiểm soát.
Mặc dù nguyên nhân gây ra ung thư TTL hiện chưa được làm rõ, nhưng theo một số nghiên cứu, ung thư TTL bị ảnh hưởng bởi gene và chế độ ăn của người bệnh. Những người ăn nhiều chất béo sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Giai đoạn I: Mô ung thư chỉ được phát hiện ở TTL, trông giống như một mô TTL bình thường.
Giai đoạn II: Khối u có thể phát hiện thông qua thăm khám trực tràng, sinh thiết hay xét nghiệm PSA trong máu. Ở giai đoạn này các tế bào ung thư chưa có dấu hiệu di căn sang các bộ phận khác, nhưng đã có dấu hiệu phát triển nhanh hơn giai đoạn I.
Giai đoạn III: Tế bào ung thư đã xâm lấn sang các mô xung quanh TTL, ngoài ra có thể lây lan sang túi tinh.
Giai đoạn IV: Tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, trực tràng, bàng quang hay thậm chí tới các bộ phận xa như xương, gan, phổi.
Ung thư TTL nếu được phát hiện và điều trị đúng cách có thể chữa khỏi.
Ung thư TTL tuy phát triển chậm nhưng bệnh có thể di căn lan sang các khu vực khác đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết. Phần lớn người bệnh khám và phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn do ung thư TTL cũng có những triệu chứng tương tự như các bệnh khác như bệnh tăng sản TTL lành tính. Thông thường ở giai đoạn đầu ung thư TTL hầu như không có triệu chứng. Nó chỉ được phát hiện khi chẩn đoán có PSA cao trong lần khám bệnh định kỳ.
Giai đoạn đầu một số biểu hiện của ung thư TTL như: Các biểu hiện thể hiện sự xâm lấn hoặc chèn ép gây tắc thấp đường tiết niệu: đái khó, đái dắt, đái máu, đôi khi bí đái. Đôi khi có biểu hiện tắc niệu quản. Hiếm gặp hơn, có thể có biểu hiện chèn ép, gây tắc nghẽn ở trực tràng hoặc cương đau dương vật, xuất tinh ra máu.
Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện như: Di căn xương: đau xương, gãy xương bệnh lý... Các hội chứng về thần kinh do u di căn đốt sống gây chèn ép tủy sống: yếu liệt hai chi dưới, liệt nửa người... Muộn hơn có thể gặp di căn não, phổi, gan, dạ dày, tuyến thượng thận, xuất huyết tiêu hóa. Hội chứng cận ung thư: Hội chứng Cushing, hội chứng kháng hormon chống bài niệu, hội chứng tăng hoặc giảm can xi huyết. Hội chứng thiếu máu, đông vón nội mạc rải rác.
Ung thư TTL đôi khi tiến triển trên nhiều người bệnh rất âm thầm không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu thấy những dấu hiệu sau, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để được thăm khám, tư vấn kịp thời: Cảm thấy mắc tiểu thường xuyên hay bất thình lình. Thấy tiểu tiện khó khăn (ví dụ khó tiểu khi bắt đầu hay không tiểu được khi mắc tiểu hay nước tiểu chảy ra yếu). Khó chịu khi đi tiểu, thấy có máu trong nước tiểu hay tinh dịch, đau ngang thắt lưng, bắp vế hay hai bên hông...
Thông thường, bệnh phát triển chậm trong giai đoạn đầu, nếu phát hiện và điều trị sớm người bệnh có thể sống được nhiều năm, thậm chí có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển biến sang mức độ nặng thì tốc độ phát triển bệnh rất nhanh chóng, thậm chí có thể gây tử vong.
Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu bất thường, nam giới nên đi khám ngay, để có chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời. Có nhiều phương pháp điều trị ung thư TTL, tùy từng trường hợp, tùy từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ lựa chọn, kết hợp các phương pháp khác nhau nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị. Giới y khoa khuyến cáo nam giới ở độ tuổi sau 40 nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe của mình trước căn bệnh ung thư TTL bởi càng phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao.
Sử dụng tăm bông ngoáy tai và mất thính lực, người phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư sau 3 tháng chịu đựng những cơn ngứa Sau 3 tháng chịu đựng cảm giác ngứa tai, bà Diệu đã đến bệnh viện tái khám. Mới đây, bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Taichung Armed Forces General Hospital, chia sẻ về trường hợp bà Diệu (50 tuổi) sống tại Đài Loan. Bà Diệu thường có thói quen sử dụng tăm bông lấy ráy tai. Một hôm,...